Giới đầu tư hoảng loạn, bán tháo
Tưởng chừng sự hy vọng đã thắp lại với giới đầu tư sau phiên hồi phục cuối tuần qua (10/5), nhưng sự hoảng loạn và bán tháo một lần nữa xảy ra trong phiên đầu tuần mới (13/5) khi Trung Quốc đưa ra đòn trả đũa Mỹ.
Ảnh AFP
Trong phiên cuối tuần trước, hy vọng đã được thắp lên với nhà đầu tư về khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ đạt được dù vòng đàm phán kết thúc hôm thứ Sáu (10/5) giữa 2 nước không đạt được thỏa thuận nào và Mỹ đã chính thức áp thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ 10/5.
Hy vọng thắp lên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính mỹ Steven Mnuchin cho biết cuộc đàm phán mang tính xây dựng và gia hạn 1 tháng để 2 nước có được thỏa thuận, dù thời gian đàm phán tiếp theo không được xác định.
Tuy nhiên, hy vọng này đã nhanh chóng biến thành sự hoảng sợ trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi Trung Quốc tuyên bố trả đũa bằng việc chính thức tăng thuế từ ngày 1/6 tới với 60 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ.
Cụ thể, theo thông báo trên website Bộ Tài chính Trung Quốc, thuế trả đũa có 4 mức. Khoảng 2.500 hàng hóa bị nâng thuế từ 10% lên 25%. Hơn 1.000 sản phẩm nâng từ 10% lên 20%. 974 sản phẩm nâng từ 5% lên 10%. Gần 600 sản phẩm khác được giữ nguyên mức thuế hiện tại là 5%.
Sự hoảng loạn đã kích hoạt lệnh bán tháo xảy ra trên thị trường chứng khoán Mỹ, kéo các chỉ số lao dốc mạnh ngay khi mở cửa và không có cơ hội nào để hãm đà rơi trong suốt phiên.
Kết thúc phiên 13/5, chỉ số Dow Jones giảm 617,38 điểm (-2,38%), xuống 25.324,99 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 69,53 điểm (-2,41%), xuống 2.811,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 269,92 điểm (-3,41%), xuống 7.647,02 điểm.
Tương tự, dù mở cửa khá tích cực, nhưng sau khi Trung Quốc đưa ra thông tin về việc áp thuế trả đũa Mỹ, chứng khoán châu Âu đã đồng loạt quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 13/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 39,61 điểm (-0,55%), xuống 7.163,68 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 183,18 điểm (-1,52%), xuống 11.876,65 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 64,68 điểm (-1,22%) xuống 5.262,57 điểm.
Chứng khoán châu Á cũng đồng loạt giảm điểm do tâm lý lo ngại về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đi vào ngõ cụt khi cả 2 nước đều tỏ ra cứng rắn. Sau khi Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và đe dọa áp mức thuế này với tất cả hàng hóa nhập từ Trung Quốc, Trung Quốc đã có động thái đáp trả khi nâng thuế với hàng nghìn hàng hóa trị giá 60 tỷ USD từ Mỹ từ 1/6.
Động thái cứng rắn của 2 bên khiến chứng khoán Nhật Bản có phiên giảm thứ 6 liên tiếp, chứng khoán Trung Quốc cũng tiếp tục có phiên giảm mạnh và đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất 4 tháng.
Kết thúc phiên 13/5, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 153,64 điểm (-0,72%), xuống 21.191,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 35,50 điểm (-1,21%), xuống 2.903,71 điểm.
Trong khi thị trường chứng khoán bị bán tháo do lo lắng về cuộc chiến thương mại leo thang, thì vàng trở thành kênh trú ẩn được nhà đầu tư tìm đến, giúp giá kim loại quý này tăng vọt trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 13/5, giá vàng giao ngay tăng 13,8 USD ( 1,07%), lên 1.299,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 15 USD ( 1,17%), lên 1.301,8 USD/ounce.
Lo lắng về căng thẳng thương mại cũng khiến giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần mới. Tuy nhiên, đà giảm được hãm lại khi lo ngại về việc tấn công các tàu trở dầu ở Trung Đông khiến nguồn cung bị gián đoạn.
