Giới đầu tư lại hoảng sợ
Thất vọng với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất chịp cùng dữ liệu kinh tế kém khả quan, giới đầu tư đồng loạt bán tháo khiến phố Wall lao dốc trong phiên thứ Tư.
Ảnh Shutterstock
Sau phiên nỗ lực thoát phiên giảm sâu trước đó, tưởng chừng phố Wall sẽ có giao dịch tích cực hơn khi bước vào phiên thứ Tư, nhất là khi các chỉ số đã có được sắc xanh trong những phút đầu phiên.
Tuy nhiên, sau khi lình xình gần mức tham chiếu trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch, các chỉ số đã đồng loạt lao dốc vào nửa cuối phiên chiều sau khi các thông tin tiêu cực được công bố.
Theo đó, dữ liệu vừa công bố cho thấy, doanh số bán nhà mới của gia đình Mỹ giảm xuống mức thấp gần 2 năm vào tháng 9, dấu hiệu mới nhất cho thấy lãi suất tăng cao và giá cao hơn đã làm tổn thương nhu cầu về nhà ở.
Ngoài ra, Cục Dự trữ liên bang (Fed) trong một báo cáo mới công bố cho biết, chi phí sản xuất của các nhà máy Mỹ đã tăng vì thuế quan.
Trong khi đó, với dự báo nhu cầu chip giảm, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các nhà sản xuất chip, cùng với kết quả kinh doanh kém tích cực của Caterpillar và 3M công bố phiên trước đó khiến nhóm cổ phiếu công nghệ lao dốc, kéo Nasdaq có phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 18/8/2011.
Phiên lao dốc hôm thứ Tư đã khiến Nasdaq chính thức giảm điểm trong năm nay, trong khi thành quả của Dow Jones và S&P 500 kể từ đầu năm đến nay đã bị xóa hết. Đây cũng là phiên giảm điểm thứ 6 liên tiếp của S&P 500.
Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall tăng 4,52 điểm, lên 25,23 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 12/2.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 24/10, chỉ số Dow Jones giảm 608,01 điểm (-2,41%), xuống 24.583,42 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 84,59 điểm (-3,09%), xuống 2.656,10 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 329,14 điểm (-4,43%), xuống 7.108,40 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, sau 3 phiên giảm trước đó, các chỉ số chính của khu vực đã hồi phục rất tích cực trong phiên thứ Tư khi tăng hơn 1%. Tuy nhiên, trong những phút cuối phiên, lực bán tháo mạnh đã khiến các chỉ số đồng loạt quay đầu, chỉ có chứng khoán Anh may mắn giữ được sắc xanh nhạt, còn chứng khoán Đức và Pháp chìm trong sắc đỏ.
Chứng khoán châu Âu quay đầu giảm trong ít phút cuối phiên cũng do lực bán tháo nhóm cổ phiếu công nghệ, cùng với đó là nhóm ngân hàng và ô tô sau khi công bố lợi nhuận quý III giảm mạnh của một số tập đoàn lớn trong ngành.
Kết thúc phiên 24/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 7,77 điểm ( 0,11%), lên 6.962,98 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 82,65 điểm (-0,73%), xuống 11.191,63 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 14,60 điểm (-0,29%), xuống 4.953,09 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản chủ yếu dao động trong sắc đỏ, nhưng sau đó đã đảo chiều tăng điểm thành công trong ít phút cuối phiên. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc lúc đầu hồi phục rất tốt sau phiên lao dốc trước đó, nhưng sự thận trọng của nhà đầu tư trước thông tin về con số margin lớn khiến đà tăng hạ nhiệt. Diễn biến của chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng ảnh hưởng tới chứng khoán Hồng Kông, khiến chỉ số Hang Seng quay đầu giảm trong những phút cuối phiên.
Kết thúc phiên 24/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 80,40 điểm ( 0,37%), lên 22.091,18 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,47 điểm ( 0,33%), lên 2.603,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 96,77 điểm (-0,38%), xuống 25.249,78 điểm.
Trên thị trường vàng, sau khi lình xình theo hướng giảm nhẹ trong phiên Á, Âu do đồng USD mạnh, giá vàng đã hồi phục trở lại vào cuối phiên Mỹ khi chứng khoán bị bán tháo.
