Giới phân tích nhận định về các cuộc tập trận với tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc
Sau khi theo dõi hai cuộc tập trận lớn gần đây với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và Sơn Đông, các nhà phân tích cho rằng quân đội Trung Quốc đã tăng cường năng lực đưa sức mạnh Hải quân vào sâu hơn trong Thái Bình Dương.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu nhóm tàu tấn công trong đó có tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Anshan và Wuxi cùng tàu khu trục tên lửa dẫn đường Chengdu, tàu hộ vệ Zhaozhuang và tàu tiếp tế Hulunhu vào ngày 16/12/2022 đã đi vào phía Tây Thái Bình Dương, qua eo biển Miyako của Nhật Bản. Đến ngày 1/1/2023, nhóm chiến hạm này quay trở lại biển Hoa Đông.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn nhận định của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đánh giá trong 2 tuần tập trận, nhóm chiến hạm Trung Quốc đã diễn tập bay và thao tác hải quân, trong đó có 320 lần chiến đấu cơ và trực thăng cất cánh, hạ cánh. Điều đó cho thấy “tỷ lệ xuất kích” là khoảng 20 cuộc mỗi ngày.
Trong một diễn biến khác, tàu sân bay Sơn Đông đã tham gia huấn luyện tại một địa điểm không công bố ở Biển Đông. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã trình chiếu hình ảnh một tàu khu trục và tàu hỗ trợ đi kèm tàu sân bay Sơn Đông. Một số chiến đấu cơ J-15 đã luyện tập cất cánh và hạ cánh trên boong tàu Sơn Đông. CCTV đưa tin nhóm chiến hạm còn luyện tập ứng phó khẩn cấp và diễn tập kiểm soát thiệt hại.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Timothy Heath tại Rand Corporation (Mỹ) nhận định số lần cất cánh và hạ cánh cho thấy năng lực hoạt động của hải quân của Trung Quốc đã cải thiện đáng kể. Ông nói: “Đối với Trung Quốc, tỷ lệ xuất kích 10 lần mỗi ngày cho thấy sự nâng cấp đáng kể. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn chặng đường dài mới bắt kịp Hải quân Mỹ. Một ví dụ là tàu sân bay Mỹ có thể duy trì tỷ lệ xuất kích 160 lần mỗi ngày”.
Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2035 sở hữu 6 nhóm tác chiến tàu sân bay. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Liêu Ninh vốn là hàng không mẫu hạm Varyag lớp Đô Đốc Kuznetsov chưa kịp hoàn thiện. Trung Quốc mua lại tàu Varyag từ Ukraine trong năm 1998 và cải biên, trang bị lại thành tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc mang tên Sơn Đông. Đây cũng là hàng không mẫu hạm sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc và đã hoàn tất quá trình thử nghiệm trong năm 2020. Cả tàu Liêu Ninh và Sơn Đông đều hoạt động bằng nhiên liệu diesel.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lần đầu tiến gần đảo Guam
Gần đây, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên được phát hiện di chuyển gần đảo Guam, một nút quân sự quan trọng trong chuỗi đảo của Mỹ.
Tàu sân bay Liêu Ninh (bên trái) đang nhận tiếp tế trong chuyến diễn tập chiến đấu trên biển. Ảnh: Xinhua
Tờ Global Times trích dẫn lời các nhà phân tích đánh giá về động thái tiếp cận Guam của tàu Liên Ninh trong quá trình tập trận ở Tây Thái Bình Dương.
Tờ báo này coi đây là tín hiệu cho thấy tàu sân bay này sẵn sàng bảo vệ Trung Quốc trước các vụ tấn công tiềm tàng của Mỹ được phát động từ đảo Guam.
Nhật Bản đã cập nhật các hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong thông cáo báo chí hôm 28/12.
Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã phát hiện tàu sân bay này, tàu khu trục lớn Type 055 Vô Tích, tàu khu trục Type 052D Thành Đô, tàu khu trục nhỏ Type 054A Tảo Trang và tàu tiếp tế toàn diện Type 901 Hô Luân Hồ đang thực hiện hành trình ở Tây Thái Bình Dương kể từ khi tiến vào khu vực này hôm 16/12.
Theo thông cáo báo chí của Nhật Bản, Liêu Ninh đã tổ chức cho khoảng 260 chiến đấu cơ và máy bay trực thăng hạ cánh và cất cánh trong khoảng thời gian vừa qua.
Đính kèm bản đồ đánh dấu các tuyến đường của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh từ ngày 17/12 đến ngày 27/12, hãng Kyodo News cho biết trong ba ngày từ 23 - 25/12, nhóm tàu của Trung Quốc đã đi sâu hơn về phía Nam của Tây Thái Bình Dương, đến vùng biển phía Tây đảo Guam, rồi quay trở lại vùng biển phía Đông đảo Đài Loan và phía Nam Nhật Bản từ ngày 25 - 26/12.
Giới quan sát cho biết đây dường như là lần đầu tiên tàu Liêu Ninh tiếp cận đảo Guam.
Theo các chuyên gia, đảo Guam là nơi đóng quân của Không quân Mỹ, cũng như đặt căn cứ máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, đồng thời được coi là một nút quan trọng chiến lược chuỗi đảo để kiềm chế Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping nói với Global Times rằng Mỹ đang xây dựng một nhóm các căn cứ quân sự ở Guam, Nhật Bản và Australia nhằm vào Trung Quốc, trong đó Guam là căn cứ hoạt động tiền phương cốt lõi có tất cả các loại quân chủng.
Ông Song tin rằng các cuộc tập trận của tàu Liêu Ninh ở Tây Thái Bình Dương rõ ràng mang mục tiêu chiến thuật, vì nó phô trương sức mạnh của đội tàu chiến Trung Quốc trong việc giành ưu thế trên không và kiểm soát vùng biển xa.
Tiêm kích J-15 Trung Quốc dùng động cơ nội địa thay cho loại của Nga Hình ảnh về những tiêm kích J-15 mới của Trung Quốc cho thấy chúng được trang bị động cơ nội địa thay vì loại do Nga sản xuất. Một tiêm kích J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: AP Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vào ngày 24/11 đã trình chiếu cảnh dây chuyền sản...