Giới đầu tư chấp nhập lãi suất âm để gửi tiền tại Hy Lạp
Hy Lạp là nước mới nhất gia nhập nhóm bán nợ chính phủ với lãi suất âm ở châu Âu. Đây được xem như một phương pháp nhằm kích thích tăng trưởng nền kinh tế.
Bốn năm trước, Hy Lạp trên bờ vực bị đẩy ra khỏi khu vực đồng euro bởi nước này đã vỡ nợ. Để tránh thực trạng đó, Hy Lạp đã phải miễn cưỡng chấp nhận các điều khoản của một gói cứu trợ để lấp lại lỗ hổng tài chính quốc gia.
Hiện tại, nhiều nhà đầu tư trên thế giới đang chấp nhận lãi suất âm, trả tiền cho đất nước này để được hưởng một số đặc quyền.
Hy Lạp, quốc gia mắc nợ lớn nhất châu Âu, là thành viên mới nhất gia nhập nhóm bán nợ chính phủ với lãi suất âm. Nghĩa là nếu các nhà đầu tư nắm giữ các trái phiếu này cho đến khi chúng đáo hạn sau 3 tháng, họ sẽ nhận lại ít hơn số tiền mà họ đã bỏ ra.
Hy Lạp vừa gia nhập các nước ở châu Âu bán nợ chính phủ với lãi suất âm. Ảnh: Getty.
Trên thực tế, đây là một hình thức mà giới đầu tư “thuê” Chính phủ Hy Lạp giữ tiền giúp họ.
Nước này đã bán 537 triệu USD trái phiếu với lãi suất -0,02% vào hôm 9/10. Ngày 7/10, Hy Lạp rao bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất 1,5%. Năm 2012, lãi suất từng đạt gần 24%.
Video đang HOT
Đây được xem như một bước ngoặt đầy kịch tính của một quốc gia vốn nhận gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Theo tổ chức liên chính phủ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), Hy Lạp đã nhận tổng cộng 225 tỷ USD từ các chính phủ châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong 8 năm qua.
Như một điều kiện từ các khoản vay, Chính phủ Hy Lạp đã cắt giảm chi tiêu, tinh giản 25% số công chức và giảm 30% quỹ lương của khu vực công. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm mạnh trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Nền kinh tế quốc gia này đã mất đi khoảng 25% giá trị.
Dường như các cải cách đã đem lại hiệu quả nhất định, tăng trưởng kinh tế được kích thích.
Hy Lạp cùng Đức, Tây Ban Nha, Italy và các nền kinh tế nhỏ hơn như Cộng hòa Séc cũng bán nợ chính phủ với lãi suất âm.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng lãi suất âm ở Hy Lạp không thu hút nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Thay vào đó, các ngân hàng địa phương đã mua lại loại trái phiếu này để sử dụng làm tài sản thế chấp. Thực tế này phản ánh một xu hướng cũng thường được nhận thấy ở các nền kinh tế phát triển khác sau khủng hoảng tài chính.
Một số ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã đẩy lãi suất về mức âm để thúc đẩy tăng trưởng. Tháng 9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất xuống âm 0,5%.
Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về ảnh hưởng của lãi suất âm. Một số chuyên gia cho rằng hành động này sẽ gây hại cho những người tiết kiệm, thổi phồng bong bóng tài sản và chỉ đem lại lợi ích cho người giàu có.
Một số chuyên gia phân tích lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực từ lãi suất âm. Ảnh: Getty.
Nhiều nhà kinh tế học nhận định việc tăng chi tiêu chính phủ sẽ là phương án hiệu quả hơn để kích thích tăng trưởng.
Athanasios Vamvakidis, một giám đốc từ ngân hàng đầu tư toàn cầu BofA Securities, lại đánh giá lãi suất âm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp có thể khiến các nhà đầu tư an tâm. Vamvakidis chỉ ra sự tương đồng của nó với lãi suất trái phiếu ở Đức.
