Giới chuyên gia Israel lý giải nguyên nhân cần tiêm vaccine cho bệnh nhân đã hồi phục
Quy định Thẻ Xanh mới bắt đầu có hiệu lực tại Israel từ ngày 3/10, theo đó một số địa điểm nhất định chỉ cho phép những người có thẻ này mới được ra, vào.
Nhân viên y tế Israel tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jerusalem, ngày 24/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quy định mới, những bệnh nhân mắc COVID-19 đã bình phục quá 6 tháng hoặc chưa tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 sẽ không được phép lui tới những địa điểm quy định Thẻ Xanh.
Thống kê cho thấy hiện có hơn 1,2 triệu người Israel đã bình phục sau khi mắc COVID-19, trong đó khoảng 443.000 người đã bình phục hơn 6 tháng trước song chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Dựa trên những nghiên cứu khoa học, giới chuyên gia Israel cho rằng những người đã khỏi bệnh cần tiêm 1 mũi vaccine duy nhất để tăng khả năng bảo vệ.
Theo giới chuyên gia, trên thực tế, những bệnh nhân đã bình phục sau khi mắc COVID-19 có sự bảo vệ hữu hiệu theo thời gian, đặc biệt là đối với nguy cơ mắc bệnh nặng. Trường hợp tái nhiễm rất hiếm, thậm chí một nghiên cứu sơ bộ được công bố tại Mỹ hồi tháng 11/2020 còn cho thấy những người đã bình phục có khả năng miễn dịch trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong làn sóng lây nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nhận định này đã lung lay, một phần do sự xuất hiện của biến thể Delta. Nếu trước đây, những bệnh nhân đã hồi phục vẫn mắc COVID-19 song với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với những người được tiêm 2 mũi vaccine, thì nay tỷ lệ này đang tăng lên.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy trong số 96.845 người mắc COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên (tháng 3 và 4/2020) nhưng không được tiêm phòng, chỉ có 880 người tái nhiễm vào mùa Hè này và chỉ có 2 người mắc COVID-19 nặng. Trong số 96.882 bệnh nhân đã khỏi bệnh được tiêm 1 mũi vaccine, chỉ có 246 người tái nhiễm trong khi 3 người mắc bệnh nặng.
Tương tự, trong số 184.969 người không được tiêm vaccine và đã mắc COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm thứ 2 (chủ yếu do biến thể Alpha gây ra), có 796 người tái nhiễm và 9 người mắc bệnh nặng. Trong số 55.423 bệnh nhân đã khỏi bệnh, được tiêm 1 mũi vaccine, chỉ có 89 người tái nhiễm, trong khi không có trường hợp nào mắc bệnh nặng.
Dựa trên các dữ liệu trên, giới chuyên gia Israel cho rằng những bệnh nhân bình phục chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn có khả năng miễn dịch cao đối với virus SARS-CoV-2, đặc biệt là trước nguy cơ tiến triển nặng. Do đó, tại cuộc họp ngày 2/9, hầu hết chuyên gia bỏ phiếu phản đối việc yêu cầu các bệnh nhân hồi phục phải tiêm vaccine để giữ Thẻ Xanh, song nhất trí tiêm 1 mũi vaccine cho những bệnh nhân đã bình phục hơn 3 tháng.
Đến ngày 14/9, các chuyên gia Israel lại thay đổi quyết định, cho rằng cần tiêm vaccine cho những bệnh nhân bình phục để duy trì Thẻ Xanh. Sự thay đổi này là do một nghiên cứu cho thấy những người hồi phục và được tiêm 1 mũi vaccine có khả năng bảo vệ tương tự như những người chưa bao giờ mắc bệnh nhưng được tiêm 3 mũi vaccine. Những bệnh nhân hồi phục chưa được tiêm phòng có khả năng miễn dịch tương đối tốt trong 10 tháng đầu tiên, mặc dù khả năng này chỉ bằng khoảng 1/2 so với những người tiêm 3 mũi vaccine. Sau 10 tháng, mức độ bảo vệ này giảm xuống chỉ còn 1/4 so với những người được tiêm 3 mũi vaccine. Không chỉ vậy, tỷ lệ tái nhiễm còn đang tăng lên ở những bệnh nhân trẻ hơn đã bình phục.
Israel yêu cầu bệnh nhân hồi phục vẫn cần tiêm vaccine để nhận 'Thẻ Xanh'
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, Bộ Y tế nước này đề xuất kể từ tháng tới những bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục cần được tiêm bổ sung một mũi vaccine mới đủ điều kiện để nhận "Thẻ Xanh" - tức chứng nhận miễn dịch với virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại thành phố Holon, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp Nội các chống COVID-19 của Israel tối 26/9, Bộ Y tế cho biết qua theo dõi số liệu, người khỏi bệnh COVID-19 nếu được tiêm thêm một mũi vaccine sẽ có khả năng miễn dịch tương đương với người được tiêm 3 mũi vaccine. Tuy nhiên, mức độ miễn dịch giảm dần theo thời gian. Vì vậy, để được nhận "Thẻ Xanh" họ cần được tiêm bổ sung vaccine sau 6 tháng.
