Giới đào Bitcoin Trung Quốc đi hàng nghìn km để tìm miền đất hứa
Sau cuộc đàn áp tiền mã hóa tại Trung Quốc, các thợ đào Bitcoin đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh và rẻ hơn tại những quốc gia khác.
Sau khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố siết chặt hoạt động khai thác và giao dịch tiền mã hoá vào tháng 5, các thợ mỏ Trung Quốc buộc phải bỏ lại nguồn điện giá rẻ của đất nước cũng như tìm cách di chuyển hàng triệu máy tính ra khỏi Quốc gia. Tuy nhiên, sẽ có một vài yếu tố mà các thợ đào phải xem xét liệu đó có phải là nơi phù hợp để khai thác Bitcoin hay không.
Đi hàng nghìn km để tìm điện rẻ
Một giàn khai thác Bitcoin thường được tạo thành từ hàng nghìn máy tính, được chế tạo đặc biệt để chạy các phép tính phức tạp duy trì mạng lưới tiền điện tử. Các máy tính này được xếp chồng lên nhau trên các giá nhà kho, thường có quạt làm mát nước rất lớn. Ở Trung Quốc, các trang trại đào coin thường nằm gần các nguồn điện, chẳng hạn như các trạm thủy điện độc lập và các nhà máy nhiệt điện liên kết với mỏ than. Điện chiếm khoảng 80% chi phí đào coin.
Một nhà máy đào Bitcoin gần Ekibastuz, Kazakhstan.
Vì thế, để tối ưu hóa doanh thu từ quá trình khai thác Bitcoin, các thợ đào thường sẽ tìm nơi có nguồn điện hấp dẫn và khí hậu mát mẻ. Đây là lý do khiến Kazakhstan trở thành điểm đến hàng đầu cho những thợ đào đang di cư. Quốc gia này có hơn 22 GW điện công suất, chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện than và khí đốt.
Kazakhstan cũng giáp với vùng Tân Cương, nơi từng nắm giữ gần 36% lượng khai thác Bitcoin trên thế giới. Ngoài ra, nơi đây cũng đủ mát mẻ để không phải yêu cầu điều hòa không khí. Điều này sẽ giúp giảm 30% lượng tiêu thụ điện năng.
“Rất nhiều người Trung Quốc đang liên hệ với chúng tôi và yêu cầu giúp đỡ để di dời thiết bị”, Didar Bekbauov, người điều hành công ty lưu trữ Bitcoin tại Almaty, Kazakhstan cho biết.
Video đang HOT
Dù có nguồn điện rẻ, Kazakhstan vẫn còn một hạn chế khi mạng lưới điện của nước này chỉ bổ sung được hơn 3 GW công suất trong 20 năm qua.
Nguồn năng lượng tái tạo
Việc đào Bitcoin dường như ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh. Đầu năm nay, hàng chục nghìn máy khai thác đã tiêu thụ khoảng 45 triệu kWh điện mỗi tháng ở một khu vực phía tây Trung Quốc và đã tiêu tốn khoảng 15.000 tấn than. Vì thế, ngoài tìm kiếm nguồn điện rẻ, đối với một số thợ mỏ, quyết định rời khỏi Trung Quốc cũng là cơ hội để sử dụng điện sạch.
Phần lớn điện năng trên thế giới vẫn đến từ việc đốt nhiên liệu. Tháng 5 vừa qua, Elon Musk cho biết Tesla sẽ dừng giao dịch mua Bitcoin vì lượng khí thải carbon của hoạt động này. Một liên minh các công ty đã khởi động Hiệp ước Khí hậu Crypto vào đầu năm nay để cam kết sẽ giúp thị trường này chuyển sang tiêu thụ 100% năng lượng tái tạo.
Một cơ sở tại Kearney, Nebraska, nơi Bit Digital đã có khoảng 5.000 máy đào.
Các nguồn năng lượng tái tạo như gió và nắng đôi khi có thể dồi dào, nhưng nhu cầu sẽ tăng cao khi ôtô, hệ thống sưởi nhà và các ngành công nghiệp nặng ngày càng chuyển sang dùng điện. Khu vực Bắc Âu từ lâu đã là một điểm khai thác Bitcoin phổ biến vì lượng thủy điện dồi dào. Tuy nhiên, khu vực này đang có dấu hiệu cạn kiệt điện vào đầu năm nay khi bị lạm dụng nhiều vào việc sản xuất.
Do đó, các quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và EU sẽ phải tăng cường xây dựng các trang trại điện gió và công viên năng lượng mặt trời để tăng cường biện pháp khử carbon chống biến đổi khí hậu.
Quy định luật pháp ít thay đổi
Sau cuộc đàn áp khai thác Bitcoin vào cuối tháng 5, các thợ mỏ hy vọng rằng họ sẽ không phải nhận tin tức rằng doanh nghiệp của họ đã bị đặt ngoài vòng pháp luật một lần nữa. Điều họ cần ngay lúc này là một quy chế về pháp luật ổn định để có thể khai thác và giao dịch Bitcoin.