Quy mô nền kinh tế Hy Lạp dự kiến tăng 2,1% trong năm 2019, ngay cả khi các nền kinh tế khác ở châu Âu rơi vào suy thoái. Quốc gia này đã ghi nhận hoạt động sản xuất tích cực trong tháng 9, trong khi toàn bộ châu Âu thì ngược lại.
Theo CNN
Dấu ấn thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt
10 năm chưa phải là chặng đường dài song những gì thị trường trái phiếu chính phủ đạt được vô cùng ấn tượng trong mắt công chúng đầu tư Việt Nam và quốc tế. Liên tục trong nhiều năm thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam được Ngân hàng phát triển Châu Á đánh giá là một trong các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khu vực Đông Á.
Trong vòng 10 năm, đã có 1.872 phiên đấu thầu được tổ chức với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu.
Ngày 24/9/2019 là cột mốc quan trọng đối với thị trường trái phiếu CP (TPCP) chuyên biệt, đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của thị trường. Trải qua quá trình 10 năm hoạt động, thị trường TPCP đã có bước phát triển ấn tượng về quy mô và độ sâu, khẳng định vai trò quan trọng là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước, đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trên thị trường sơ cấp, trong vòng 10 năm, đã có 1.872 phiên đấu thầu được tổ chức với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu. Hơn 1,8 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Con số này tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 180 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2018, 31% tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước năm 2018.
Qua 10 năm, lãi suất huy động vốn trên thị trường TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Lãi suất huy động vốn trung bình đã giảm từ 4 đến 6%/năm trên tất cả các kỳ hạn. Trong đó, đặc biệt giảm mạnh tại các kỳ hạn 5 năm (giảm từ 10,49%/năm trong 2009 xuống còn 3,55%/năm trong 2019; kỳ hạn 10 năm (giảm từ mức 9,7%/năm trong 2009 xuống còn 4,35%/năm trong 2019).
Đến nay, Kho bạc Nhà nước đã phát hành thành công các TPCP với kỳ hạn lên tới 30 năm. Nhờ sự đa dạng kỳ hạn, NĐT có nhiều lựa chọn hơn trên thị trường này và ở góc độ quản lý điều này cũng giúp giảm áp lực trả nợ trong thời gian ngắn và làm tăng hiệu quả cho đầu tư phát triển của toàn xã hội. Ngoài các kỳ hạn 2, 3, 5, thì đến nay đã có thêm các kỳ hạn dài 15 năm, 20 năm và 30 năm, trong đó kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên đã chiếm đến 90% tổng khối lượng phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, giao dịch TPCP không ngừng tăng về quy mô và độ sâu, tiệm cận với các nước có thị trường TPCP phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thanh khoản trái phiếu năm 2019 đạt mức hơn 9 nghìn tỷ đồng/phiên, gấp gần 24 lần so với năm 2009. Giá trị giao dịch Repos theo đó cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ quy mô khiêm tốn với tỷ trọng 6,5% trên tổng giá trị giao dịch năm 2009 lên mức 55% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường năm 2019. Trong suốt 10 năm qua, khung khổ pháp lý thị trường ngày càng được hoàn thiện, hạ tầng công nghệ phục vụ thị trường như hệ thống đấu thầu, hệ thống giao dịch cũng liên tục được HNX đầu tư, nâng cấp theo hướng bám sát nhu cầu và hỗ trợ tốt cho các hoạt động đa dạng của thị trường trên một nền tảng công nghệ hiện đại...
Minh Anh - Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 9/2019
Theo tapchitaichinh.vn
Thị trường trái phiếu vẫn sôi động Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) mới đây công bố bản tin thị trường trái phiếu tháng 9/2019, cho thấy hoạt động mua bán vẫn diễn ra sôi động, với hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng tiếp tục phát hành thành công. Về thị trường trái phiếu chính phủ, trong tháng 9 đã có 8 phiên đấu thầu với...