Kết thúc phiên 13/5, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,62 USD (-1,00%), xuống 60,04 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,39 USD (-0,55%), xuống 70,23 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giá vàng hôm nay 25/12: Ồ ạt mua vào, vàng lên đỉnh
Những vấn đề liên tục ập đến khiến giới đầu tư lo sợ và đồng loạt bán tháo trong phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Ảnh AFP
Trong tuần trước, S&P 500 có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2011 và Dow Jones cũng có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. Đà lao dốc này tiếp tục diễn ra trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi thông tin tiêu cực liên tục ấp đến với nhà đầu tư.
Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, giới đầu tư phản ứng tiêu cực với việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã triệu tập cuộc họp với 6 ông chủ ngân hàng lớn nhất. Theo ông Mnuchin, cuộc họp nhằm thảo luận với cách đảm bảo hoạt động bình thường của thị trường. Ông khẳng định, họ đủ thanh khoản để tiếp tục cho vay và rằng, thị trường vẫn hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, với thị trường lại nghĩ khác, nhà đầu tư cho rằng, chắc phải có vấn đề quan trọng nào đó mà họ không biết nên người đứng đầu Bộ Tài chính mới triệu tập cuộc họp với 6 ông lớn ngân hàng, được gọi là Nhóm bảo vệ Plunge, vì vậy tâm lý bất an lan rộng, kích hoạt lệnh bán tháo.
Tiếp đó, nỗi lo dâng cao với thông tin về lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lệnh bán tháo diễn ra mạnh hơn sau khi tân Chánh văn phòng Nhà trắng Mick Mulvaney cho biết, Chính phủ sẽ đóng cửa tiếp cho đến khi Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát họp trở lại vào ngày 3/1.
Đợt bán tháo này khiến phố Wall có phiên giảm thứ 3 liên tiếp, trong đó Dow Jones và S&P 500 giảm hơn 2%, đẩy Dow Jones xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8/2017, còn S&P 500 thấp nhất kể từ cuối tháng 4/2017. Trong khi đó, Nasdaq thậm chí còn lao dốc mạnh hơn khi mất hơn 5% và xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2017.
Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall tăng 5,96 điểm, lên 36,07 điểm, mức cao nhất kể từ 5/2/2018.
Kết thúc phiên 24/12, chỉ số Dow Jones giảm 653,17 điểm (-2,91%), xuống 21.792,20 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 65,52 điểm (-2,71%), xuống 2.351,10 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 335,49 điểm (-5,14%), xuống 6.192,92 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng đóng cửa giảm điểm khá mạnh trong phiên thứ Hai do bị ảnh hưởng tâm lý từ việc Chính phủ Mỹ đóng cửa kéo dài và lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed của ông Trump, cũng như đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu. Chứng khoán Đức may mắn không chung cảnh ngộ do nghỉ giao dịch trong phiên này.
Kết thúc phiên 24/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 35,18 điểm (-0,52%), xuống 6.685,99 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 67,99 điểm (-1,45%), xuống 4.626,39 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, thị trường có phiên giao dịch ít biến động trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và thị trường chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày sinh nhật Nhật hoàng. Trong đó, chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ sau khi Bắc Kinh cho biết sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong năm tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trong khi chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ khi giới đầu tư hướng tới kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Kết thúc phiên 24/12, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,76 điểm ( 0,43%), lên 2.527,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 102,24 điểm (-0,40%), xuống 25.651,38 điểm.
Việc nhà đầu tư lo sợ bán tháo ồ ạt trên thị trường chứng khoán đã hỗ trợ tích cực để giá vàng có phiên giao dịch khởi sắc đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 24/12, giá vàng giao ngay tăng 13,4 USD ( 1,07%), lên 1.269,0 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 2 năm 2019 tăng 14,4 USD/ounce ( 1,15%), lên 1.272,5 USD/ounce.
Trước những lo ngại về kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, giá dầu thô lao dốc xuống mức thấp nhất hơn 1 năm bất chấp OPEC thể hiện sự đoàn kết cứu giá dầu trước đó.
Kết thúc phiên 24/12, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 2,94 USD (-6,45%), xuống 42,65 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 3,02 USD (-5,61%), xuống 53,83 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư nhanh chóng tìm lại được niềm vui Sau ngày lo sợ hôm thứ Ba, giới đầu tư đã tìm lại được niềm vui trong phiên thứ Tư nhờ dữ liệu kinh tế mới công bố củng cố khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất trong năm nay. Ảnh AFP Sau phiên giảm điểm hôm thứ Ba do lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU, cũng...