Giới đầu tư thận trọng trước nhiều thông tin trái chiều
Chứng khoán thế giới có phiên giao dịch lình xình và giảm nhẹ ngày thứ Tư khi giới đầu tư thận trọng trước các thông tin trái chiều.
Ảnh AFP
Phố Wall tiếp tục có phiên giảm điểm nhẹ thứ 2 liên tiếp khi nhà đầu tư thận trọng trước các thông tin mới.
Đầu tiên là căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan khi 2 nước tuyên bố bắn hạ tiêm kích của nhau, đẩy khả năng cả 2 lao vào một cuộc xung đột mới.
Trong khi đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết, “còn nhiều việc phải làm” để Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận chung.
Tuy nhiên, đà giảm của phố Wall không lớn khi trong phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ diễn ra hôm thứ Tư, ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed cho biết, cơ quan này sẽ ngừng thu hẹp danh mục đầu tư trị giá 4.000 tỷ USD/tháng trong năm nay. Fed cũng có cái nhìn mềm mỏng hơn về việc tăng lãi suất.
Giới đầu tư cũng thận trọng chờ đợi kết quả hội nghị thưởng đỉnh Mỹ – Triều đang diễn ra tại Việt Nam.
Kết thúc phiên 27/2, chỉ số Dow Jones giảm 72,82 điểm (-0,28%), xuống 25.985,16 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,52 điểm (-0,05%), xuống 2.792,38 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 5,21 điểm ( 0,07%), lên 7.554,51 điểm.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, các thị trường chính cũng đồng loạt giảm điểm trong phiên thứ Tư do căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan. Trong đó, chứng khoán Anh giảm mạnh do đồng bảng Anh leo lên mức cao nhất 5 tháng.
Kết thúc phiên 27/2, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 43,92 điểm (-0,61%), xuống 7.107,20 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 53,46 điểm (-0,46%), xuống 11.487,33 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 13,36 điểm (-0,26%), xuống 5.225,35 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc đảo chiều tăng điểm khi nhà đầu tư phản ứng tích cực với phát biểu của Chủ tịch Fed mềm mỏng hơn về việc tăng lãi suất, thì chứng khoán Hồng Kông lại quay đầu để mất điểm vào cuối phiên do nhà đầu tư thận trọng trước việc Ấn Độ và Pakistan tuyên bố bắn hạ tiêm kích của nhau, tạo nên những lo lắng về xung đột trong khu vực.
Kết thúc phiên 27/2, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 107,12 điểm ( 0,50%), lên 21.556,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,31 điểm ( 0,42%), lên 2.953,82 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 14,62 điểm (-0,05%), xuống 28.57,44 điểm.
Trên thị trường vàng, bất chấp căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, giá kim loại quý vẫn đồng loạt quay đầu điều chỉnh mạnh trong phiên thứ Tư do áp lực chốt lời gia tăng của giới đầu tư. Ngoài ra, đồng USD vững chắc cũng tạo động tiêu cực lên giá vàng.
Kết thúc phiên 27/2, giá vàng giao ngay giảm 9 USD (-0,68%), xuống 1.319,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 giảm 7,3 USD (-0,55%), xuống 1.321,2 USD/ounce.
Giá dầu thô tăng mạnh hơn 2% trong phiên thứ Tư sau khi dữ liệu vừa công bố cho thấy hàng tồn kho của Mỹ bất ngờ sụt giảm 8,6 triệu thùng tuần trước, trái ngược với kỳ vọng tăng 2,8 triệu thùng của giới phân tích. Trong khi đó, Ả Rập Xê út, thành viên lớn nhất của OPEC gạt đi những lời kêu gọi giảm giá dầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kết thúc phiên 27/2, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 1,44 USD ( 2,62%), lên 56,94 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,18 USD ( 1,80%), lên 66,39 USD/thùng.
T.Lê
Theo /tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 29/1
Trong phiên giao dịch chiều ngày 29/1, thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều khi đồng USD giảm xuống gần mức thấp nhất trong 2 tuần qua.
Trong phiên chiều nay, chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2%, dù có sự phục hồi của một số thị trường. Vào lúc đóng cửa phiên giao dịch, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đều đi xuống sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc công ty công nghệ Huawei có các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran cùng với cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại từ công ty viễn thông T-Mobile (Mỹ).
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 29/1. Ảnh minh họa: EPA/TTXVN
Theo đó, chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải giảm 0,11% (hay 2,73 điểm) xuống 2.594,25 điểm. Chỉ số Hang Seng của sàn Hong Kong cũng giảm 0,16% (hay 45,28 điểm) xuống 27.531,68 điểm.
Ngoài ra, chỉ số S&P/ASX 200 tại Sydney (Australia) giảm 0,53% (hay 31,40 điểm), xuống 5.874,20 điểm trong bối cảnh cổ phiếu các ngành viễn thông và nguyên liệu bù đắp cho sự mất giá mạnh của các cổ phiếu ngành tài chính.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Tokyo phục hồi tăng nhẹ sau khi giảm đầu phiên do lo ngại về đà tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc giữa lúc triển vọng giải căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington xấu đi. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 trên thị trường chứng khoán Tokyo tăng 0,08% (hay 15,64 điểm) lên 20.664,64 điểm.
Thị trường chứng khoán Seoul (Hàn Quốc) cũng phục hồi tăng nhẹ khi chỉ số KOSPI tăng 0,28% (hay 6,06 điểm) lên 2.183,36 điểm vào lúc đóng cửa phiên giao dịch.
Giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước nhiều bất ổn liên quan tới các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, khi mà vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc với các quan chức Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 30-31/1. Hiện tại, Huawei đang là tâm điểm trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Âu cũng biến động trái triều trong phiên giao dịch ngày 29/1. Theo đó, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,5% lên 6.779,20 điểm. Tuy nhiên, tại thị trường Paris (Pháp), chỉ số CAC 40 giữ nguyên ở mức 4.889,34 điểm. Trong khi đó, trên sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt (Đức), chỉ số DAX 30 mất 0,2%, xuống còn 11.189,59 điểm.
Còn tại Việt Nam, đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/1, chỉ số VN-Index tăng 3,75 điểm (0,41%) lên 915,93 điểm.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 121 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2.782 tỷ đồng. Toàn sàn có 125 mã tăng, 133 mã giảm.
HNX - Index cũng đóng cửa ở mức 102,37 điểm, tăng 0,06 điểm (0,05%). Khối lượng giao dịch đạt trên 26,8 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 389 tỷ đồng. Toàn sàn có 54 mã tăng và 68 mã giảm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có phiên bứt phá mạnh và tác động tích cực đến thị trường chung. Cụ thể VCB tăng 2,2%, CTG tăng 2%, TCB tăng 1,1%, MBB tăng 1,2%, EIB tăng 2,5%.
Cùng với nhóm ngân hàng, một số cổ phiếu vốn hoá lớn như BVH, VIC, MSN, NVL, VRE cũng diễn biến tích cực và đóng vai trò dẫn dắt thị trường.
Ngược lại, các cổ phiếu như GAS, ROS, BID, VJC giảm khá mạnh và làm kìm hãm đà tăng của thị trường./.
Q.Chung (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Chứng khoán châu Á sụt giảm do bất ổn chính trị tại Mỹ Giới đầu tư bày tỏ sự quan ngại về tình hình chính trị bất ổn tại Mỹ tại thời điểm kinh tế toàn cầu cho thấy những dấu hiệu chậm lại... Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch sáng 24/12 trong sắc đỏ giữa bối cảnh giới đầu tư quan ngại về tình hình chính trị bất ổn tại...