Giới chuyên gia dịch tễ Hàn Quốc khuyến cáo về biến thể Delta Plus
Ngày 4/8, các chuyên gia dịch tễ Hàn Quốc đã khuyến cáo chính phủ nước này cần thực hiện ngay các biện pháp phủ đầu trước khi biến thể Delta Plus lây lan rộng ra cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 1/8/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 3/8 đã ghi nhận có 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Delta Plus, một dòng phụ của biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ hồi tháng 4. Điều đáng chú ý là một bệnh nhân nam khoảng 40 tuổi không có tiền sử du lịch nước ngoài trong khi người còn lại khoảng 50 tuổi vừa trở về từ Mỹ. Việc cả hai người đều đã tiêm chủng đầy đủ nhưng vẫn bị nhiễm đã làm dấy lên những lo ngại rằng chủng Delta Plus có thể kháng được vaccine.
Phát biểu trước báo giới ngày 3/8, một quan chức cấp cao của KDCA nhấn mạnh rằng Hàn Quốc nên cảnh giác với biến thể Delta plus song cũng không cần phải quá lo lắng. Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cũng cho rằng người dân nước này không nên quá lo lắng, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành cuộc điều tra dịch tễ học để tìm ra nguồn lây truyền loại biến thể mới này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia Hàn Quốc vẫn khuyến cáo chính phủ cần thực hiện ngay các biện pháp phủ đầu để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của chủng virus mới. Đa số ý kiến đều cho rằng những đánh giá sai lầm trước đây của Chính phủ Hàn Quốc về biến thể Delta đã dẫn đến sự lây lan rộng của dịch bệnh cũng như làn sóng lây nhiễm thứ tư hiện nay. Thời điểm Hàn Quốc phát hiện các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Delta (tháng 4/2021), các cơ quan chức năng đã không phản ứng đủ nhanh với các biện pháp kiểm dịch mạnh mẽ và còn liên tục cho rằng “tình hình đã được kiểm soát”. Kết quả là biến thể Delta đã lây lan nhanh chóng với khoảng 60% tổng số ca nhiễm mới trong tuần thứ 4 của tháng 7 vừa qua.
Giáo sư chuyên về hô hấp Chon Eun-mi làm việc tại Bệnh viện Mokdong thuộc Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc) cho rằng chính phủ nên mở rộng các xét nghiệm giải trình tự gene để phát hiện thêm các trường hợp khác nhiễm biến thể Delta Plus. Nếu giả định biến thể Delta Plus tương tự như chủng Delta ban đầu thì điều đó cũng có nghĩa là vaccine và phương pháp điều trị hiện nay có thể còn kém hiệu quả hơn.
Kim Woo-joo, Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện đại học Guro (Hàn Quốc) cho rằng chính phủ không nên đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của loại biến thể mới cho dù chỉ mới ghi nhận có 2 trường hợp nhiễm. Ông lưu ý thêm rằng cần phải tiến hành một cuộc điều tra dịch tễ học kỹ lưỡng trong khi đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu về biến thể Delta Plus.
Trong khi đó, Công ty khảo sát ý kiến và nghiên cứu thị trường Hankook (Hankook Research) mới đây đã tiến hành cuộc khảo sát nhận thức của người dân về dịch COVID-19 từ ngày 27-29/7. Kết quả cho thấy 84% người được hỏi ủng hộ biện pháp nâng giãn cách xã hội lên cấp độ 4 đối với khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận (tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon). Chỉ có 20,5% ý kiến cho rằng cần duy trì lệnh giãn cách xã hội như hiện nay đến cuối tháng 8; 25,1% ủng hộ gia hạn lệnh giãn cách xã hội đến cuối tháng 9 và 20,3% đồng ý cần giữ nguyên lệnh giãn cách xã hội đến cuối tháng 11, thời điểm dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng.
Thuyền viên Việt trên tàu dầu bị Iran bắt có 'sức khỏe tốt'
Bộ Ngoại giao xác nhận hai thuyền viên Việt Nam trên tàu dầu Hàn Quốc bị Iran bắt đều đang trong tình trạng ổn định và sẽ có biện pháp bảo hộ công dân.
"Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã liên hệ được với hai thuyền viên Việt Nam. Cả hai đều trong tình trạng sức khỏe ổn định và tinh thần tốt", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.
Bà Hằng cho biết thêm nhân viên đại sứ quán sẽ gặp lãnh sự hai thuyền viên nói trên vào ngày 18/1 và sẽ có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc và Iran trước đó đề nghị giới chức sở tại bảo đảm an toàn sức khỏe và điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho hai công dân Việt Nam trên tàu dầu bị bắt.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo ngày 3/12/2020. Ảnh: Vũ Anh .
Tàu Hankuk Chemi chở theo 7.200 tấn ethanol xuất phát từ thành phố Jubail, Arab Saudi, bị Iran bắt hôm 4/1 khi đang trên hành trình đến Fujairah, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Thủy thủ đoàn gồm 20 thuyền viên, trong đó có hai công dân Việt Nam.
Vụ bắt tàu diễn ra chỉ vài ngày trước khi Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Choi Jong-kun dự kiến thăm Iran, nhằm thảo luận về việc Tehran yêu cầu Seoul trả 7 tỷ USD đang bị đóng băng tại các ngân hàng Hàn Quốc do lệnh trừng phạt của Mỹ. Vấn đề này đã khiến căng thẳng giữa Seoul và Tehran gia tăng.
Dự án gần 1 tỷ USD phát triển xe tự hành tại Hàn Quốc Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 14/1, Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư 1.100 tỷ won (999 triệu USD) vào các dự án phát triển công nghệ xe tự hành và thiết lập cơ sở hạ tầng liên quan để có thể triển khai rộng rãi vào năm 2027. Xe buýt tự lái "Zero Shuttle" chạy thử trên tuyến...