Giới đầu tư tập trung vào dữ liệu kinh tế, bỏ qua bất ổn hiện tại
Chứng khoán toàn cầu tăng điểm khá tốt trong phiên giao dịch đầu tuần tới bất chấp những bất ổn và căng thẳng gia tăng tại các nước lớn khi giới đầu tư phản ứng tích cực với dữ liệu kinh tế mới công bố.
Ảnh AFP
Các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố lớn của Mỹ đã trở thành bạo loạn, nạn cướp phá diễn ra ở nhiều nơi. Không chỉ làm thiệt hại về kinh tế, bất ổn xã hội, cuộc biểu tình này còn có thể châm ngòi cho làn sóng bùng phát đại dịch Covid-19 lần 2 tại Mỹ.
Trước lo lắng đó, cùng căng thẳng gia tăng giữ Mỹ và Trung Quốc những ngày qua, phố Wall mở cửa phiên cuối tuần trong sắc đỏ. Đặc biệt là Trung Quốc đã lệnh cho các công ty ngừng mua nông sản của Mỹ để trả đũa tuyên bố của ông Trump về việc rút đối xử đặc biệt với Hồng Kông.
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, các chỉ số chính của phố Wall đã quay đầu đi lên và duy trì sắc xanh trong suốt thời gian còn lại của phiên khi giới đầu tư hướng sự quan tâm của mình vào vấn đề kinh tế, tạm bỏ qua những bất ổn hiện tại.
Theo dữ liệu vừa công bố, chỉ số nhà quản trị mua hàng ( PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tăng lên mức 50,7 trong tháng 5, từ mức 49,6 trong tháng 4, cho thấy sản xuất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và được ví là công xưởng của thế giới có sự tăng trưởng trở lại.
Cùng với đó, nhiều nền kinh tế đã mở cửa trở lại sau thời gian tạm dừng để đối phó với Covid-19 như châu Âu, Mỹ và mới nhất là Nhật…
Trong khi đó tại Mỹ, chỉ số PMI do Viện quản lý nguồn cung ( ISI) công bố cho thấy sự sụt giảm trong sản xuất đã chậm lại. Tuy nhiên, báo cáo việc làm được Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ Sáu này với dự báo của các chuyên gia là tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng vọt lên 19,7%.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 1/6, chỉ số Dow Jones tăng 91,91 điểm ( 0,36%), lên 25.475,02 điểm. Chỉ asố S&P 500 tăng 11,42 điểm ( 0,38%), lên 3.055,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 62,18 điểm ( 0,66%), lên 9.552,05 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng hồi trở lại, lấy lại được gần hết những gì đã mất trong phiên cuối tuần khi giới đầu tư hồ hởi với dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc.
Kết thúc phiên 1/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 89,82 điểm ( 1,48%), lên 6.166,42 điểm. Chứng khoán Đức nghỉ giao dịch. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 67,35 điểm ( 1,43%), lên 4.762,78 điểm.
Chứng khoán châu Á tăng vọt trong phiên đầu tuần mới khi giới đầu tư quan tâm tới sự phục hồi kinh tế mà bỏ qua những bất ổn hiện tại về biển tình tại Mỹ, hay căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, dữ liệu PMI tháng 5 của Trung Quốc tăng mạnh trở lại trên ngưỡng 50 (50,7 so với 49,6 trong tháng 4), mức cho thấy có sự tăng trưởng trong sản xuất được nhiều nhà đầu tư đón nhận hồ hởi.
Kết thúc phiên 1/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 184,50 điểm ( 1,84%), lên 22.062,39 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 63,08 điểm ( 2,21%), lên 2.915,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 771,05 điểm ( 3,36%), lên 23.732,52 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 35,48 điểm ( 1,75%), lên 2.065,08 điểm.
Giá vàng có phiên giao dịch khá biến động trong phiên đầu tuần mới. Sau tăng mạnh quan ngưỡng 1.745 USD/ounce trong phiên châu Á, giá kim loại quý này đã hạ nhiệt nhanh về lại điểm xuất phát trong phiên châu Âu và nửa đầu phiên Mỹ khi lực cung chốt lời gia tăng sau 4 ngày tăng liên tiếp. Tuy nhiên, sau đó, khi giá vàng về gần sát giá đóng cửa phiên cuối tuần trước, lực cầu gia tăng trở lại trước những lo ngại về bất ổn từ cuộc biểu tình bạo loạn tại nhiều thành phố lớn của Mỹ kéo giá kim loại quý này có phiên tăng thứ 4 liên tiếp.
