Giới đầu tư thận trọng trở lại sau phiên hưng phấn
Sau phiên hưng phấn hôm thứ Ba (23/4), giúp phố Wall thiết lập đỉnh lịch sử, giới đầu tư đã thận trọng trở lại trong phiên thứ Tư (24/4) để chờ đợi thêm kết quả kinh doanh.
Sau khi lập đỉnh lịch sử trong phiên thứ Ba, phố Wall đã quay đầu giảm nhẹ trong phiên thứ Tư do nhóm cổ phiếu năng lượng quay đầu giảm theo giá dầu thô và nhà đầu tư thận trọng trở lại để chờ đợi thêm kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được công bố.
Lợi nhuận của các công ty S & P 500 dự kiến sẽ giảm 1,1% trong quý I/2019, vẫn là một sự cải thiện lớn từ mức giảm 2,3% ước tính vào đầu tháng Tư. Gần 78% trong số 129 công ty đã báo cáo cho đến nay đã vượt qua ước tính thu nhập, theo dữ liệu của Refinitiv.
Kết thúc phiên 24/4, chỉ số Dow Jones giảm 59,34 điểm (-0,22%), xuống 26.597,05 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,43 điểm (-0,22%), xuống 2.927,25 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 18,81 điểm (-0,23%), xuống 8.102,01 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, trong khi các thị trường khác quay đầu giảm do cổ phiếu năng lượng và lo ngại Trung Quốc làm chậm tốc độ nới lỏng tiền tệ, thì chứng khoán Đức lại có phiên tăng thứ 9 liên tiếp lên mức cao nhất 6 tháng rưỡi. Chứng khoán Đức tăng nhờ sự khởi sắc của cổ phiếu SAP tăng 12,6% lên mức cao nhất mọi thời đại, kéo nhóm cổ phiếu công nghệ tăng theo.
Kết thúc phiên 24/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 51,52 điểm (-0,68%), xuống 7.471,75 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 77,65 điểm ( 0,63%), lên 12.313,16 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 15,62 điểm (-0,28%), xuống 5.576,06 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các thị trường chính đều giảm điểm khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi mùa công bố kết quả kinh doanh quý I, nhưng mức giảm không lớn. Trong đó, chứng khoán Trung Quốc thậm chí còn đảo chiều hồi nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 24/4, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 59,74 điểm (-0,27%), xuống 22.200,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,02 điểm ( 0,01%), lên 3.201,61 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 157,41 điểm (-0,53%), xuống 29.805,83 điểm.
Trong khi đó, giá vàng hồi phục nhẹ trở lại trong phiên thứ Tư khi chứng khoán quay đầu giảm. Đà tăng không quá lớn do đồng USD tăng lên mức cao nhất nhiều tháng.
Kết thúc phiên 24/4, giá vàng giao ngay tăng 3,8 USD ( 0,30%), lên 1.276,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 6,2 USD ( 0,49%), lên 1.279,4 USD/ounce.
Giá dầu thô đảo chiều giảm trở lại từ mức cao nhất 6 tháng sau khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho biết, kho dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước tăng thêm 5,5 triệu thùng, vượt xa con số dự báo tăng 1,3 triệu thùng của giới phân tích.
Kết thúc phiên 24/4, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,41 USD (-0,62%), xuống 65,89 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,06 USD ( 0,08%), lên 74,57 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư nhanh chóng tìm lại được niềm vui
Sau ngày lo sợ hôm thứ Ba, giới đầu tư đã tìm lại được niềm vui trong phiên thứ Tư nhờ dữ liệu kinh tế mới công bố củng cố khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất trong năm nay.
Ảnh AFP
Sau phiên giảm điểm hôm thứ Ba do lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU, cũng như báo cáo của IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, phố Wall đã trở lại trong phiên thứ Tư nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ.
Tuy nhiên, Dow Jones chỉ giằng co nhẹ và đóng cửa gần như không đổi do chịu tác động tiêu cực từ nhóm cổ phiếu công nghiệp. Trong khi S&P 500 và nhất là Nasdaq tăng tốt nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ tăng tốt.