Kết thúc phiên 24/10, giá vàng giao ngay tăng 3,3 USD ( 0,27%), lên 1.233,2 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 5,7 USD/ounce (-0,46%), xuống 1.231,1 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục điều chỉnh sau khi dữ liệu vừa công bố cho thấy, kho dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước tăng cao hơn dự kiến.
Kết thúc phiên 24/10, giá dầu thô Mỹ giảm 0,31 USD (-0,47%), xuống 66,24 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,18 USD (-1,54%), xuống 75,45 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư ồ ạt tháo chạy
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến phiên lao dốc mạnh nhất trong nhiều tháng trong phiên thứ Tư (10/10) khi nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán tháo và thêm nhiều lo ngại khác.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sau khi lên mức cao nhất 7 năm hồi đầu tuần, đã dần hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao đạt 3,1931% với kỳ hạn 10 năm và 3% với kỳ hạn 3 năm. Sự gia tăng lợi suất trái phiếu được củng cố bởi dữ liệu kinh tế Mỹ lạc quan và kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 12.
Ngoài lo ngại về việc lợi suất trái phiếu tăng, phố Wall phiên thứ Tư còn chứng kiến làn sóng bán tháo ồ ạt nhóm cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là nhóm bán dẫn khi xuất hiệu dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong lĩnh vực này sụt giảm.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng thêm phần lo sợ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ leo thang lên một tầng mức mới khi Tổng thổng Mỹ Donald Trump lặp lại lời đe dọa sẽ áp thuế tiếp với 267 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Đà bán tháo khiến phố Wall có phiên giảm mạnh xuống mức thấp nhất 3 tháng, trong đó S&P 500 có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 2.
Kết thúc phiên 10/10, chỉ số Dow Jones giảm 831,83 điểm (-3,15%), xuống 25.598,74 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 94,66 điểm (-3,29%), xuống 2.785,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giả 315,97 điểm (-4,08%), xuống 7.422,05 điểm.
Tương tự, lo sợ trước việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu cũng ồ ạt bán tháo, khiến thị trường khu vực này có phiên giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 6 trong phiên thứ Tư. Trong đó, nhóm cổ phiếu công nghệ là nhóm bị bán mạnh nhất do có dấu hiệu nhu cầu giảm lại trong ngành bán dẫn.
Kết thúc phiên 10/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 91,85 điểm (-1,27%), xuống 7.145,74 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 264,72 điểm (-2,21%), xuống 11.712,50 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 112,33 điểm (-2,11%), xuống 5.206,22 điểm.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán châu Á, các chỉ số chính trong khu vực lại nhích nhẹ khi nhà đầu tư mua vào những cổ phiếu phòng thủ sau chuỗi phiên giảm, cùng với sự kỳ vọng vào việc Bắc Kinh đưa ra các chính sách hỗ trợ để duy trì đà tăng trưởng kinh tế nhằm đối phó với cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Kết thúc phiên 10/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 36,65 điểm ( 0,16%), lên 23.506,04 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,82 điểm ( 0,18%), lên 2.725,84 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 20,16 điểm ( 0,07%), lên 26.193,07 điểm.
Trên thị trường vàng, đang giao dịch lình xình trong phiên châu Á và châu Âu, giá vàng đã tăng vọt khi bước vào phiên giao dịch Mỹ do chứng khoán bị bán tháo và đồng USD giảm so với các loại tiền tệ mạnh khác.
Kết thúc phiên 10/10, giá vàng giao ngay tăng 5,3 USD ( 0,45%), lên 1.194,4 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 1,9 USD/ounce ( 0,16%), lên 1.193,4 USD/ounce.
Trong khi đó, tương tự chứng khoán, giá dầu thô cũng có phiên lao dốc mạnh hôm thứ Tư, bất chấp khả năng nguồn cung bị thu hẹp do Mỹ cấm vận Iran và cơn bão Michael tiến vào vịnh Mexico.
Kết thúc phiên 10/10, giá dầu thô Mỹ giảm 2,20 USD (-2,93%), xuống 72,76 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 2,40 USD (-2,82%), xuống 82,60 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Sau phút hoảng loạn, giới đầu tư đã bình tâm trở lại Sau khi bán tháo mạnh trong phiên thứ Ba khi Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, giới đầu tư đã bình tâm trở lại trong phiên thứ Ba khi đòn đáp trả của Trung Quốc không mạnh như dự báo. Sau phiên bán tháo hôm thứ Hai sau tuyên bố của ông Trump đánh...