Giới phân tích Mỹ: Ông Biden đã thất bại
Các nhà phân tích chính trị Mỹ nhận định rằng Washington thực chất không kỳ vọng Bắc Kinh sẽ rút lại vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông sau chuyến công du của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4.12, tờ The Wall Street Journal (Mỹ) nhận định.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) được cho là đã thân thiết với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ lâu – Ảnh: Reuters
Buổi trò chuyện kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ giữa Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào hôm 4.12 đã không đưa ra các bình luận công khai về vùng phòng không mới của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông.
The Wall Street Journal vào ngày 5.12 dẫn lời một nguồn tin có mặt tại cuộc gặp gỡ khẳng định cả hai nhà lãnh đạo đều không đề cập trực tiếp đến vùng phòng không mới của Trung Quốc.
Nhưng ông Biden và ông Tập có nhắc đến chuyện này trong cuộc gặp và buổi ăn tối vào hôm 4.12.
Trong cuộc gặp gỡ, phó tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh rằng Washington “không công nhận” vùng phòng không mới của Trung Quốc.
Ông Biden cũng yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc tránh làm những hành động có thể dẫn đến đối đầu với Nhật Bản và các nước khác, một quan chức Mỹ tiết lộ với The Wall Street Journal.
Video đang HOT
Ông Tập đáp lại bằng cách giải thích về vị thế của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, nhưng không đưa ra bất kỳ ý gì về việc sẽ bãi bỏ vùng này. Ông Tập chỉ nói Trung Quốc “tiếp nhận” yêu cầu của Mỹ, nguồn tin của tờ báo Mỹ cho biết thêm.
Các đồng minh của chúng ta đang kỳ vọng một điều gì đó mạnh mẽ hơn thế và tôi nghĩ họ có lẽ sẽ cảm thấy rằng họ sắp phải tự đối phó một mình.
Chuyên gia phân tích
Michael Auslin, Viện Doanh nghiệp Mỹ
Giới quan sát phân tích rằng Washington cũng không kỳ vọng ông Tập sẽ xóa vùng phòng không mới trước khi ông Biden rời Trung Quốc để sang Hàn Quốc.
“Tôi không nghĩ người Mỹ có ý tưởng rằng phó tổng thống sẽ quay về từ châu Á và thấy vùng phòng không được xóa bỏ”, Julianne Smith, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, nhận định.
“Cái họ muốn là bắt đầu một cuộc đối thoại mặt đối mặt”, bà Smith nói.
The Wall Street Journal nhận định ông Biden đã cố dựa vào quan hệ ngoại giao cá nhân để giải quyết cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông và tạo ra một hướng mới trong cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh.
Những người thân cận với ông Biden khẳng định ông đã thiết lập được một mối quan hệ vững mạnh với ông Tập trong nhiều năm qua và đã tận dụng mối quan hệ này trong cuộc gặp gỡ và ăn tối với lãnh đạo Trung Quốc hồi hôm 4.12.
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích đã tỏ ra hoài nghi về tính đúng đắn của cách thức mà phó tổng thống Mỹ đã chọn để áp dụng cho chuyến thăm quan trọng như thế này.
“Nếu xét theo cách thức ngoại giao thông thường, ông ấy đã làm tốt nhiệm vụ, nhưng đây không phải là tình huống ngoại giao thông thường”, ông Michael Auslin, thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết.
“Nhưng các đồng minh của chúng ta đang kỳ vọng một điều gì đó mạnh mẽ hơn thế và tôi nghĩ họ có lẽ sẽ cảm thấy rằng họ sắp phải tự đối phó một mình”, chuyên gia phân tích này cho hay.
Theo TNO
Phó tổng thống Mỹ đến châu Á bàn về vùng phòng không
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua bắt đầu chuyến công du châu Á trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trong khu vực sau khi Trung Quốc công bố vùng phòng không mới trên biển Hoa Đông.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh
Khi dừng chân ở Bắc Kinh, ông Biden sẽ thảo luận về "các vấn đề đáng quan ngại, bao gồm căng thẳng trong khu vực", AFP dẫn thông báo của Nhà Trắng cho hay.
Các quan chức cấp cao cho biết phó tổng thống Mỹ có kế hoạch chuyển tải "mối quan ngại" của Washington về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc và tìm kiếm mục đích thực sự của động thái này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước đó nói rằng ông sẽ thảo luận về vùng phòng không của Trung Quốc với ông Biden tại Tokyo, sau khi các bên có cách phản ứng riêng về vấn đề.
Ngoài ra, chuyến thăm tới Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc được dự kiến sẽ nhấn mạnh "sự hiện diện của Washington như một cường quốc ở Thái Bình Dương và khẳng định cam kết về chính sách đối ngoại hướng đến châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ", thông báo nói thêm.
Bắc Kinh hôm 23/11 tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Theo đó, các máy bay phải cung cấp thông tin khi đi vào vùng này, nếu không Trung Quốc sẽ áp dụng các "biện pháp phòng vệ".
Tokyo yêu cầu các hãng hàng không Nhật không thông báo kế hoạch bay cho Bắc Kinh, nhưng Washington lại khuyên các máy bay chở khách của Mỹ nên tuân thủ các yêu cầu của nhà chức trách nước ngoài.
Ngoài cuộc gặp với lãnh đạo ba nước kể trên, ông Biden cũng sẽ có các hoạt động khác bao gồm thăm một công ty công nghệ tại Tokyo. Tại Seoul, ông sẽ dự lễ kỷ niệm 60 năm lập quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn và phát biểu tại Đại học Yonsei.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong nhiệm kỳ trước đã định hướng chính sách ngoại giao hướng tới châu Á. Tuy nhiên, ông phải hủy chuyến thăm châu Á trong tháng 10 vừa qua vì chính phủ Mỹ đóng cửa. Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ tới thăm châu Á vào tháng 4 năm sau.
Theo VNE
55 hãng hàng không quốc tế báo lịch bay cho Trung Quốc 55 hãng hàng không từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thông báo lịch bay cho Trung Quốc, trước khi đi vào vùng phòng không gây tranh cãi mà Bắc Kinh lập ra. Một máy bay quân sự của Nhật Bản bay qua quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họa: Kyodo Thông tin trên được phát ngôn viên...