Về thông tin kinh tế, dữ liệu vừa công bố cho thấy, lạm phát cơ bản của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 3 so với tháng 2 và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, dù cao hơn mức dự báo là tăng 0,3% và 1,8%, nhưng đây cũng là tốc độ tăng chậm nhất trong hơn 1 năm, càng củng cố thêm về khả năng Fed không tăng lãi suất trong năm nay. Trong khi đó, biên bản cuộc họp tháng 3 của Fed được công bố đúng như dự báo khi cơ quan này cho biết, với dữ liệu kinh tế yếu của toàn cầu không thấy lý do để tăng lãi suất trong năm nay.
Kết thúc phiên 10/4, chỉ số Dow Jones tăng 6,58 điểm ( 0,03%), lên 26.157,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,01 điểm ( 0,35%), lên 2.888,21 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 54,97 điểm ( 0,69%), lên 7.964,24 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, các thị trường tăng điểm nhờ hầu hết các nhóm cổ phiếu tăng trở lại, nhưng đà tăng bị hạn chế bớt do sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong ngày hôm qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định không tăng lãi suất đúng như dự kiến, nhưng Chủ tịch ECB Mario Draghi lại không công bố chi tiết về kế hoạch của ECB trong thời gian tới, khiến nhà đầu tư thất vọng.
Kết thúc phiên 10/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 3,66 điểm (-0,05%), xuống 7.421,91 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 55,34 điểm ( 0,47%), lên 11.905,91 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 13,47 điểm ( 0,25%), lên 5.449,88 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các chỉ số chính trong khu vực cũng đồng loạt giảm điểm khi mở cửa phiên giao dịch thứ Tư do lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - EU và báo cáo tiêu cực về kinh tế thế giới của IMF. Tuy nhiên sau đó, các thị trường hồi phục dần trong phiên chiều, trong đó chứng khoán Trung Quốc đảo chiều thành công nhờ nhóm cổ phiếu tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe, chứng khoán Hồng Kông chỉ còn giảm mức khiêm tốn và chứng khoán Nhật cũng chỉ còn giảm nhẹ khi đóng cửa.
Kết thúc phiên 10/4, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 115,02 điểm (-0,53%), xuống 21.687,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,27 điểm ( 0,07%),lên 3.241,93 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 37,93 điểm (-0,13%), xuống 30.119,56 điểm.
Giá vàng duy trì đà tăng trong phiên thứ Tư nhờ đồng USD yếu và giá dầu tăng, cũng như biên bản cuộc họp mới của Fed công bố củng cố khả năng cơ quan này sẽ không tăng lãi suất trong năm nay.
Kết thúc phiên 10/4, giá vàng giao ngay tăng 3,8 USD ( 0,29%), lên 1.307,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 5,6 USD ( 0,43%), lên 1.313,9 USD/ounce.
Sau khi điều chỉnh trong phiên thứ Ba vì Nga cho biết sẽ nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng, giá dầu thô đã nhanh chóng tăng trở lại trong phiên thứ Tư khi dữ liệu hàng tồn kho xăng dầu của Mỹ giảm, cũng như nguồn cung của OPEC và Venezuela bị thắt chặt hơn.
Theo dữ liệu vừa được Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố, trong khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2017 do nhập khẩu tăng, thì hàng tồn kho xăng dầu lại giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2017.
Cụ thể, tồn kho dầu thô của Mỹ tuần trước tăng 7 triệu thùng, nhiều hơn gấp 3 lần so với mức dự báo tăng 2,3 triệu thùng của giới phân tích. Tuy nhiê, kho dự trữ xăng lại giảm 7,7 triệu thùng, nhiều hơn gần 4 lần so với mức dự báo giảm 2 triệu thùng của giới phân tích.
Kết thúc phiên 10/4, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,63 USD ( 0,98%), lên 64,61 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,12 USD ( 1,59%), lên 71,73 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư thận trọng trước diễn biến khó lường Những diễn biến mới về lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, lo ngại về suy thoái kinh tế và cuộc bỏ phiếu lựa chọn Brexit của Quốc hội Anh khiến giới đầu tư thận trọng trong phiên giao dịch thứ Tư (27/3). Ảnh AFP Phố Wall đảo chiều giảm trở lại trong phiên thứ Tư khi nhà đầu tư vẫn ám ảnh...