Ngay cả tại Mỹ, vẫn có sự khác biệt về quy định giữa các tiểu bang. Công ty Cipher Mining Technologies đang nỗ lực nâng cao năng lực khai thác ở Texas – tiểu bang duy nhất có lưới điện phi điều tiết và Ohio vì giá điện rẻ và năng lượng carbon thấp. Vậy nên, so với New York, nơi các nhà lập pháp trước đây đã đề xuất một dự luật hạn chế khai thác tiền điện tử thì Texas và Ohio lý tưởng hơn.
Ngoài ra, thuộc tính địa lý của một địa điểm cũng cần được quan tâm, chẳng hạn việc nhiệt độ quá khắc nghiệt hay môi trường quá khô và nhiều bụi thì đó cũng không phải là một nơi thích hợp để khai thác Bitcoin.
El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên chính thức áp dụng Bitcoin dưới dạng đấu thầu hợp pháp.
Bit Digital, công ty khai thác được niêm yết trên Nasdaq, đã bắt đầu chuyển một số máy ở Trung Quốc sang Bắc Mỹ vào tháng 10. Một số thiết bị khai thác của Bit Digital cũng đã được chuyển đến trung tâm dữ liệu ở Kearney, Nebraska. Bryan Bullett, giám đốc điều hành Bit Digital ước tính rằng 500.000 máy khai thác đang được chuyển ra khỏi Trung Quốc do chính quyền nước này cấm cửa thợ đào.
Tháng trước, tổng thống El Salvador đã thông báo rằng đất nước của ông sẽ là nước đầu tiên chấp nhận Bitcoin như một cuộc đấu thầu hợp pháp và chỉ đạo công ty điện địa nhiệt đưa ra kế hoạch khai thác Bitcoin bằng núi lửa. Bullett và các giám đốc điều hành Bit Digital khác đã bay đến quốc gia Trung Mỹ vào cuối tháng trước để họp hai ngày với nội các của tổng thống.
Khi được hỏi liệu công ty có dự định gửi máy đến El Salvador hay không, Bullett cho biết điều này còn phụ thuộc vào các chi tiết và cần phải xem xét nhiều hơn nữa.
El Salvador cho đào Bitcoin bằng năng lượng núi lửa
Tổng thống của El Salvador muốn khai thác Bitcoin bằng cách dùng năng lượng tái tạo từ các núi lửa ở quốc gia này.
Đây có thể là chiến lược thu hút thợ đào đến với El Salvador
Sau khi đề xuất được thông qua, El Salvador chính thức trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa Bitcoin vào ngày 9.6.
Ngay sau đó, Tổng thống Nayib Bukele đã liên hệ với công ty địa nhiệt LaGeo, cho phép những thợ đào Bitcoin tận dụng nguồn tài nguyên núi lửa sẵn có của quốc gia này.
Ông thông báo trên Twitter như sau: "Tôi vừa đưa ra chỉ thị cho chủ tịch công ty LaGeo lên kế hoạch cung cấp năng lượng khai thác Bitcoin với giá rẻ, sạch, tái tạo được 100% và không có phát thải".
El Salvador cam kết chi tới 150 triệu USD để mua lại tiền mặt mà nhân dân không dùng tới. Những động thái này đều chưa có tiền lệ.
Tổng thống Nayib Bukele nghĩ ra sáng kiến dùng năng lượng núi lửa vì nhận ra El Salvador có hàng trăm megawatt tiềm năng địa nhiệt chưa được khai thác, cũng như mạng lưới các nhà máy điện chưa sử dụng hết công năng. Dùng năng lượng tái tạo từ núi lửa có thể là chiến lược thu hút các thợ đào Bitcoin trên khắp thế giới tìm đến với El Salvador, đồng thời giúp đồng mã hóa này được chấp nhận rộng rãi hơn.
Quá trình khai thác Bitcoin luôn bị chỉ trích vì tiêu tốn năng lượng, gây tổn hại đến môi trường. Báo cáo từ Bank of America cho thấy tổng lượng khí thải CO 2 của ngành công nghiệp Bitcoin toàn cầu đã tăng lên 60 triệu tấn, bằng với lượng khí thải từ 9 triệu chiếc ô tô.
Tháng 5 vừa qua, Elon Musk cũng tuyên bố Tesla không còn nhận thanh toán bằng Bitcoin vì việc khai thác Bitcoin đi ngược lại với tôn chỉ dùng năng lượng sạch của công ty.
Thêm tỉnh Trung Quốc cấm đào tiền ảo Tỉnh An Huy công bố lệnh cấm khai thác tiền ảo, cho biết động thái sẽ giúp giảm tình trạng thiếu năng lượng trong 3 năm tới. Chính quyền tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, sẽ thực hiện chiến dịch truy quét và đóng cửa toàn bộ các dự án khai thác tiền ảo nhằm cắt giảm tiêu thụ năng lượng, trong...