Kết thúc phiên 1/6, giá vàng giao ngay tăng 10,1 USD ( 0,58%), lên 1.738,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 0,9 USD ( 0,05%), lên 1.737,8 USD/ounce.
Giá dầu lại ít biến động trong phiên đầu tuần, đóng cửa giảm rất nhẹ khi chịu tác động từ các thông tin trái chiều. Căng thẳng gia tăng giữ Mỹ và Trung Quốc gây sức ép khiến giá dầu giảm, nhưng việc Nga và OPEC tiến gần tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng lại hỗ trợ cho giá lại nhiên liệu này.
Kết thúc phiên 1/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,05 USD (-0,14%), xuống 35,44 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,01 USD (-0,03%), xuống 35,32 USD/thùng.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 16/5: USD giảm giá
Đồng USD giảm trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ - Trung ngày càng tăng và tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng của Covid-19.
Tỷ giá trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.263 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.280 đồng (mua) và 23.460 đồng (bán).
Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.280 đồng/USD và 23.460 đồng/USD. Vietinbank : 23.275 đồng/USD và 23.455 đồng/USD. ACB: 23.295 đồng/USD và 23445 đồng/USD.
Tại Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do NHNN phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện trên phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng với người dân, doanh nghiệp bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng.
Chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp được các TCTD triển khai là tiền huy động từ tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế. Hơn nữa, TCTD cũng là doanh nghiệp và cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19, song toàn ngành đã quyết tâm vượt qua khó khăn, điều chỉnh lại kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
Được biết, tính đến nay, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215 nghìn khách hàng với dư nợ 138 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1,13 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 659 nghìn tỷ đồng cho hơn 188 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch.
Tỷ giá ngoại tệ
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 100,203 giảm 0,3%.
Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 4 vừa qua, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã leo lên mức kỷ lục 1.935 tỷ USD. Nguyên nhân là do nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa tăng chi tiêu lại vừa giảm thuế để đối phó với đà suy giảm, đồng thời nguồn thu ngân sách sụt giảm.
Chi tiêu tăng lên 5.200 tỷ USD, trong khi nguồn thu giảm xuống còn 3,265 tỷ USD.
Đặc biệt, chi ngân sách của tháng 4 tăng lên mức kỷ lục 979,71 tỷ USD, do Chính phủ thực hiện chương trình hỗ trợ lớn chưa từng có tiền lệ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Để dễ so sánh, trong năm ngoái trung bình chi ngân sách mỗi tháng chỉ vào khoảng 384 tỷ USD.
Nền kinh tế Mỹ đã mất 20,5 triệu việc làm trong tháng 4 và tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 14,7%. Đây là số liệu việc làm tồi tệ nhất kể từ Đại Khủng hoảng trong thập niên 1930.
Dù vậy, Bộ Lao động Mỹ lưu ý trên thực tế số liệu có thể còn tối tăm hơn vì họ đã bỏ sót hàng triệu lao động mất việc khác do gặp vấn đề khi thu thập dữ liệu.
Chủ tịch FED Jerome Powell cho rằng, các biện pháp hỗ trợ tài khóa là cần thiết nhằm giúp hạn chế các thiệt hại kinh tế lâu dài và tăng cường khả năng hồi phục nhanh.
FED đã hạ mức lãi suất cơ bản xuống gần 0% và bơm hơn 2.500 tỷ USD vào thị trường và hệ thống tài chính nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay với mức lãi suất thấp để vượt qua thời gian khó khăn hiện nay.
Tuy nhiên, ông Powell cho biết, mặc dù có ý kiến, bao gồm từ Tổng thống Donald Trump, FED vẫn sẽ không giảm mức lãi suất cơ bản xuống dưới 0%, điều chưa từng xảy ra ở nước Mỹ.
Nhà đầu tư hoang mang trước thông tin về thuốc điều trị Covid-19, Phố Wall gần như đi ngang sau 1 phiên diễn biến như 'tàu lượn siêu tốc' Kết thúc phiên 23/4, chứng khoán Mỹ ghi nhận 1 phiên biến động mạnh, khi nhà đầu tư hướng sự chú ý tới việc tìm ra phương pháp điều trị Covid-19. Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 39,44 điểm, tương đương 0,2%, lên 23.515,26 điểm. S&P 500 mất 0,1% xuống còn 2.797,80 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite...