Giới hạn cuối cùng
Long cầm tờ giấy chuyển công tác, sắp xêp đồ đạc chuẩn bị đi… Anh đặt lên bàn tớ giấy li hôn. Lúc này, Huyền thấy một nỗi sợ thật lớn bởi cô biết rằng, cô sẽ mất chồng…
Long và Huyền cưới nhau được 8 năm. Ở cái ngõ nhỏ ây ai cũng thấy vợ chồng cô thật hạnh phúc. Long là thầy giáo dạy môn Toán tại một trường cấp 2, còn Huyền buôn bán nhỏ. Kinh tế hai vợ chồng không phải quá giàu có, nhưng cũng đủ để có một cuộc sống no đủ. Long luôn là một người chồng mẫu mực. Anh hiền lành, không bao giờ đánh đập, chửi bới vợ con, không rượu bia cũng chẳng thuốc lá gì. Long lúc nào cũng đĩnh đạc, đàng hoàng. Có lẽ bản tính Long như vậy công với tư cách một người thầy không cho phép Long sông buông mình.
Huyền buôn bán nhỏ nên có cái ghê ghớm, chanh chua của dân buôn. Nhiều lúc cô nói với chồng những lời khá khó nghe, nhưng mỗi lần như vậy, Long chỉ từ tốn nói để vợ hiểu. Bởi trong tâm Long luôn biết, ngoài cái tính có phần đanh đá một chút, Huyền là một người vợ rất tốt. Mỗi lần anh giảng giải cho vợ, vợ đều nhân ra vân đê. Hoặc khi Huyền nóng giân, Long đều nhúng nhường giữ cho hòa khí gia đình êm ấm. Huyền luôn biết mình có một người chồng thật tốt. Chính vì thế trong nhà không có cảnh đánh, chửi nhau bao giờ…
Nhưng rồi mọi chuyện bắt đầu nằm ngoài mong muốn của Huyền. Kì 2 của năm học bắt đầu thì lớp học của Long có một học sinh thật đặc biệt chuyển về. Điều đặc biệt nằm ở chỗ cậu học sinh đó là con của Thắm – người yêu cũ của Long. Ngồi buôn bán ở chợ, Huyền nghe mọi người kháo nhau: “Cái Thắm con bà Hạ mới ở Nam về đấy bà ạ, chồng nó bị ung thư mất rồi, thấy bảo nhà chồng nó cũng chẳng cho gì, cuộc sống khó khăn quá nên nó với con về ở với bà Hạ”. Chỉ mới nghe đến đó thôi, Huyền đã giật mình thon thót, một nỗi sợ mơ hồ cứ nhen lên trong lòng Huyền.
Huyền cũng phân nào hiểu rõ cuộc tình của chồng mình với Thắm. Trước kia hai người họ yêu nhau lắm, nhưng vì mẹ Thắm chê Long chỉ là anh giáo viên quèn, lương ba cọc ba đồng nên không đồng ý. Sau đó hai người chia tay. Một năm sau Thắm lấy chông, một anh chàng ở tân trong Nam, nghe nói giàu có lắm. Long ở ngoài này, quen Huyền và rôi hai người cũng nên vợ nên chồng. Giờ đây nghe tin chồng Thắm mất, lại về quê ở hẳn. Huyền sợ rằng tình cũ không rủ cũng đến.
Về nhà, khi nghe Long nói con Thắm được phân vào lớp anh chủ nhiệm, Huyền càng thấy ruột gan sôi lên. Những ngày sau đó, trong những ngày đi trực ban của Long ở trường, Huyền thấy chồng luôn về muộn hơn thường lệ. Cô tức tối truy hỏi chồng, Long cười hiền khô đáp: “À, đến trường trực ban cũng chỉ ngồi không, anh hẹn cậu học sinh mới chuyển về đến đó để kèm cặp. Nó chuyển vào sau thành thử không theo kịp lớp. Anh tranh thủ bổ sung kiến thức cho nó. Mà thằng bé sáng dạ lắm, chắc chẳng mấy mà theo kịp chương trình thôi”.
Video đang HOT
Huyền rít lên đay nghiến: “Nó sáng dạ hay là anh nhìn thấy mẹ nó về thì mắt sáng lên?”. Long nghiêm sắc mặt lại, nhưng rồi như hiểu ra tâm trạng của vợ, anh chỉ nói: “Em đừng nói những lời xúc phạm tới anh”. Rồi Long về phòng làm việc đóng cửa lại.
