Giới đầu tư nín thở chờ động thái của Mỹ – Trung
Tương lai bấp bênh của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc khiến chứng khoán toàn cầu tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Năm (21/11).
Ảnh AFP
Thông tin về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc gần như đã đạt được và chỉ còn chờ tới tháng 12 và địa điểm cụ thể để ký kết giúp chứng khoán liên tục lập đỉnh cao lịch sử mới. Tuy nhiên, thỏa thuận này bất ngờ gặp những trục trặc mới khiến khả năng ký kết trở nên bấp bênh hơn.
Đầu tiên là việc Trung Quốc yêu cầu Mỹ gỡ bỏ hết thuế quan khi ký thỏa thuận giai đoạn 1, nhưng Tổng thống Trump từ chối. Tiếp đó, các thông tin từ Nhà trắng và Bắc Kinh cho biết, nhiều khả năng thỏa thuận này sẽ không được ký kết trong tháng 12 năm nay. Đặc biệt, tương lai của thỏa thuận này còn trở nên bấp bênh hơn nữa khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật ủng hộ người biểu tình Hồng Kông khiến Trung Quốc nổi giận và cho biết sẽ đáp trả.
Với tương lai bấp bênh của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã khiến giới đầu tư lo sợ, đẩy mạnh bán ra trên thị trường chứng khoán, kéo phố Wall giảm điểm trong phiên thứ Tư và tiếp tục mất điểm trong phiên thứ Năm.
Tuy nhiên, đà tăng sau đó đã được hãm lại, thậm chí tưởng chừng phố Wall có thể đảo chiều thành công trong phiên thứ Năm sau khi có thông tin Trung Quốc vẫn mời các nhà đàm phán Mỹ tới Bắc Kinh để đàm phán vòng tiếp theo.
Giới đầu tư đang tỏ ra thận trọng để chờ đợi tiến trình cụ thể của thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung.
Video đang HOT
Về thông tin kinh tế, theo báo cáo mới của Bộ Lao động Mỹ, số người xin trợ cấp thất nghiệp không thay đổi trong tuần trước, mức ổn định được duy trì trong 5 tháng qua. Trong khi đó, doanh số bán nhà của Mỹ trong tháng 10 lại tăng hơn dự kiến và tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 năm.
Kết thúc phiên 21/11, chỉ số Dow Jones giảm 54,80 điểm (-0,20%), xuống 27.766,29 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,92 điểm (-0,16%), xuống 3.103,54 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,52 điểm (-0,24%), xuống 8.506,21 điểm.
Cũng như phố Wall và chứng khoán châu Á, chứng khoán châu Âu tiếp tục giảm điểm trong phiên thứ Năm khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi tiến trình của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ – Trung.
Kết thúc phiên 21/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 23,94 điểm (-0,33%), xuống 7.238,55 điểm. Chỉ số DAX giảm 20,44 điểm (-0,16%), xuống 13.137,70 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 12,82 điểm (-0,22%), xuống 5.881,21 điểm.
Chứng khoán châu Á tiếp tục đồng loạt giảm điểm, trong đó chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc giảm mạnh khi nhà đầu tư lo ngại về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đổ bể sau khi Washington thông qua dự luật ủng hộ người biểu tình Hồng Kông khiến Bắc Kinh nổi giận.
Kết thúc phiên 21/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 109,99 điểm (-0,48%), xuống 23.038,58 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,42 điểm (-0,25%), xuống 2.903,64 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 442,73 điểm (-1,57%), xuống 26.466,88 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 28,72 điểm (-1,35%), xuống 2.096,60 điểm.
Dù chứng khoán đồng loạt giảm mạnh do lo ngại về tương lai bấp bênh của thương mại Mỹ – Trung, nhưng giá vàng cũng không thể hiện được vai trò trú ẩn của mình khi các tác động địa chính trị mới dường như không ảnh hưởng nhiều đến mức tạo cú sốc với nền kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, OECD đưa dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2020 ở mức 2,9% và ở mức 3,0% vào năm 2021, chỉ thấp hơn một chút so với dự báo trước đó. OECD cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2021 chậm lại tới 5,5%.
Kết thúc phiên 21/11, giá vàng giao ngay giảm 7,6 USD (-0,52%), xuống 1.463,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 10,6 USD (-0,72%), xuống 1.463,6 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất 2 tháng khi giới đầu tư kỳ vọng OPEC duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng lâu dài và đặt kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung vẫn sẽ được ký kết.
Kết thúc phiên 21/11, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,44 USD ( 2,5%), lên 58,45 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,48 USD ( 2,4%), lên 63,88 USD/thùng.
Theo ĐTCK
Chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, vàng tiếp tục giảm giá
Giá vàng hôm nay 29/10 tiếp tục giảm mạnh do chứng khoán Mỹ cao kỷ lục và đồng USD tăng giá.
6h30 sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch quanh ngưỡng 1.487 USD/ounce, giảm 4 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Trong phiên, giá vàng lên cao nhất ở mức 1.495 USD/ounce và thấp nhất ở mức 1.483 USD/ounce.
Giá vàng giảm mạnh.
Giá vàng giảm do chứng khoán Mỹ ở vùng cao kỷ lục và đồng USD bất ngờ tăng giá trước thềm cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Ngoài ra, tiến bộ trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang hỗ trợ thị trường chứng khoán toàn cầu, khiến sức hấp dẫn của vàng bị giảm sút.
Theo kết quả khảo sát, giới giao dịch ở Mỹ hiện đặt cược 90,4% khả năng FED sẽ hạ lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp này, theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của sàn CME. Nếu FED hạ lãi suất, đây sẽ là lần hạ lãi suất thứ ba trong năm 2019 của tổ chức này.
Vàng giảm giá còn do số liệu nhập khẩu vào của Trung Quốc thông qua Hong Kong trong tháng 9 giảm 9% so với tháng trước đó.
Vàng còn chịu áp lực giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/10 cho biết ông dự kiến sớm ký một phần quan trọng của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều khả năng, Mỹ sẽ gia hạn việc hoãn áp thuế đối với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mà theo kế hoạch sẽ hết hạn vào ngày 28/12.
Giá vàng trong nước chốt phiên giao dịch ngày 29/10, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 41,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,90 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 41,63 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,93 triệu đồng/lượng (bán ra).
NGỌC VY
Theo VTC.vn
Còn nhiều cơ hội hút vốn đầu tư gián tiếp vào TTCK Việt Nam Tìm vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam là công cuộc đầy khó khăn, thách thức. Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) về vấn đề này. Ông Trần Văn Dũng- Chủ tịch UBCK Nhà nước cho rằng, TTCK Việt Nam còn nhiều dư địa để thu...