Giới đầu tư bất ngờ nhận quà lớn
Giới đầu tư hứng khởi mua vào, đẩy các thị trường chứng khoán tăng mạnh trong phiên thứ Năm (12/12) sau tin tức về việc Mỹ đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc với Trung Quốc để ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Ngay khi mở cửa phiên giao dịch thứ Năm, phố Wall đã nhận được “quà” từ Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông tweet rằng, Mỹ đã gần đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trước Chủ nhật, thời điểm áp thuế bổ sung của Mỹ với 160 tỷ USD hàng Trung Quốc. Sau đó, các báo cáo đưa ra cho biết, 2 nước đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc.
Thêm thông tin nữa gia cố thêm cho niềm tin này là việc Trung Quốc mua 50 tỷ USD nông sản của Mỹ năm 2020 để đổi lấy các khoản nhượng bộ thuế quan.
Thông tin trên giúp nhà đầu tư hứng khởi, kéo cả 3 chỉ số chính của phố Wall tăng mạnh trong phiên thứ Năm, thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.
Về thông tin kinh tế, báo cáo công bố hôm thứ Năm cho thấy, giá sản xuất của Mỹ bất ngờ không thay đổi trong tháng 11 do đà tăng của giá thực phẩm và xăng dầu được bù đắp bằng cách giảm chi phí cho các dịch vụ. Điều này cho thấp áp lực lạm phát đã giảm mặc dù giá tiêu dùng tăng gần đây.
Trong khi đó, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức cao hơn 2 năm vào tuần trước. Tuy nhiên, mức tăng mạnh này dường như không báo hiệu sự gia tăng trong tình trạng sa thải, vì dữ liệu có xu hướng không ổn định trong giai đoạn sau kỳ nghỉ lễ Tạ ơn.
Dữ liệu kinh tế khiến phố Wall hạ nhiệt sau đó, nhưng đóng cửa vẫn thiết lập được mức điểm cao lịch sử mới.
Kết thúc phiên 12/12, chỉ số Dow Jones tăng 220,75 điểm ( 0,79%), lên 28.132,05 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 26,94 điểm ( 0,86%), lên 3.168,57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 62,27 điểm ( 0,73%), lên 8.717,32 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng tăng tốt trong phiên thứ Năm khi nhà đầu tư hào hứng với thông tin tích cực về thỏa thuận thương mại. Ngoài ra, giới đầu tư cũng phản ứng tích cực với cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) với việc giữ nguyên lãi suất 0%. Sau cuộc họp, bà Christine Lagarde, tân Chủ tịch ECB cho biết, bà không phải là người theo trường phái cứng rắn, hay bồ câu, mà sẽ sử dụng sự hiểu biết của mình để điều hành chính sách một cách linh hoạt và sửa chữa những vết dạn nứt gần đây của Hội đồng quản trị.
Video đang HOT
Bà cũng cho biết ngân hàng dự kiến vào tháng 1 sẽ bắt đầu đánh giá chiến lược về cách thức hành động.
Kết thúc phiên 12/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 57,22 điểm ( 0,79%), lên 7.273,47 điểm. Chỉ số DAX tăng 74,90 điểm ( 0,57%), lên 13.221,64 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 23,39 điểm ( 0,40%), lên 5.884,26 điểm.
Thị trường chứng khoán châu Á lại có sự trái chiều, trong khi chưng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, Nhật Bản nhích nhẹ khi nhà đầu tư thận trọng chờ tin chính thức về đàm phán thương mại Mỹ – Trung, thì chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc tăng vọt nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin, nhờ việc Fitch Ratings cho biết, vai trò của Hồng Kông trong định chế tài chính toàn cầu vẫn còn nguyên vẹn mặc dù tình trạng bất ổn xã hội vẫn tiếp diễn, cũng như kỳ vọng vào đàm phán thương mại Mỹ – Trung.
Kết thúc phiên 12/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 32,95 điểm ( 0,14%), lên 23.424,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,72 điểm (-0,03%), xuống 2.915,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 348,71 điểm ( 1,31%), lên 26.994,14 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 31,73 điểm ( 1,51%), lên 2.137,35 điểm.
Sự hứng khởi trên thị trường chứng khoán khiến vàng giảm đi vai trò trú ẩn, nên quay đầu giảm trở lại trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 12/12, giá vàng giao ngay giảm 5,2 USD (-0,35%), xuống 1.469,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 2,7 USD (-0,18%), xuống 1.466,7 USD/ounce.
Thông tin tích cực về thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giúp giá dầu thô tăng trở lại sau phiên điều chỉnh trước đó.
