Giới đầu tư đặt cược vào phục hồi kinh tế
Bất chấp căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng, cũng như số lượng nhiễm Covid-19 tăng mạnh, nhưng phố Wall vẫn tăng mạnh trong phiên thứ Ba (14/7) khi giới đầu tư đặt cược vào phục hồi kinh tế.
Ảnh AFP
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington liên tục gia tăng trong thời gian gần đây liên quan khi 2 bên trừng phạt qua lại nhau và mới nhất là Mỹ bác bỏ phần lớn yêu sách trên biển Đông của Trung Quốc.
Bất chấp căng thẳng trên, cùng với áp lực chốt lời mạnh nhóm cổ phiếu công nghệ vốn tăng mạnh trong thời gian trước, nhất là cổ phiếu Amazon, phố Wall vẫn duy trì đà tăng, trong đó Dow Jones tăng mạnh khi giới đầu tư đặt cược vào sự hồi phục kinh tế.
Theo dữ liệu vừa công bố, giá tiêu dùng của Mỹ giảm và lạm phát vẫn nằm trong mục tiêu 2% của Bộ Tài chính.
Kết thúc phiên 14/7, chỉ số Dow Jones tăng 556,79 điểm ( 2,13%), lên 26.642,59 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 42,30 điểm ( 1,34%), lên 3.197,52 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 79,73 điểm ( 0,94%), lên 10.488,58 điểm.
Video đang HOT
Đà bán tháo của nhóm cổ phiếu công nghệ cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán châu Âu, khiến thị trường Đức và Pháp quay đầu điều chỉnh, trong khi chứng khoán Anh duy trì sắc xanh nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu bluechip viễn thông và năng lượng. Trong khi đó, sự phục hồi của khu vực đồng euro yếu hơn dự kiến.
Kết thúc phiên 14/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 3,56 điểm ( 0,06%), lên 6.179,75 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 102,61 điểm (-0,80%), xuống 12.697,36 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 48,77 điểm (-0,96%), xuống 5.007,46 điểm.
Ads by AdAsia
Trong khi đó, chứng khoán châu Á đồng loạt chìm trong sắc đỏ trước mối lo lắng căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ – Trung.
Kết thúc phiên 14/7, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 197,73 điểm (-0,87%), xuống 22.587,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 28,67 điểm (-0,83%), xuống 3.414,62 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 294,23 điểm (-1,14%), xuống 25.477,89 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 2,45 điểm (-0,11%), xuống 2.183,61 điểm.
Giá vàng chịu áp lực chốt lời quay đầu giảm vào giữa phiên Mỹ khi chứng khoán khởi sắc, nhưng sau đó đã nhanh chóng hồi phục và đóng cửa tiếp tục duy trì đà tăng, lên lại trên mốc 1.800 USD/ounce khi căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng sau khi Mỹ bác bỏ phần lớn yêu sách biển Đông của Trung Quốc, cũng như lo ngại về sự gia tăng lây nhiễm Covid-19.
Kết thúc phiên 14/7, giá vàng giao ngay tăng 7,8 USD ( 0,43%), lên 1.809,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 giảm 0,7 USD (-0,04%), xuống 1.813,4 USD/ounce.
Giá dầu thô hồi nhẹ trở lại khi nhà đầu tư nghe ngóng cuộc họp sắp tới của OPEC .
Kết thúc phiên 14/7, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,19 USD ( 0,47%), lên 40,29 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,18 USD ( 0,42%), lên 42,90 USD/thùng.
Giới đầu tư ngày càng lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế, Dow Jones tiếp tục tăng mạnh
Giới đầu tư ngày càng lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế, Dow Jones tiếp tục tăng mạnh trong phiên đầu tuần với mức tăng 1,7%, lên 27.572 điểm.
Giới đầu tư ngày càng lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế, Dow Jones tiếp tục tăng mạnh
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục chứng kiến một phiên tăng điểm nữa vào đầu tuần này khi giới đầu tư ngày càng lạc quan hơn vào sự phục hồi kinh tế nhanh chóng khi các quốc gia mở cửa trở lại nền kinh tế.
Chỉ số S&P 500 kế thúc ngày với mức tăng 1,2%, tương đương 38,46 điểm, lên 3.232 điểm, cao hơn mức đầu năm 0,05% và tăng 47% so với mức thấp nhất trong tháng 3.
Chỉ số Dow Jones tăng 461,46 điểm, tương đương 1,7%, lên 27.572 điểm, chỉ thấp hơn mức đầu năm 3,3%. Chỉ số Nasdaq tăng 1,1% lên 9.924 điểm, chạm mức cao kỷ lục mới và tăng tới 10,6%.
Stanley Druckenmiller, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Duquesne Family Office cho rằng có nhiều yếu tố kết hợp khiến thị trường tăng điểm, gồm sự phấn khích khi mở cửa trở lại nền kinh tế, cộng với chính sách tiền tệ của FED và những tin tức tốt về vắc-xin.
"Tôi thấy mình nhỏ bé và tôi chắc chắn sẽ cảm thấy như vậy nhiều lần trong tương lai. Ba tuần vừa qua chắc chắn phù hợp với điều đó", nhà quản lý quỹ phòng hộ huyền thoại này thừa nhận ông đã bỏ lỡ đợt tăng điểm mạnh của thị trường vì đánh giá thấp FED.
Các cổ phiếu gắn liền với sự mở cửa trở lại nền kinh tế, bao gồm các hãng hàng không, nhà bán lẻ, tàu du lịch, một lần nữa dẫn đầu đà tăng. United Airlines tăng 14,8%, trong khi American Airlines tăng 9,2%. Kohl tăng thêm 8,4%. Cổ phiếu của Carnival Corp tăng 15,8%.
Michael Pearce, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics cho biết sự phục hồi 2,5 triệu việc làm trong tháng trước chỉ đảo ngược một phần nhỏ các công việc bị biến mất trong tháng 2. Tuy nhiên, so với dự báo về một sự suy giảm lớn trước đó, số liệu vĩ mô đang cho thấy các hoạt động kinh tế đang hồi phục nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.
Ryan Detrick, chiến lược gia cao cấp tại LPL Financial cho biết thị trường chứng khoán gần như đã bỏ lại Covid-19 phía sau và mong chờ sự mở cửa trở lại nền kinh tế. Những lo ngại về một đợt bùng phát Covid-19 khác là có thật, nhưng thị trường chứng khoán đang lạc quan về sự trở lại lần này.
Tuy nhiên, Detrick cảnh báo, thị trường có thể đã về mức giá hợp lý sau một đợt bứt phá mạnh mẽ khỏi mức thấp hồi tháng 3.
Máy trợ thở vô dụng khi... không còn thở Tại Kỳ họp lần thứ 9 mới đây, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ rất cần những chính sách hỗ trợ của Chính phủ để phục hồi sản xuất kinh doanh như vốn, cơ chế... Song, những chính sách hỗ trợ phải thiết...