Giới đầu tư vẫn lạc quan vào thị trường bất động sản, những phân khúc này vẫn “hái ra tiền”?
Các nhà đầu tư tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư khi triển khai vốn trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, thể hiện qua việc đầu tư vào tài sản bán lẻ, tiếp tục hỗ trợ cho thị trường văn phòng, và đạt mức tăng trưởng cao ở Singapore, Hàn Quốc và Úc.
Báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam chỉ ra, đầu tư bất động sản Châu Á Thái Bình Dương tăng 20% trong quý đầu năm. Trong đó, hoạt động mạnh nhất ở Singapore, Hàn Quốc và Úc.
Theo dữ liệu của đơn vị này, trong quý 1/2022, 40,8 tỷ USD vốn được triển khai thông qua đầu tư bất động sản trực tiếp vào khu vực trong quý này. Khối lượng đầu tư tăng rõ rệt nhất ở Singapore, Hàn Quốc và Úc. Lĩnh vực bán lẻ và văn phòng hoạt động sôi nổi trong khi logistics và công nghiệp có mức tăng trưởng trung bình ở mức 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà đầu tư tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư khi triển khai vốn trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, thể hiện qua việc đầu tư vào tài sản bán lẻ, tiếp tục hỗ trợ cho thị trường văn phòng, và đạt mức tăng trưởng cao ở Singapore, Hàn Quốc và Úc. Các nhà đầu tư vẫn lạc quan rằng, lĩnh vực bất động sản của khu vực sẽ chịu được tình trạng lãi suất tăng và sự tăng trưởng không chắc chắn.
Stuart Crow, Tổng Giám đốc, Thị trường vốn, Châu Á Thái Bình Dương, JLL cho biết, thị trường vẫn đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt về tài sản và cố gắng duy trì kế hoạch đầu tư trực tiếp hơn 200 tỷ USD vào Châu Á Thái Bình Dương cho năm 2022.
Bất động sản thương mại Singapore ghi nhận quỹ đạo tăng trưởng đầu tư lớn nhất trong khu vực, mức tăng là 134% so với cùng kỳ năm ngoái để kết thúc quý 1 với khoản đầu tư 5,7 tỷ USD, chủ yếu đến từ các giao dịch lớn trong khối văn phòng và mặt bằng bán lẻ. Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng trong quý 1, tăng 89% so với cùng kỳ năm ngoái lên 8,2 tỷ USD nhờ danh mục đầu tư đa dạng vào các lĩnh vực văn phòng, bán lẻ, logistics và công nghiệp. Úc công bố mức tăng trưởng đầu tư hàng năm lớn thứ ba (tăng 49%) khi các nhà đầu tư triển khai 4,7 tỷ USD vốn vào thị trường, tập trung vào khối văn phòng. Nhật Bản vẫn là thị trường đầu tư lớn nhất của khu vực (8,5 tỷ USD) mặc dù đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái 26%. Và Trung Quốc với khối lượng giao dịch trong quý 1 là 8,3 tỷ USD. Khu vực bán lẻ Châu Á Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất trong quý 1 của năm 2022 với các khoản đầu tư tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Đáng chú ý, hơn 8,0 tỷ USD vốn đã được triển khai vào các tài sản bán lẻ trong quý khi lưu lượng khách hàng đã quay trở lại sau việc nới lỏng các chính sách quản lý đại dịch ở hầu hết các thị trường. Được thúc đẩy bởi lợi suất hấp dẫn và đa dạng hóa danh mục đầu tư, các nhà đầu tư cho thấy niềm tin vào mặt bằng bán lẻ thông qua các giao dịch bao gồm Trung tâm mua sắm Tanglin (642 triệu USD) ở Singapore, Seongsoo E-mart (552 triệu USD) ở Hàn Quốc, và Casuarina Square (288 triệu USD) ở Úc.
Văn phòng vẫn là lĩnh vực phổ biến nhất ở Châu Á Thái Bình Dương tính theo tổng khối lượng, lĩnh vực này đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và kết thúc quý 1 với 17,3 tỷ USD đầu tư trực tiếp. Với mức tăng trưởng cho thuê và hấp thụ thuần được cải thiện, các nhà đầu tư vẫn lạc quan vào lĩnh vực văn phòng của khu vực, với các giao dịch đáng chú ý bao gồm AlphaDom City Alpharium Tower (846 triệu USD) ở Hàn Quốc, Cross Street Exchange (600 triệu USD) ở Singapore và Darling Quarter (453 triệu USD cho 50% cổ phần) ở Úc, điều này thể hiện rõ sự lạc quan của các nhà đầu tư.
