Giới khoa học quan ngại về miễn dịch cộng đồng khiến dịch Covid-19 lây lan mạnh trên thế giới
Với khoảng 400.000 ca mắc mới được ghi nhận ở các nước vào những ngày qua, đại dịch Covid-19 không cho thấy dấu hiệu chậm lại – đây là nhận xét được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin.
Đại dịch Covid-19 không cho thấy dấu hiệu chậm lại tại nhiều quốc gia trên thế giới
Covid-19: Chưa đạt tới đỉnh dịch
Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO nhận định: “Đại dịch Covid-19 vẫn có diễn biến nhanh và rõ ràng chúng ta vẫn chưa đạt tới đỉnh dịch”. Tuyên bố trên được đưa ra trong thời điểm đại dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại châu Mỹ. Số liệu thống kê mới nhất của trang Worldometers cho biết có hơn 11 triệu ca mắc Covid-19 trên thế giới, trong đó có 543.820 người tử vong.
Cũng tại cuộc họp báo, Giáo sư Benedetta Allegranzi, làm việc tại WHO thừa nhận rằng “có bằng chứng mới xuất hiện” về việc virus SARS-CoV-2 lây truyền qua không khí. Nhận định này được đưa ra sau khi một nhóm các nhà khoa học quốc tế kết luận rằng virus có thể lây lan ở khoảng cách xa hơn 2m. “Chúng tôi thừa nhận có bằng chứng mới xuất hiện về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi muốn công khai về bằng chứng này và nghiên cứu các vấn đề liên quan” – Giáo sư Benedetta Allegranzi nói.
Trước đó, WHO khuyến cáo virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây lan chủ yếu qua những giọt bắn lớn thoát ra từ đường hô hấp của bệnh nhân khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện và rơi xuống bề mặt nào đó. Tuy nhiên, 239 nhà khoa học từ 32 quốc gia đã cùng nhất trí rằng các bằng chứng hiện nay cho thấy virus có thể lây lan qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ tồn tại trong không khí trong một không gian kín.
Qua đó, họ viết thư một bức thư ngỏ kêu gọi WHO công nhận việc virus SARS-CoV-2 lây truyền qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ trong không khí là yếu tố quan trọng khiến căn bệnh truyền nhiễm này lây lan. Bức thư này đã được đăng trên Tạp chí Clinical Infectious Diseases ngày 6-7 vừa qua.
Video đang HOT
Không thể có miễn dịch cộng đồng
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã nghiên cứu 61.000 trường hợp để xác định những người có kháng thể chống lại bệnh Covid-19. Kết quả cho thấy chỉ có 5% trong số này có được miễn dịch. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Tây Ban Nha được công bố trên Tạp chí Y khoa The Lancet cho thấy không thể có miễn dịch cộng đồng đối với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Các biện pháp giữ khoảng cách tiếp xúc, giữ vệ sinh và đeo khẩu trang vẫn là cách tốt nhất để kiểm soát dịch bệnh.
Chuyên gia dịch tễ học của trường Đại học Tự do Bỉ (ULB) Marius Gilbert khẳng định: “Đây là một nghiên cứu rất thú vị và là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành tại một đất nước đã bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề. Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của đại dịch Covid-19, người ta vẫn thấy tỷ lệ người có kháng thể với virus SARS-CoV-2 rất thấp. Do vậy, chúng ta không thể có được miễn dịch cộng đồng chống lại virus SARS-CoV-2″. Theo chuyên gia Marius Gilbert, nghiên cứu trên cũng cho thấy tại những khu vực chưa bị ảnh hưởng trong đợt bùng phát dịch thứ nhất tại Tây Ban Nha, tỷ lệ người có kháng thể chống Covid-19 là rất thấp, chỉ khoảng 1-2%, và những khu vực này có nguy cơ bị tác động nghiêm trọng nếu như đại dịch lại một lần nữa bùng phát tại Tây Ban Nha.
Chuyên gia Marius Gilbert thừa nhận vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh virus SARS-CoV-2, ví dụ như khả năng cơ chế phòng vệ miễn dịch đối với bệnh Covid-19 không diễn ra qua việc sản xuất kháng thể, và những kháng thể này không tồn tại lâu ở người sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh hay thực tế là một số người dường như được bảo vệ mà không cần tới việc sản xuất kháng thể. “Đây là những điều chúng ta chưa biết tới và có nguy cơ khiến chúng ta có thể bị nhiễm bệnh trong những tuần tới hay tháng tới. Chúng ta vẫn chưa biết được yếu tố nào có thể ngăn cản dịch Covid-19 bùng phát” – Chuyên gia Marius Gilbert cho biết.
Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 30% số người tham gia quá trình nghiên cứu đã nhiễm virus SARS-CoV-2 mà không có triệu chứng bệnh, cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh này đối với sức khỏe cộng đồng. Các chuyên gia y tế cho rằng cần phải tiếp tục theo dõi đại dịch để xem liệu một khu vực đã bị ảnh hưởng nặng ở đợt bùng phát đầu tiên liệu có thể bị tái phát dịch lần hai hay không. Cho tới nay, các chuyên gia y tế khuyên rằng cách tốt nhất để phòng dịch là cần cảnh giác, giữ đảm bảo giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang.