Kết thúc phiên 12/12, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,42 USD ( 0,71%), lên 59,18 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,48 USD ( 0,75%), lên 64,20 USD/thùng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc khiến giới đầu tư thận trọng
Chứng khoán thế giới tiếp tục giằng co trong phiên thứ Ba (10/9) khi nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ các cuộc họp sắp tới của ECB và Fed, cũng như dữ liệu kinh tế kém khả quan của Trung Quốc.
Ảnh AFP
Phố Wall tiếp tục có phiên giao dịch giằng co và đóng cửa ít thay đổi trong phiên thứ Ba, trong đó Dow Jones và S&P 500 đóng cửa với sắc xanh nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng và công nghiệp hỗ trợ, bù đắp cho sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ.
Trong khi đó, Nasdaq có phiên giảm thứ 3 liên tiếp do ảnh hưởng từ nhóm công nghệ, nhóm cổ phiếu nhạy cảm với tình hình Trung Quốc sau khi dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc được công bố.
Giới đầu tư đang hướng sự chú ý vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với kỳ vọng các cơ quan này sẽ giảm lãi suất.
Kết thúc phiên 10/9, chỉ số Dow Jones tăng 73,92 điểm ( 0,28%), lên 26.909,43 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,96 điểm ( 0,03%), lên 2.979,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,28 điểm (-0,04%), xuống 8.084,16 điểm.
Trong khi đó, cổ phiếu châu Âu sau phiên trái chiều đầu tuần đã đồng loạt tăng trở lại trong phiên thứ Ba với kỳ vọng ECB sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp cuối tuần này. Tuy nhiên, đà tăng bị ảnh hưởng bởi dữ liệu kinh tế kém khả quan của Trung Quốc.
Kết thúc phiên 10/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 32,14 điểm ( 0,44%), lên 7.267,95 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 42,61 điểm ( 0,35%), lên 12.268,71 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 4,26 điểm ( 0,08%), lên 5.593,21 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu xuất khẩu khi đồng yên yếu đi so với đồng USD. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đảo chiều giảm sau khi dữ liệu kinh tế kém tích cực vừa được công bố.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 2,8% trong tháng 8, so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với tháng 7 và cao hơn dự báo do ảnh hưởng từ giá thịt lợn tăng. Trong khi đó, giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm 0,8% trong tháng 8, so với cùng kỳ, một phần do những tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại.
Chứng khoán Hồng Kông đảo chiều tăng, nhưng sau đó hụt hơi và quay đầu đóng cửa gần như không đổi do ảnh hưởng từ dữ liệu kinh tế kém tích cực từ Trung Quốc đại lục.
Kết thúc phiên 10/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 73,68 điểm ( 0,35%), lên 21.392,10 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,54 điểm (-0,12%), xuống 3.021,20 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 2,28 điểm ( 0,00%), lên 26.683,68 điểm.
Giá vàng tiếp tục có phiên giảm thứ 3 liên tiếp với mức giảm sâu hơn phiên trước, xuống mức thấp nhất 4 tuần do không còn thông tin hỗ trợ nào đủ mạnh được công bố. Giá vàng đã có chuỗi tăng ấn tượng lên mức cao nhất 6,5 năm khi những bất ổn về địa chính trị, chiến tranh thương mại, nỗi lo suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, trong 1 tuần qua, không có thêm thông tin này hỗ trợ được công bố để nuôi dưỡng đà tăng này, nên giá vàng quay đầu giảm.
Dù vậy, giới đầu tư cho rằng, vàng có thể sớm trở lại khi phía trước là nhiều thông tin bất ổn về địa chính trị như Triều Tiên tiếp tục phóng tiên lửa, căng thẳng Mỹ - Iran, tình hình Hồng Kông...
Kết thúc phiên 10/9, giá vàng giao ngay giảm 13,3 USD (-0,89%), xuống 1.485,30 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 11,9 USD (-0,79%), xuống 1.499,2 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu tiếp tục duy trì sự ổn định nhờ thông tin về việc OPEC duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng được đưa ra từ Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê út trước đó.
Kết thúc phiên 10/9, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,50 USD ( 0,87%), lên 57,90 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,33 USD ( 0,53%), lên 62,71 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan
Giới đầu tư đặt kỳ vọng lớn vào Fed Dữ liệu kinh tế Mỹ vừa công bố càng củng cố thêm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất trong tháng 7 này, giúp phố Wall lập đỉnh lịch sử mới. Ảnh AFP Dữ liệu vào thứ Tư cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ đã nhảy vọt lên mức cao nhất trong 5 tháng, trong...