Giới học giả Trung Quốc: Chuyến thăm kết nối quá khứ và tương lai
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc phản ánh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.
Đây là khẳng định của các chuyên gia, học giả Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đại học Công Nghiệp Triết Giang (Trung Quốc), chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phản ánh sự coi trọng cao độ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc, cũng như nhận thức rằng “Trung Quốc là phương hướng ngoại giao ưu tiên của Việt Nam”. Ngoài ra, chuyến thăm này cũng có ý nghĩa rằng với tư cách là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Việt Nam và Trung Quốc phải kiên định giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, thông qua hành động thiết thực để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược. Hai bên có thể tiến hành trao đổi, hợp tác sâu rộng về các vấn đề quản lý nhà nước và học hỏi kinh nghiệm của nhau…
Giáo sư Thành Hán Bình đánh giá chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc rất thành công. Sự đón tiếp trọng thị của nước chủ nhà phản ánh tình hữu nghị sâu sắc mà Đảng và nhân dân Trung Quốc luôn dành cho Đảng và nhân dân Việt Nam, củng cố và kế thừa tình hữu nghị giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình một lần nữa nhắc đến câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mối tình thắm thiết Việt – Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai nước đã ký tổng cộng 14 thỏa thuận hợp tác, cho thấy hợp tác song phương rất thực chất và đây là kết quả đôi bên cùng có lợi.
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và Việt Nam đã hoạch định phương hướng tương lai của quan hệ song phương, nhằm bảo đảm nhân dân hai nước có thể duy trì tình hữu nghị từ thế hệ này sang thế hệ khác và giữ tình hữu nghị này “ăn sâu bám rễ” trong nhân dân. Hai bên cũng đã lên kế hoạch cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025.
Giáo sư, Tiến sĩ Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, Đại học Công nghiệp Chiết Giang (Trung Quốc). Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Giáo sư Thành Hán Bình đánh giá, dưới sự hoạch định chung của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển hữu nghị trong tương lai, thể hiện ở “kết nối cứng” về cơ sở hạ tầng và “kết nối mềm” trong lòng người dân, tình hữu nghị sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo Giáo sư Thành Hán Bình, sự kết nối trên bao gồm: nâng cao chất lượng và nâng cấp hợp tác kinh tế – thương mại song phương; tăng cường tạo thuận lợi cho thương mại biên giới giữa hai nước phát triển; tiếp tục đi sâu hợp tác lý luận, ứng dụng trong xây dựng Đảng các cấp; tăng cường giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa giữa hai bên và mở rộng phạm vi trao đổi giữa chính quyền địa phương; hợp tác nguồn điện vùng biên giới giữa hai nước; tăng cường giao lưu, trao đổi với nhau trên các diễn đàn chính trị quốc tế và cùng bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa…
Giáo sư Thành Hán Bình khẳng định: “Đây là chuyến thăm quan trọng, kết nối quá khứ và tương lai, chắc chắn sẽ để lại dấu ấn trong lịch sử quan hệ Trung Quốc-Việt Nam”.
Giáo sư Mễ Lương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện trưởng Viện Luật của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam tại Bắc Kinh. Ảnh: Công Tuyên/PV TTXVN tại Trung Quốc
Chia sẻ nhận định với Giáo sư Thành Hàn Bình, Giáo sư Mễ Lương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện trưởng Viện Luật của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh – cũng cho rằng với tư cách là tân lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chọn Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hai nước.
Thứ nhất, mối quan hệ giữa hai Đảng mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dày công vun đắp và phát triển trong hơn chục năm qua vẫn được tiếp tục. Mối quan hệ giữa hai Đảng là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương. Trong chuyến thăm, hai đồng chí Tổng Bí thư đã trao đổi trực tiếp, thiết lập mối quan hệ làm việc và tình hữu nghị tốt đẹp, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển ổn định quan hệ giữa hai bên trong tương lai.
Thứ hai, chuyến thăm sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Thăm Trung Quốc lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đại diện cho cả Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, ông đã có cuộc hội đàm sâu sắc với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình về việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam, đồng thời đạt được sự đồng thuận mới về việc xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai. Những sự đồng thuận này sẽ tạo nên tiền đề cho quan hệ giữa hai nước trong tương lai.