“Có bằng chứng mới xuất hiện về việc virus SARS-CoV-2 lây truyền qua không khí. Nhận định này được đưa ra sau khi một nhóm các nhà khoa học quốc tế kết luận rằng virus có thể lây lan ở khoảng cách xa hơn 2m. Chúng tôi thừa nhận có bằng chứng mới xuất hiện về vấn đề này”.
Giáo sư Benedetta Allegranzi (Tổ chức Y tế thế giới – WHO)
“Ngay cả ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của đại dịch Covid-19, người ta vẫn thấy tỷ lệ người có kháng thể với virus SARS-CoV-2 rất thấp. Do vậy, chúng ta không thể có được miễn dịch cộng đồng chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Các biện pháp giữ khoảng cách tiếp xúc, giữ vệ sinh và đeo khẩu trang vẫn là cách tốt nhất để kiểm soát dịch bệnh”.
Chuyên gia dịch tễ học Marius Gilbert (Trường Đại học Tự do Bỉ – ULB)
Chủng virus cúm heo mới nguy hiểm đến đâu?
Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus cúm heo mới có khả năng lây cho con người và gây ra đại dịch trong tương lai.
Theo công trình đăng trên tạp chí khoa học Mỹ Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) hôm 29-6, nhóm nghiên cứu cho biết chủng virus này gọi là G4 EA H1N1, có nguồn gốc từ virus cúm heo H1N1 từng gây ra đại dịch năm 2009.
Chủng virus mới nói trên được phát hiện thông qua kết quả phân tích 30.000 miếng gạc mũi lấy từ heo tại các lò mổ và một bệnh viện thú y tại 10 tỉnh ở Trung Quốc trong giai đoạn 2011-2018. Nghiên cứu cho thấy G4 có khả năng lây nhiễm cao và phát triển nhanh trong tế bào người.
Dù trấn an rằng virus hiện chưa là mối đe dọa tức thì, nhóm nghiên cứu (đến từ một số trường đại học và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc) lo ngại nó có thể biến đổi trong thời gian tới để dễ dàng lây sang người hơn. Trước mắt, G4 dường như đã lây nhiễm cho người ở Trung Quốc. Tại 2 tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông, hơn 10% người làm việc tại các trang trại heo cho kết quả dương tính với virus trong một cuộc khảo sát từ năm 2016 đến 2018.
Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus cúm heo mới có thể gây đại dịch Ảnh: Sciencemag.org
Theo đài CNN, hiện chưa có bằng chứng cho thấy G4 có thể lây từ người sang người nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo virus đang lây lan nhanh giữa heo và "có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người". Vì thế, cuộc nghiên cứu kêu gọi tăng cường giám sát và kiểm soát sự lây lan của virus, nhất là khi các loại vắc-xin cúm hiện nay không bảo vệ được con người trước G4.
Nhận định về phát hiện trên, ông Carl Bergstrom, chuyên gia tại Trường ĐH Washington (Mỹ), nhận định virus G4 dù có khả năng lây nhiễm cho con người nhưng nguy cơ xảy ra đại dịch mới là không cao. "Không có bằng chứng cho thấy G4 lây lan giữa con người dù sự phơi nhiễm mạnh đã diễn ra trong 5 năm" - ông Carl Bergstrom cho biết. Dù vậy, nghiên cứu mới nói trên một lần nữa nêu bật nguy cơ từ việc virus trong động vật lây lan sang con người, đặc biệt ở những vùng mật độ dân cư đông đúc và người dân tại đó sống gần nông trại, lò giết mổ, chợ bán đồ tươi sống...
Dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc
Thông tin về virus G4 được công bố trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 29-6 nhắc nhở rằng 6 tháng sau khi Trung Quốc lần đầu tiên cảnh báo WHO về căn bệnh, đã có hơn 10 triệu người mắc bệnh và 500.000 người tử vong vì Covid-19. Theo Reuters, WHO dự định triệu tập một cuộc họp trong tuần này để đánh giá tiến triển trong cuộc chiến chống Covid-19 và phái một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc trong tuần tới để điều tra nguồn gốc của virus gây bệnh.
Tình hình dịch bệnh tại Mỹ đang gây nhiều quan ngại giữa lúc số ca Covid-19 không ngừng gia tăng trở lại sau khi các bang nới lỏng hoặc dỡ bỏ những biện pháp hạn chế nhằm mở cửa lại kinh tế. Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, hôm 29-6 nhận định số ca Covid-19 tăng mạnh trở lại ở nước này chủ yếu do người dân phớt lờ các khuyến cáo y tế về việc giãn cách xã hội, đeo khẩu trang.
Chính quyền một số bang đã ra lệnh người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng sau khi chứng kiến số ca Covid-19 tăng đáng báo động. Riêng Thống đốc bang Arizona, ông Doug Ducey, hôm 29-6 ra lệnh đóng cửa các quán bar, rạp hát, phòng gym và công viên nước.
Còn tại Anh, lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đã được áp đặt tại TP Leicester hôm 30-6 sau khi số ca Covid-19 tại đó tăng vọt. Theo Reuters, Leicester chiếm khoảng 10% tổng số ca Covid-19 tại Anh vào tuần rồi.
Số người hút thuốc lá có thể giảm đi 27 triệu người vào năm 2025 Kể từ năm 2010, đã có khoảng 60% trong số các quốc gia bắt đầu sụt giảm về sản lượng tiêu thụ thuốc lá. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Trong một báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về xu hướng sử dụng thuốc lá toàn cầu, dự đoán đến năm 2020 sẽ giảm bớt 10 triệu người hút thuốc lá...