Theo quy định hiện hành, người có "Thẻ Xanh" bao gồm những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 trở lên hoặc những người đã mắc và khỏi bệnh. Hiệu lực của "Thẻ Xanh" có giá trị trong 6 tháng, sau đó Bộ Y tế sẽ xem xét có gia hạn hay không. "Thẻ Xanh" cho phép người sở hữu được đến các tụ điểm công cộng trong không gian kín như nhà hàng, rạp hát hoặc sự kiện đông người.
Số bệnh nhân COVID-19 mới tại Israel trong tuần qua có xu hướng giảm, nhưng số bệnh nhân nặng vẫn ở mức cao. Trong ngày 26/9, Israel có 673 bệnh nhân nặng. Trong đó, 73% chưa được tiêm phòng vaccine, trong khi người tiêm 3 mũi chỉ chiếm 8%.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Nhóm xúc tiến tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Hàn Quốc ngày 27/9 đã công bố kế hoạch tiêm chủng quý IV.
Theo đó, từ tháng sau, Hàn Quốc sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 2,77 triệu thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi. Nhóm đối tượng này được tiêm bằng vaccine của hãng Pfizer (Mỹ), thời gian giữa 2 mũi tiêm là 3 tuần.
Phụ nữ mang thai sẽ đặt lịch tiêm từ ngày 8/10 tới, và được tiêm từ ngày 18/10 bằng vaccine của hãng Pfizer hoặc Moderna (Mỹ) tại các cơ sở y tế được ủy thác trên toàn quốc. Nhóm xúc tiến tiêm chủng cho biết phụ nữ mang thai là nhóm có rủi ro cao nếu mắc COVID-19, tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng khi mắc bệnh cao hơn phụ nữ cùng độ tuổi gấp 6 lần. Do đó, Nhóm xúc tiến tiêm chủng khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng vaccine. Người nào có bệnh lý nền hoặc mang thai dưới 12 tuần tuổi thì trước khi tiêm cần kiểm tra tình trạng của người mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ bắt đầu tiêm mũi bổ sung cho nhóm có rủi ro cao từ tháng sau. Trong giai đoạn một từ tháng 10, cơ quan phòng dịch sẽ ưu tiên tiêm mũi bổ sung cho người có hệ miễn dịch suy giảm, người trên 60 tuổi, người làm việc tại các cơ sở y tế. Cơ quan phòng dịch cũng sẽ xây dựng phương án cụ thể, tiêm mũi bổ sung cho các nhân lực thiết yếu xã hội trong giai đoạn hai. Loại vaccine tiêm là của Pfizer hoặc Moderna, cách 6 tháng sau mũi tiêm trước đó.
Nhóm xúc tiến tiêm chủng cũng quyết định giảm thời gian giữa hai mũi tiêm vaccine của Pfizer và Moderna xuống còn 5 tuần hoặc 4 tuần. Cơ quan phòng dịch sẽ có hướng dẫn riêng tới những người tiêm mũi hai từ ngày 28/9, và tự động phản ánh thay đổi này vào hệ thống tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Nếu tiêm bằng vaccine còn dư thì thời gian giữa 2 mũi đối với vaccine của Pfizer được rút xuống còn 3 tuần, vaccine của Moderna là 4 tuần.
Toàn bộ những người chưa được tiêm hoặc chưa đặt được lịch tiêm sẽ có thể đặt lịch tới hết 18 giờ ngày 30/9 và tiêm bằng vaccine của Pfizer hoặc Moderna từ ngày 1-16/10.
Vaccine của hãng Janssen về cơ bản dành cho đối tượng là người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, trong số những người trên 30 tuổi, người nào cần tiêm xong sớm hoặc khó có thể tiêm 2 lần, có thể hỏi ý kiến các trung tâm y tế để đặt tiêm loại vaccine này.
Nhóm xúc tiến tiêm chủng cho biết tới cuối tháng 10, sẽ có khoảng 90% dân số trên 60 tuổi và 80% dân số trên 18 tuổi ở Hàn Quốc sẽ hoàn thành tiêm chủng.
Israel không cho phép giáo viên chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 đến trường Ngày 23/9, Bộ Giáo dục Israel ra thông báo cho biết các giáo viên nước này chưa têm vaccine ngừa COVID-19 sẽ không được phép đến trường trừ phi họ có kết quả xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh nguy hiểm này. Trẻ em Israel tại một trường học ở Jerusalem ngày 1/9/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo quyết định của...