Giới chức Trung Quốc đang thực sự lo lắng về rủi ro khủng hoảng tài chính?
Nhóm chuyên trách về xử lý khủng hoảng tài chính đã có đến 10 cuộc họp chỉ trong 2 tháng – một tần suất cao bất thường.
Ảnh: Stock Market Eye
Một nhóm làm việc dẫn đầu bởi cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chịu trách nhiệm giữ ổn định tài chính trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ ngày một tồi tệ hơn trong ngày thứ Bảy vừa rồi đã nhóm họp đến lần thứ 10 trong 2 tháng, theo tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post).
Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lưu Hạc, đã yêu cầu Ủy ban tài chính và phát triển do ông quản lý tiến hành họp bàn về cách ngăn và giải quyết các rủi ro tài chính, theo tuyên bố được đưa ra trên trang web của chính phủ Trung Quốc trong ngày Chủ Nhật.
Ông Lưu bắt đầu quản lý nhóm các nhà hoạch định chính sách tài chính cao cấp này bắt đầu từ tháng 7/2018 và có cuộc họp đầu tiên vào ngày 24/8/2018, theo báo cáo của China Securities Journal.
Chi tiết nội dung của 8 cuộc họp đầu tiên không được công bố, dù truyền thông Trung Quốc có đưa tin rằng ông Lưu đã chủ trì 3 cuộc họp.
Chuyên gia cao cấp về kinh tế Trung Quốc tại ngân hàng Pháp Natixis, ông Xu Jianwei, nhận xét: “Việc các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc lo lắng là có thật. Một trong những ưu tiên lớn nhất của Bắc Kinh trong năm nay chính là giảm bợ, thế nhưng chính sách đó sẽ buộc phải thay đổi bởi có nhiều vấn đề tồi tệ hơn đã xảy ra”.
Ông Jianwei nhận định rằng nếu hoạt động giảm nợ vẫn tiếp diễn, nhiều công ty Trung Quốc có thể chết. Thế nhưng nếu hoạt động giảm nợ chững lại, rủi ro tài chính sẽ tăng lên chóng mặt, chính vì vậy cũng dễ hiểu tại sao các nhà quản lý Trung Quốc lại trở nên lo lắng. Bản thân ông cũng không tin rằng cho đến nay giới chức Trung Quốc đã tìm ra giải pháp để thoát khỏi những rắc rối hiện tại.
Video đang HOT
Giới chuyên gia nghiên cứu cảnh báo sự leo thang của chiến tranh thương mại sẽ có thể tạo ra khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc. .
Theo tuyên bố đăng tải trên trang web của ủy ban, các nhà quản lý đồng thuận rằng chính sách kinh tế nên cần phải tạo ra khung ủng hộ chính sách cho Trung Quốc bao gồm 3 nội dung lớn: chính sách tiền tệ trung lập, lĩnh vực doanh nghiệp phát triển tốt và thị trường chứng khoán vận hành tốt.
Đặc biệt, các ngân hàng không nên ngừng hoặc rút các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ.
Cuộc họp mới đây nhất của ủy ban diễn ra chỉ 1 ngày sau khi ông Lưu và 3 quan chức tài chính hàng đầu Trung Quốc bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc – ông Yi Gang; người đứng đầu Ủy ban ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc – ông Guo Shuqing và chủ tịch Ủy ban quản lý ngành chứng khoán Trung Quốc – ông Liu Shiyu tuyên bố công khai về mục tiêu sẽ có biện pháp để củng cố niềm tin vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Siết tín dụng bất động sản, phòng ngừa "núp bóng" vay tiêu dùng
Bức tranh về tín dụng bất động sản không chính xác, khi hơn một nửa tín dụng tiêu dùng đổ vào bất động sản, điều này tiềm ẩn những rủi ro.
Năm 2019 tiếp tục siết tín dụng vào bất động sản
Thông tư 19 chủa Ngân hàng Nhà nước (ngày 28/12/2017) sửa đổi, bổ sung Điều 17 Thông tư 36, quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.
Chỉ thị 04 của Ngân hàng Nhà nước (ngày 2/8/2018) cũng khẳng định chủ trương "Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt); Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản". Thực tế, các ngân hàng khó còn "room" tín dụng để cho vay bất động sản.
Như vậy, tỷ lệ tín dụng bất động sản đã tiếp tục được giảm xuống và sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn trong năm 2019.
Các doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước thách thức về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng.
Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) ở nước ta, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng ngân hàng để đầu tư vào các dự án. Nguồn vốn huy động trước từ khách hàng của các chủ đầu tư phần lớn khách hàng cũng vay ngân hàng để mua nhà.
Các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản. Thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường bất động sản do mới chỉ có rất ít doanh nghiệp bất động sản niêm yết.
Bức tranh về tín dụng bất động sản không chính xác
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6/2018 cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, con số này cũng thấp hơn rất nhiều so với những năm trước.
Bên cạnh các khoản vay với mục đích đầu tư bất động sản, cho vay cũng liên quan đến nhà đất là mua nhà, sửa nhà để ở đang được xếp vào mảng tín dụng tiêu dùng của người dân. Tính đến cuối năm 2017, dự nợ tín dụng tiêu dùng khoảng hơn 1,1 triệu tỷ đồng thì có tới 53% là cho vay mua, sửa chữa nhà ở.
Bức tranh về tín dụng bất động sản không chính xác.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia tài chính - ngân hàng) nếu tính gộp cả tiền cho vay mua, sửa nhà để ở thì khoản vay liên quan đến bất động sản chiếm tới khoảng 20% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế. Việc cho vay bất động sản núp bóng tín dụng tiêu dùng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tín dụng tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, dư nợ tín dụng tiêu dùng đã tăng trưởng nhưng phần lớn chảy vào bất động sản qua mua nhà.
"Điều này làm cho bức tranh về tín dụng bất động sản không chính xác, cần phải tách tín dụng mua nhà, sửa nhà khỏi tín dụng tiêu dùng để đổ về tín dụng bất động sản. Tín dụng mua nhà, sửa nhà thực chất là tín dụng bất động sản vì nó gồm đủ hai yếu tố là vay ngân hàng (để mua bất động sản) và thế chấp bằng chính tài sản mua" - TS Hiếu nói.
TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích thêm, nếu tính con số 20% dư nợ bất động sản (gồm cả cho vay thẳng vào bất động sản và thông qua tín dụng tiêu dùng) là rất cao. Thông thường trong nền kinh tế nếu tín dụng cho vay bất động sản dừng ở 10% là hợp lý.
Tuy nhiên, mức này vẫn chưa phải báo động, mức báo động phải là từ 30% trở lên. Nếu ở mức này thì tín dụng bất động sản rủi ro rất lớn, thị trường bất động sản có thể rơi vào khủng hoảng và giá bất động sản xuống rất nhanh. Giá xuống thì tài sản bảo đảm cho khoản vay mất đi giá trị, trở thành nợ xấu và ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng./.
Phương Hoài
Theo vov.vn
Lãi suất tăng kích hoạt khủng hoảng Nhà phân tích kinh tế Jesse Colombo, đã có bài bình luận trên tạp chí Forbes: "Lãi suất (LS) tăng sẽ kích hoạt cuộc khủng hoảng tài chính sắp tới ra sao" trên tạp chí Forbes. Bài viết cảnh báo về bong bóng và khủng hoảng tài chính trong tương lai sau chu kỳ tăng LS lần này của Cục Dự trữ Liên...