Giới đầu tư hứng khởi chào năm mới
Ngay phiên đầu tiên của năm mới 2020, giới đầu tư toàn cầu đã nhận quà lì xì giá trị, giúp chứng khởi sắc và thiết lập kỷ lục mới.
Ảnh AFP
Trong ngày đầu tiên của năm mới 2020 (ngày thứ Tư 1/1), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, lần cắt giảm thứ 8 kể từ đầu năm 2018.
Đồng thái trên nhằm kích thích nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và qua đó đã thúc đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc trong phiên chào năm mới.
Ngoài động thái kích thích kinh tế của Trung Quốc, kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại được sắp được ký kết cũng góp phần giúp chứng khoán thăng hoa.
Thêm thông tin tích cực từ nền kinh tế Mỹ khi Bộ Lao động Mỹ cho biết, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm trong tuần trước.
Kết thúc phiên 2/1, chỉ số Dow Jones tăng 330,36 điểm ( 1,16%), lên 28.868,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 27,07 điểm ( 0,84%), lên 3.257,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 119,58 điểm ( 1,33%), lên 9.092,19 điểm.
Video đang HOT
Tương tự, nhận các thông tin hỗ trợ cũng giúp chứng khoán châu Âu khởi sắc trong phiên đầu năm mới sau phiên điều chỉnh cuối năm ngoái.
Kết thúc phiên 2/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 61,86 điểm ( 0,82%), lên 7.604,30 điểm. Chỉ số DAX tăng 136,92 điểm ( 1,03%), lên 13.385,93 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 63,45 điểm ( 1,06%), lên 6.041,50 điểm.
Chứng khoán châu Á ngoại trừ chứng khoán Nhật Bản vẫn đang nghỉ Tết, chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông cũng tăng vọt trong phiê giao dịch đầu năm mới với động thái kích thích kinh tế mới của Trung Quốc.
Kết thúc phiên 2/1, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 35,07 điểm ( 1,15%), lên 3.085,20 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 353,77 điểm ( 1,25%), lên 28.543,52 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 22,50 điểm (-1,02%), xuống 2.175,17 điểm.
Cũng giống chứng khoán, giới đầu tư trên thị trường vàng cũng phản ứng tích cực với động thái kích thích kinh tế mới của Trung Quốc – một trong 2 thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên 2/1, giá vàng giao ngay tăng 11,9 USD ( 0,78%), lên 1.528,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 5 USD ( 0,33%), lên 1.528,1 USD/ounce.
Giá dầu thô cũng đảo chiều tăng trở lại trong phiên giao dịch đầu năm mới với kỳ vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung, cùng căng thẳng gia tăng ở Trung Đông khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một đạo luật cho phép triển khai quân đội ở Libya, mở đường cho sự hợp tác quân sự hơn nữa giữa Ankara và Tripoli. Trong khi đó, người biểu tình đang vây hãm Đại sư quán Mỹ ở Iraq sau khi quân đội Mỹ đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào nhóm dân quân Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn. Tình hình căng thẳng tại Đại sứ quán Mỹ ở Iraq buộc Mỹ phải triển khai quân đội đến để bảo vệ.
Kết thúc phiên 2/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,12 USD ( 0,20%), lên 61,18 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,25 USD ( 0,38%), lên 66,25 USD/thùng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư hứng khởi, chứng khoán lập đỉnh lịch sử
Hứng khởi với thỏa thuận thương mại vừa đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng dữ liệu kinh tế lạc quan của Trung Quốc giúp các thị trường chứng khoán khởi sắc, leo lên đỉnh cao lịch sử mới trong phiên đầu tuần (16/12).
Ảnh AFP
Sau phiên thận trọng cuối tuần qua, giới đầu tư phố Wall cuối cùng cũng có phản ứng tích cực với thỏa thuận thương mại vừa đạt được giữa Washington và Bắc Kinh.
Ngoài ra, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc vừa công bố cho thấy, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ và bán lẻ của nước ngày trong tháng 11 cao hơn kỳ vọng, cũng góp phần tác động thêm vào tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư, qua đó giúp phố Wall tăng tốt trong phiên đầu tuần mới để thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, trong đó S&P 500 và Nasdaq có 3 phiên liên tiếp thiết lập đỉnh cao lịch sử. Trong khi đó, Dow Jones tăng khiêm tốn hơn do sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu Boeing (-4,3%) khi hãng công bố dừng sản xuất máy bay MAX737 vào tháng 1/2020.
Kết thúc phiên 16/12, chỉ số Dow Jones tăng 100,51 điểm ( 0,36%), lên 28.235,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 22,65 điểm ( 0,71%), lên 3.191,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 79,35 điểm ( 0,91%), lên 8.814,23 điểm.
Những tin tức tích cực từ thỏa thuận thương mại, cùng với kết quả tổng tuyển cử Anh giúp làm sáng tỏ tương lai của Brexit giúp chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng vọt trong phiên đầu tuần mới lên mức cao nhất gần lịch sử.
Kết thúc phiên 16/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 165,61 điểm ( 2,25%), lên 7.519,05 điểm. Chỉ số DAX tăng 124,94 điểm ( 0,94%), lên 13.407,66 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 72,64 điểm ( 1,23%), lên 5.991,66 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, ngoại trừ chứng khoán Trung Quốc, nhà đầu tư vẫn còn hưng phấn với thỏa thuận thương mại, các thị trường còn lại đều bị chốt lời nên quay đầu giảm trong phiên giao dịch đầu tuần mới sau tuần tăng ấn tượng trước đó.
Kết thúc phiên 16/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 70,75 điểm (-0,29%), xuống 23.952,35 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,72 điểm ( 0,56%), lên 2.984,39 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 179,67 điểm (-0,65%), xuống 27.508,09 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 2,10 điểm (-0,1%), xuống 2.168,15 điểm.
Sự khởi sắc của chứng khoán khiến giá vàng hạ nhiệt, nhưng không giảm do được níu kéo bởi căng thẳng chính trị ở Washington.
Kết thúc phiên 16/12, giá vàng giao ngay tăng 0,1 USD ( 0,01%), lên 1.475,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 0,6 USD (-0,04%), xuống 1.475,0 USD/ounce.
Thông tin về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giúp giá dầu thô tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 16/12, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,14 USD ( 0,23%), lên 60,21 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,12 USD ( 0,18%), lên 65,34 USD/thùng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Dữ liệu thương mại Trung Quốc khiến giới đầu tư thận trọng Sau phiên bùng nổ cuối tuần qua với kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và dữ liệu việc làm tích cực của Mỹ, các thị trường đã điều chỉnh giảm trong phiên đầu tuần mới (9/12) sau khi dữ liệu thương mại yếu kém của Trung Quốc được công bố. Ảnh AFP Hôm thứ Hai, dữ liệu từ Trung Quốc...