Hoạt động trong lĩnh vực logistics và công nghiệp tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình này chỉ thu về 8,3 tỷ USD vốn được triển khai trong quý 1. Sự vắng mặt của các thương vụ danh mục đầu tư lớn cũng như số lượng giao dịch hạn chế đã làm mức độ tăng trưởng đầu tư vào lĩnh vực này chậm hơn, dù nhận được sự quan tâm rộng rãi của các nhà đầu tư. Các giao dịch đáng chú ý bao gồm việc bán DLJ Greater Shanghai Portfolio (717 triệu USD) ở Trung Quốc.
Các giao dịch khách sạn vẫn ổn định, đạt mức 3,1 tỷ USD khi ngày càng có nhiều khách sạn được bán lại với các nhà đầu tư cố gắng mua với giá hời hoặc chuyển đổi các khách sạn có hiệu suất kém thành các sản phẩm phục vụ sinh hoạt. JLL dự kiến lĩnh vực này sẽ phục hồi hơn nữa vào năm 2022, dự báo giao dịch đạt 10,7 tỷ USD cho cả năm, với mức tăng 15% vào năm 2021.
“Các nhà đầu tư đang đầu tư hơn 50 tỷ USD vào chứng khoán thị trường có tính thanh khoản cao và chứng tỏ trong quý 1 sự tự tin của họ trong việc phân bổ vốn trên toàn khu vực và các lĩnh vực. Trong các tháng tới, động lực sẽ chuyển sang logistics và công nghiệp khi nguồn cung xuất hiện trên thị trường, và các quỹ sẽ ngày càng tập trung vào các lĩnh vực có khả năng phục hồi thu nhập”, Pamela Ambler, Giám đốc bộ phận Chiến lược và Trí tuệ Nhà đầu tư, Châu Á Thái Bình Dương, JLL nhấn mạnh.
Điều gì khiến nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền vào bất động sản dù thị trường biến động?
Mọi biến động trên thị trường và hàng loạt lo ngại như siết tín dụng, siết thuế chuyển nhượng hay ám ảnh về chu kỳ lặp lại... không khiến cho một số nhà đầu tư "chùn nước". Họ lạc quan tin tưởng vào kênh đầu tư bất động sản.
Miệt mài săn đất
Thừa nhận kiếm tiền lời từ bất động sản đã không còn dễ dàng như trước đây nhưng chị Sinh (Hà Nội) vẫn dành thời gian săn tìm lô đất đẹp. Ngoài khoảng thời gian tìm hàng, chị Sinh và đồng nghiệp thường xuyên trao đổi nhận định về thị trường, kinh nghiệm mua bán bất động sản. Mỗi ngày của chị Sinh vẫn bắt đầu rời nhà từ 7 giờ sáng về kết thúc lúc 6 giờ chiều.
"Thời gian này, mình còn bận hơn trước. Ngoài theo đổi một số dự án đang nóng trên thị trường, mình phải dành nhiều thời gian đi tìm hàng. Bất động sản đẹp giờ không có sẵn, nên tìm kiếm khó khăn hơn, nhất là tìm được sản phẩm giá hợp lý, chất lượng", chị Sinh cho hay.
(Ảnh minh hoạ)
Thẳng thắn cho rằng, thị trường bất động sản ngày càng trở nên khó khăn nhưng với chị Sinh, đây vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. "So với chứng khoán, lúc lên lúc xuống, hay đầu tư tiền ảo cũng rất rủi ro, chỉ có bất động sản mới mang lại giá trị thực và rõ ràng. Bài toán lỗ, lãi hiện ra cụ thể. Ví dụ tôi mua mảnh đất 2 tỷ. Đó là tài sản của tôi, được chứng minh. Sau 2 năm, giá tăng hay giảm, tôi biết chắc chắn. Với đầu tư bất động sản như hiện tại, sẽ cần thời gian lâu dài, chứ không thể ngắn hạn. Nhưng nếu để 5-10 năm thì phần lời là chắc chắn. Suy cho cùng, đây vẫn là kênh đầu tư an toàn".