Những bữa cơm sau đó của hai vợ chồng không khí trở nên nặng nề khác mọi khi. Huyền thỉnh thoảng lại vu vơ nói lời khó nghe: “Ở đời này cái loại tham vàng bỏ ngãi, ham hố giàu sang cuối cùng cũng chẳng có kết cục ra gì, thật đúng là quả báo”. Long hiểu vợ đang muốn nói tới điều gì và anh thực sự cảm thấy khó chịu khi vợ tỏ thái độ như vậy.
Khi đên kì lương, Long đưa cho vợ thiếu mất 8 trăm, Huyền gặng hỏi chồng nhưng Long chỉ ậm ừ: “Anh có chút việc phải dùng đến”. Huyền đã sinh nghi. Hôm sau, chị đồng nghiệp cùng trường với Long đến cửa hàng Huyền mua đồ, chị vừa nhặt hàng vừa đon đả: “Hàng họ của em dạo này chắc bán chạy lắm hả, kinh tế hai vợ chồng chắc khấm khá lên, thảo nào, anh Long dư giả đồng tiền, đóng cho cậu học sinh mới chuyển về 800 nghìn tiền học phí”.
Huyền về nhà nhìn thấy chồng cô bực bôi la hét: “Anh và cô ta đã ngủ với nhau chưa mà anh phải trả tiền cho con nó? Tôi biết ngay mà, thế nào cũng có chuyện mà”. Long thoáng thân người ra, nhưng rồi hiểu ngay vấn đề: “Em đừng có suy nghĩ hồ đồ, đúng là anh có đóng cho con Thắm tiền học phí. Nhà cô ấy khó khăn quá, tiền học bắt phải nộp cả tháng nay rồi mà chưa nộp. Anh thương tình thì nộp cho nó. Anh làm thế một phần vì tình bạn bè cũ giúp nhau, nhưng quan trọng hơn đó là nghĩa vụ của một người thầy em ạ”.
Huyền không nói không rằng, đóng cửa về phòng. Long cứ ngỡ vợ đã hiểu ra. Nào ngờ…
Chiều nay, họp phụ huynh lớp của Long. Huyền cũng có việc cần đi, ngang qua con đường gần trường, Huyền thấy Long và Thắm đứng nói chuyện. Huyên thây vây ngay lâp tức phăm phăm tiên vào. Cuộc họp lớp vừa mới bắt đầu, phụ huynh tới đông đủ. Huyền lao vào lớp chỉ vào mặt Thắm mà nói: “Cô là cái loại khốn nạn, ngày xưa bỏ anh Long vì chê nghèo, giờ chồng chết lại định về đây bám lấy chồng tôi sao. Còn anh, cũng là loại đạo đức giả, cái gì mà vai trò của người thầy chứ. Toàn là dôi trá kiếm cớ gần gũi nhau mà thôi…”.
Thắm khóc lao ra khỏi lớp, còn Long đứng chết chân. Sau buổi họp đó, Long bị nhà trường đình chỉ công tác một thời gian. Huyền vẫn thấy hả hê lắm vì làm cho cả hai một phen bẽ mặt trước mọi người, cho chừa cái tính mèo mả gà đồng đi…
Long cầm tờ giấy chuyển công tác lên vùng cao, sắp vali đồ đạc chuẩn bị đi. Anh đặt lên bàn tớ giấy li hôn. Lúc này, Huyền bỗng dưng thấy một nỗi sợ thật lớn bởi cô biết rằng, cô sẽ mất chồng…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khi người yêu thích... 'làm mẹ'
Các cặp đôi yêu nhau luôn có niềm mong mỏi lớn lao là được bên cạnh nhau suốt cả ngày. Được quan tâm, chăm sóc cho nhau là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn bởi khi sự quan tâm trở nên thái quá sẽ biến thành nỗi chịu đựng khốn khổ với người kia.
Nam diễn viên Mazhar Syed từng nói: "Tất cả phụ nữ sinh ra vốn đã mang trong mình phẩm chất của một người mẹ". Vì vậy, thật dễ hiểu khi tình trạng quan tâm thái quá diễn ra phần nhiều ở phe nữ giới. Trong khi các nàng nghĩ rằng việc chăm lo từ đầu đến chân sẽ khiến người yêu mình hạnh phúc thì lại đẩy các chàng vào tình huống dở khóc dở cười.
Dũng và Hiền (Từ Liêm, HN) yêu nhau được 8 tháng. Thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để hai tâm hồn hòa chung một nhịp. Hơn nữa, với một chàng kiến trúc sư tính tình cục mịch như Dũng thì yêu có nghĩa là gắn bó lâu dài và xác định đi đến hôn nhân. Vì thế, kể từ khi ngỏ lời yêu, Dũng đã không cần phải giữ ý, giữ tứ, đong đưa như các đôi tình nhân khác.
