Giới đầu tư lại hướng mắt vào Trung Đông
Sau khi hồi phục trong phiên giao dịch đầu tuần mới nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ và internet, phố Wall đã nhanh chóng quay đầu giảm trong phiên thứ Ba (7/1) khi mối bận tâm Trung Đông một lần nữa trở lại.
Ảnh AFP
Những lời đe dọa qua lại lẫn nhau giữa Iran và Mỹ sau cái chết của Thiếu tướng Soleimani của Iran tăng cường trở lại, đặc biệt là Quốc hội Iran thông qua nghị quyết liệt Lầu Năm Góc vào tổ chức khủng bố và tuyên bố có 13 sự lựa chọn để đối phó Mỹ, khiến giới đầu tư lo lắng trở lại.
Nỗi lo này, cùng với việc giá dầu đảo chiều khéo theo nhóm cổ phiếu năng lượng giảm đã khiến các chỉ số chính của phố Wall quay đầu giảm trở lại sau phiên hồi phục đầu tuần mới. Tuy nhiên, nhờ đà tăng tốt của một số cổ phiếu sản xuất chip, nên đà tăng được hãm lại, Nasdaq thâm chí chút nữa có phiên tăng thứ 2 liên tiếp.
Kết thúc phiên 7/1, chỉ số Dow Jones giảm 119,70 điểm (-0,42%), xuống 28.583,68 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,10 điểm (-0,28%), xuống 3.237,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 2,88 điểm (-0,03%), xuống 9.068,58 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Â, dù căng thẳng ở Trung Đông khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ, nhưng nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu sản xuất chip giúp đà giảm của chứng khoán Anh, Pháp hãm lại, đóng cửa gần như không đổi, trong khi chứng khoán Đức hồi phục mạnh mẽ.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 7/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 1,49 điểm (-0,02%), xuống 7.573,85 điểm. Chỉ số DAX tăng 99,84 điểm ( 0,76%), lên 13.226,83 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 1,23 điểm (-0,02%), xuống 6.012,35 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tăng vọt trở lại lấy lại hết những gì đã mất trong phiên đầu tuần nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ thăng hoa theo đà tăng của cổ phiếu Alphabet và nhóm công nghệ trên thị trường phố Wall trong phiên trước đó. Chứng khoán Trung Quốc leo lên mức cao nhất 8 tháng khi thị trường phản ứng tích cực với triển vọng thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung. Chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc cũng nối gót tăng điểm tốt trong phiên thứ Ba khi tình hình căng thẳng Trung Đông chưa có dấu hiệu leo thang thêm, trong khi triển vọng ký thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung đang rất sáng.
Kết thúc phiên 7/1, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 370,86 điểm ( 1,60%), lên 23.575,72 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 21,39 điểm ( 0,69%), lên 3.104,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 95,87 điểm ( 0,34%), lên 28.322,06 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 20,47 điểm ( 0,95%), lên 2.175,54 điểm.
Nỗi lo căng thẳng Trung Đông tiếp tục hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 7/1, giá vàng giao ngay tăng 9 USD ( 0,58%), lên 1.574,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 5,5 USD ( 0,35%), lên 1.574,3 USD/ounce..
Trong khi đó, sau chuỗi tăng giá do căng thẳng Trung Đông, giá dầu thô chịu áp lực chốt lời nên đã quay đầu giảm trở lại trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 7/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,57 USD (-0,9%), xuống 62,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,64 USD (-0,93%), xuống 68,27 USD/thùng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Bỏ qua nỗi lo, giới đầu tư xuống tiền trở lại
Phố Wall gạt bỏ nỗi lo căng thẳng gia tăng ở Trung Đông để phục hồi trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần mới sau phiên giảm mạnh trước đó.
Ảnh AFP
Việc Mỹ không kích giết tướng Iran ở Iraq đã khiến giới đầu tư lo sợ đồng loạt bán ra trong phiên cuối tuần qua. Nỗi lo này tiếp tục duy trì khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới. Tuy nhiên, nỗi lo này nhanh chóng được gạt qua một bên khi nhà đầu tư rót tiền trở lại với cổ phiếu đại gia công nghệ Alphabet và nhóm cổ phiếu internet, giúp phố Wall đảo chiều tăng điểm.
Kết thúc phiên 6/1, chỉ số Dow Jones tăng 68,50 điểm ( 0,24%), lên 28.703,38 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,43 điểm ( 0,35%), lên 3.246,28 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 50,70 điểm ( 0,56%), lên 9.071,46 điểm.
Trong khi đó, nhà đầu tư châu Âu tiếp tục với nỗi lo căng thẳng Trung Đông, nên các chỉ số chính của thị trường chứng khoán khu vực tiếp tục có phiên giảm khá sâu đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 6/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 47,06 điểm (-0,62%), xuống 7.575,34 điểm. Chỉ số DAX giảm 92,15 điểm (-0,70%), xuống 13.126,99 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 30,57 điểm (-0,51%), xuống 6.013,59 điểm.
Trên thị trường châu Á, sau thời gian dài nghỉ Tết, chứng khoán Nhật Bản trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần mới và ngay lập tức chứng kiến cảnh bán tháo do ảnh hưởng của các thông tin tiêu cực về địa chính trị. Các thị trường khác trong khu vực cũng không thể tránh khỏi tác động này, khi cùng đóng cửa giảm đồng loạt trong phiên giao dịch đầu tuần mới, dù chứng khoán Trung Quốc trước đó mở cửa với sắc xanh.
Kết thúc phiên 6/1, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 451,76 điểm (-1,91%), xuống 23.204,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,38 điểm (-0,01%), xuống 3.083,41 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 225,31 điểm (-0,79%), xuống 28.226,19 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 21,39 điểm (-0,98%), xuống 2.155,07 điểm.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran tiếp tục giúp giá vàng bay cao trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 6/1, giá vàng giao ngay tăng 12,9 USD ( 0,83%), lên 1.565,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 16,4 USD ( 1,06%), lên 1.568,8 USD/ounce..
Cũng như giá vàng, căng thẳng gia tăng ở Trung Đông hỗ trợ cho giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch đầu tuần mới, nhưng đà tăng không còn mạnh do bị đẩy lại khi giá dầu thô Brent chạm ngưỡng kháng cự 70 USD/thùng.
Kết thúc phiên 6/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,22 USD ( 0,35%), lên 63,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,31 USD ( 0,45%), lên 68,91 USD/thùng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vừa dội gáo nước lạnh, ông Trump lại lập tức mang tới hy vọng cho giới đầu tư Sau phát biểu hôm thứ Ba về khả năng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung không được ký kết, ông Trump nhanh chóng thắp lại hy vọng cho nhà đầu tư trong phiên thứ Tư (4/12). Ảnh AFP Trong ngày thứ Ba, ông Trump cho biết, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ khó ký kết trước cuộc bầu cử tổng...