Giáo sư Mễ Lương tin rằng chuyến thăm thành công của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc cho thấy cục diện chung của quan hệ hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam không thay đổi. Nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách đối với Trung Quốc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và thúc đẩy phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Mở ra chương mới trong quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
Chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là chuyến thăm lịch sử kế thừa quá khứ và mở ra một chương mới trong quan hệ song phương, tạo thêm động lực cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam và thúc đẩy cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược đi vào chiều sâu và thực chất.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Trên đây là khẳng định của Giáo sư Hứa Lợi Bình - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh về kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Giáo sư Hứa Lợi Bình đánh giá chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có một lịch trình rất phong phú, bao gồm các cuộc gặp cấp cao, thăm các di tích đỏ, thăm và làm việc tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cả các công ty công nghệ, phản ánh tầm nhìn chiến lược và thực chất của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Chia sẻ về những đóng góp quan trọng nhất trong chuyến thăm này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Giáo sư Hứa Lợi Bình nhấn mạnh, đó là tăng cường liên lạc, trao đổi chiến lược giữa hai Đảng và lãnh đạo cấp cao hai nước; tăng cường sự tin cậy chiến lược lẫn nhau, tạo môi trường chính trị tốt đẹp để Trung Quốc và Việt Nam thực hiện hợp tác thiết thực trong tương lai; tăng thêm lòng tin và quyết tâm của các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, thúc đẩy việc triển khai hợp tác chất lượng cao Trung Quốc - Việt Nam phát triển nhanh trong tương lai.
Trong chuyến thăm này, Trung Quốc và Việt Nam đã ký 16 văn kiện triển khai hợp tác, liên quan đến các lĩnh vực như hợp tác lý luận, đào tạo giữa hai Đảng, kết nối, công nghiệp, tài chính, kiểm tra và kiểm dịch hải quan, y tế, truyền thông, khu vực địa phương, sinh kế của người dân..., bao gồm cả trao đổi về quản lý nhà nước, phát triển công nghiệp hóa, giao lưu nhân dân..., phản ánh chiều rộng và chiều sâu của hợp tác Trung Quốc - Việt Nam.
Giáo sư Hứa Lợi Bình - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Ảnh: TTXVN phát
Giáo sư Hứa Lợi Bình khẳng định, có nhiều điểm nổi bật trong chuyến thăm này. Thứ nhất, chuyến thăm Quảng Châu (Quảng Đông) của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Moskva (Nga) đến Quảng Châu với tư cách đại diện của Quốc tế Cộng sản để hoạt động cách mạng.
Điều này đã mang đến một bài học lịch sử sống động cho nhân dân Trung Quốc và Việt Nam, nêu bật nguồn gốc địa chỉ đỏ của hai Đảng Trung Quốc và Việt Nam.
Đặc biệt, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập tại Quảng Châu vào tháng 6/1925 là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đào tạo hơn 70 trụ cột cách mạng ở Việt Nam và trở thành lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam, là di sản lịch sử quan trọng của sự hợp tác giữa hai Đảng Trung Quốc và Việt Nam.
Trước khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tổ chức lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại quảng trường bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân, bài hát "Việt Nam - Trung Hoa" của nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Nhuận sáng tác đã vang lên, thể hiện không khí ấm áp, hữu nghị giữa hai nước. Điều này đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, tạo lên sức ảnh hưởng rất lớn.
Thứ hai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tiệc trà, tiếp tục truyền thống trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện sự tương đồng về văn hóa giữa hai nước, đồng thời là nền tảng văn hóa xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam.
Điểm nổi bật cuối cùng, theo Giáo sư Hứa Lợi Bình đó chính là tin tức về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được thông tin rộng khắp trên các phương tiện truyền thông lớn, trở thành chủ đề tìm kiếm nóng trên mạng, phản ánh đầy đủ tầm quan trọng của chuyến thăm.
Lĩnh vực giáo dục dành cho người cao tuổi ngày càng phát triển tại Trung Quốc Dân số già hóa của Trung Quốc đã trở thành thị trường nhiều tiềm năng và tăng trưởng mạnh cho các công ty chuyên mở lớp học về hoạt động giải trí cho người cao tuổi tầng lớp trung lưu. Người cao tuổi nghỉ ngơi tại một công viên ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images Trong thập niên tới, khoảng...