Hiền là một giáo viên mầm non, bản tính dịu dàng, nhu mì đúng chất phụ nữ truyền thống. Ngoài giờ đi làm, cô chỉ dành thời gian cho gia đình và người yêu chứ không hề vui thích tiệc tùng, shopping như chúng bạn. Nhà con một, bố mẹ lại nghỉ hưu, công việc nhà không mấy khi phải đụng chân đụng tay. Vì thế, mọi mối quan tâm bây giờ của Hiền dồn hết cả vào Dũng.
Ngày nào cũng vậy, đều như vắt chanh, câu chuyện tình yêu của Dũng và Hiền có cùng một kịch bản:
6h: Điện thoại của Dũng reo vang. Bắt máy, chưa kịp Alo thì đầu dây bên kia, tiếng của Hiền đã véo von: "Anh yêu, dậy đánh răng, rửa mặt, ăn sáng chuẩn bị đi làm nào. Hôm nay anh ăn mỳ tôm nhé. Mỳ và trứng em đã mua sẵn để trong tủ. Anh thay bộ quần áo mới đi nhé, đừng mặc bộ hôm qua nữa. Mỗi bộ chỉ mặc một ngày thôi....". Buổi sáng, chỉ riêng Hiền độc thoại.
11h: Màn hình điện thoại sáng "Baby calling". "Anh yêu ăn cơm chưa? Trưa nay anh ăn món gì? Với ai? Ăn cơm ở cơ quan hay chạy ra ngoài vây? Mưa gió thế này anh cứ ăn luôn trong cơ quan cho tiện. Ra ngoài vừa ướt, vừa bẩn lại ăn uống chẳng hợp vệ sinh...". Thỉnh thoảng Dũng có chêm vào vài câu ậm ừ hoặc có trả lời cũng vô cùng ngắn gọn. Còn lại, đa phần vẫn chỉ Hiền nói.
18h: Chuẩn bị ra về, mấy anh đồng nghiệp rỉ tai kéo nhau ra hàng PS làm vài ván xả hơi, chuông điện thoại lại réo rắt và đầu dây bên kia vẫn tiếng nói quen thuộc: "Anh về nhà ngay nhé! Đi làm cả ngày rồi, về nhà tắm rửa rồi nghỉ ngơi không mệt. Tối không bận, em sang chơi với anh...".
Nén một tiếng thở dài tiếc rẻ, Dũng quay ra cáo lỗi cùng đồng nghiệp: "Hôm nay em bận chuyện gia đình" rồi vội và trở về vì Dũng biết 19h30 Hiền sẽ có mặt ở nhà Dũng. Nếu không kịp gấp đống quần áo trên giường, chưa rửa hết bát đĩa trong chậu, kiểu gì Hiền cũng lại càu nhàu giận dỗi. Nếu mà không "ngoan" thì kiểu gì cũng mất cả buổi tối nghe nàng giảng giải.
22h30: Đang mùa Champion League, Dũng ngồi ôm màn hình tivi theo dõi "những con quỷ đỏ" - MU chiến đấu. Dù hơi buồn một chút vì không được cùng đồng đội ra quán cafe hò hét vì sợ Hiền giận nhưng Dũng xưa nay vẫn được tiếng chiều người yêu, chuyện cỏn con này cũng chẳng có vấn đề gì. Nhưng, đúng đến đoạn cao trào khi đội nhà dẫn bóng qua vạch 16m50, Dũng đã đứng bật dậy hò hét thì điện thoại lại kêu vang. Dũng thừa biết đấy là điện thoại của Hiền gọi nhắc nhở việc đánh răng, đi ngủ sớm...
Đem chuyện kể với bạn bè, ai cũng bảo Dũng trông khờ khờ thế mà sướng. Được người yêu quan tâm từng li từng tí. Thời buổi bây giờ tìm được một người phụ nữ hết lòng vì gia đình như Hiền không phải là dễ. Mỗi lần nghe bạn bè nói vậy, Dũng lại tặc lưỡi tiếp tục yêu vì suy cho cùng cũng chỉ vì Hiền yêu Dũng quá mà thôi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Tình tang" công sở Những mối tình ở nơi làm việc hiện là một thách thức với các nhà quản lý và cả với những người trong cuộc. Tại Anh, đã có những công ty ra quyết định đuổi việc những người "tình tang" trong công sở. Vậy làm thế nào để vừa có mối quan hệ tình cảm tốt đẹp ở chỗ làm mà không ảnh...