Trong khi đó, theo anh Nguyễn Duy, dù thị trường có đi xuống thì thực tế, vẫn sẽ có khu vực mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Thế nên, thị trường ở hiện tại sẽ khó kiếm lợi nhuận hơn nhưng lại đang dần an toàn hơn vì chính sách kiểm soát của nhà nước.
Nhà đầu tư này chia sẻ, cách đây năm 2009, anh Duy từng bỏ ra hơn 600 triệu đồng để mua lô đất tại Hà Đông. Đến năm 2011, thị trường lao dốc, nhiều người cắt lỗ bán rẻ. Nhưng năm 2012, anh Duy vẫn bán được lô đất này lời 350 triệu đồng. Anh Duy cho biết thêm không chỉ có anh mà một số bạn bè của anh đều bán đất có lời dù ngay trong thời điểm khủng hoảng.
"Thế nên, tôi nghĩ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khó khăn của người này sẽ là cơ hội của người kia. Thị trường bất động sản có chững lại thì cũng sẽ có khu vực phải tăng lên. Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ không bao giờ biến mất nếu nhà đầu tư tìm kiếm được vị trí tốt, giá hợp lý, thanh khoản cao", anh Duy nói.
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản được nhận định đang đứng trước nhiều thách thức như nguốn vốn từ ngân hàng co hẹp, giá liên tục tăng cao, siết thuế chuyển nhượng bất động sản. Song, điều này không nghĩa rằng, bất động sản đang mất đi tính hấp dẫn trong đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường bất động sản diễn biến không lặp lại tình trạng năm 2009. Thị trường cũng không có bong bóng. Nhu cầu mua nhà ở sau dịch càng cao, vì sau đại dịch Covid-19. Cơ sở hạ tầng và dự án bất động sản đang được đẩy nhanh, mạnh. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư.
Còn bàn thêm về khó khăn, ông Hiếu nhận định, vốn vào thị trường bất động sản sẽ chậm lại. Nhưng nhà đầu tư sẽ cẩn trọng và đồng nghĩa rủi ro giảm đi do Nhà nước kiểm soát tốt thị trường, không xảy ra hiện tượng bong bóng.
"Tuy nhiên, đây không phải là điều tệ hại cho thị trường bất động sản vì "đồng tiền khôn ngoan" bao giờ cũng tạo nên lợi nhuận tốt và đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế và sự phát triển của chính các doanh nghiệp", ông Hiếu nói.
Trên cơ sở đó, ông Hiếu nguyến nghị nhà đầu tư hãy tìm kiểu kỹ tài sản đảm bảo, nắm được giá trị của thị trường, tính thanh khoản và tính pháp lý.
Nhận định bất động sản là kênh đầu tư tốt, Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, nhu cầu về nhà ở, về giao dịch mua bán trong dân tại Việt Nam vẫn rất lớn, không hề suy giảm vì dịch bệnh. Dù kinh tế khó khăn nhưng nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao, điều này sẽ tiếp tục là tiền đề để bất động sản thu hút dòng tiền lớn trong dân.
Cũng theo ông Quốc Anh, có lý do khiến thị trường địa ốc tăng trưởng mạnh đó là hoạt động đầu tư công với hàng loạt dự án quy mô. Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công 2,87 triệu tỷ đồng, hy vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016 - 2020. Hạ tầng phát triển thì bất động sản cũng sẽ được hưởng cú hích từ việc động thái này.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, các nhà đầu tư chuộng bất động sản vì tỷ suất sinh lời cao, ít biến động theo ngày và là kênh đầu tư tương đối an toàn. Tâm lý nhà đầu tư thích giữ tiền trong tài sản dài hạn. So về tỷ suất lợi nhuận, bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với những kênh khác.
Đầu tư ra sao trong giai đoạn thị trường BĐS khó khăn? Doanh nghiệp bất động sản trải qua giai đoạn khó khăn kép ở cả 3 khía cạnh: nguồn cung, thị trường, nguồn vốn. Khó khăn chồng chất Thị trường bất động sản (BĐS) giai đoạn này được đánh giá trải qua thật nhiều khó khăn. Nguồn cung các dự án căn hộ tiếp tục khan hiếm. Theo ghi nhận từ CBRE Việt Nam,...