Giới đầu tư hỗn loạn trước những thông tin trái chiều
Trong khi Phố Wall đóng cửa ngày thứ Hai (7/9) để nghỉ lễ Lao động, thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường chứng khoán châu Á lại có những diễn biến trái chiều.
Chứng khoán châu Âu sau một tuần giao dịch không mấy tích cực đã không còn bị ảnh hưởng bởi các chỉ số ảm đạm của chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần trước.
Khởi đầu tuần mới, các thị trường chính ở lục địa già đồng loạt tăng điểm trong phiên trước thông tin các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại Anh – Liên minh châu Âu (EU) hậu Brexit sẽ được khởi động lại vào thứ Ba (8/9).
Ngoài ra, dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc tháng 8 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2019, cho thấy nhiều đối tác thương mại của Bắc Kinh, trong đó có khu vực đồng euro cũng đang dần mở cửa trở lại nền kinh tế.
Bên cạnh những thông tin tích cực, dữ liệu mới nhất cũng cho thấy sản lượng công nghiệp của Đức tăng ít hơn nhiều so với kỳ vọng, cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang đối mặt với sự chậm lại trong sản xuất trước cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 7/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 138,32 điểm ( 2,39%), lên 5.937,40 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 257,62 điểm (2,01%), lên 13.100,28 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 88,65 điểm ( 1,79%) lên 5.053,72 điểm.
Trong khi đó, bất chấp dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc tích cực, nhưng hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang, và công nghệ là lĩnh vực phải chịu trận.
Chứng khoán Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 do giới đầu tư tỏ ra thận trọng theo dõi diễn biến giá cổ phiếu SMIC – nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, sau thông tin chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc liệt tập đoàn này vào danh sách đen như Huawei trước đó.
Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm dưới áp lực lao dốc từ cổ phiếu của SoftBank Group, sau khi tập đoàn này thông báo đã đặt cược lớn vào cổ phiếu công nghệ của Mỹ thông qua công cụ phái sinh.
Điểm sáng duy nhất là chứng khoán Hàn Quốc tăng điểm nhờ được hỗ trợ từ thông tin Samsung Electronics giành được đơn đặt hàng trị giá 6,64 tỷ USD từ Verizon.
Kết thúc phiên 7/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 115,48 điểm (-0,50%), xuống 23.089,95 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 62,78 điểm (-1,87%), xuống 3.292,59 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 105,80 điểm (-0,43%), xuống 24.589,65 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 15,97 điểm ( 0,67%), lên 2.384,22 điểm.
Sau phiên hồi phục mạnh trước đó, giá vàng đã quay đầu điều chỉnh nhẹ trở lại trong phiên đầu tuần.
Kết thúc phiên 7/9, giá vàng giao ngay giảm 1,6 USD (-0,08%), xuống 1.928,50 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 giảm nghỉ giao dịch.
Giá dầu tiếp tục kéo dài chuỗi phiên giảm, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020, sau khi Ả Rập Xê-út thông báo giảm giá bán chính thức trong tháng 10/2020 cho các nước châu Á với biên độ lớn nhất kể từ tháng 5.
Kết thúc phiên 9/7, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,64 USD (-1,50%), xuống 39,23 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,64 USD (-1,50%), xuống 42,02 USD/thùng.
Mỹ xem xét cấm nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa xác nhận các cơ quan chính phủ đang thảo luận về việc liệu họ có thêm SMIC vào Danh sách đen của Bộ Thương mại cấm buôn bán với các công ty Mỹ hay không.
SMIC sẽ gặp khó trong hoạt động sản xuất nếu bị liệt vào Danh sách đen của Mỹ
Theo Engadget, với tư cách là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc, SMIC sẽ bị giáng một đòn nghiêm trọng nếu bị đưa vào danh sách cấm, bởi công ty này không thể có được nhiều thiết bị từ Mỹ để sản xuất và thử nghiệm chip.
Các nguồn tin trao đổi với Wall Street Journal cho biết, đã có những mối lo ngại từ chính phủ Mỹ liên quan đến việc SMIC có thể đang trợ giúp cơ sở hạ tầng quốc phòng của Trung Quốc. Nhà thầu quốc phòng Mỹ SOS International gần đây đưa ra một báo cáo khẳng định SMIC đã làm việc với một trong những công ty quốc phòng lớn nhất Trung Quốc và các nhà nghiên cứu liên kết với quân đội Trung Quốc đang thiết kế các dự án sử dụng công nghệ SMIC.
SMIC đã bác bỏ cáo buộc liên quan đến các hoạt động mà SOS tuyên bố và khẳng định họ chỉ cung cấp chip và dịch vụ cho mục đích dân sự, đồng thời hãng "không có mối quan hệ nào với quân đội Trung Quốc". Trong khi đó, SOS bảo vệ tuyên bố của mình và cho rằng SMIC đã nhúng sâu vào các dự án quân sự.
Các mối liên kết với quân sự của SMIC vẫn chưa được xác nhận vững chắc, vì vậy không có gì đảm bảo các cuộc thảo luận sẽ dẫn đến lệnh cấm đối với công ty của Trung Quốc. Nhưng nếu Mỹ thêm SMIC vào Danh sách đen, nó có thể làm leo thang đáng kể một cuộc chiến thương mại vốn đã rất căng thẳng trước đó. Nếu có rất ít hoặc không có lựa chọn thay thế các bộ phận của Mỹ, khó khăn trong việc phát triển hoặc duy trì sản xuất của SMIC sẽ ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến Huawei và nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác.
Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên khi họ có thể mở rộng đòn trả đũa và làm tổn thương các công ty Mỹ phụ thuộc vào sản xuất và các bộ phận Trung Quốc cho sản phẩm của họ. Mọi thứ có thể trở nên xấu đi rất nhanh.
Hi vọng lớn nhất của ngành công nghệ Trung Quốc Chỉ trong hơn 1 tháng, công ty gia công chip lớn nhất Trung Quốc đã gọi vốn hơn 10 tỷ USD. Công ty này tham vọng sẽ lấp khoảng trống mà TSMC bỏ lại sau lệnh cấm của Mỹ với Huawei. SMIC, công ty gia công chip lớn nhất Trung Quốc vào ngày 7/8 đã công bố kế hoạch tăng chi phí vốn...