Giới chức Mỹ – Trung đánh giá tích cực các cuộc gặp song phương
Theo hãng tin Reuters, Mỹ và Trung Quốc đều đánh giá tích cực về các cuộc gặp giữa Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tại thủ đô Bắc Kinh ngày 5/6, cho rằng các cuộc thảo luận diễn ra “thẳng thắn và hiệu quả”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ “hai bên đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn và hiệu quả như một phần của các nỗ lực đang diễn ra nhằm duy trì các đường dây liên lạc mở và xây dựng trên cơ sở ngoại giao cấp cao gần đây giữa hai nước”. Người phát ngôn an ninh quốc gia của Nhà Trắng John Kirby mô tả cuộc họp đạt được tiến bộ trong việc mở ra các đường dây liên lạc bổ sung, dù trên thực tế các kênh liên lạc quân sự giữa hai nước vẫn ngừng hoạt động.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố nhấn mạnh: “Hai bên đã trao đổi thông tin thẳng thắn, xây dựng và hiệu quả về việc thúc đẩy cải thiện quan hệ Mỹ – Trung, quản lý và kiểm soát hợp lý các khác biệt”. Theo tuyên bố, hai bên cũng đã nhất trí duy trì liên lạc.
Video đang HOT
Các cuộc họp trên diễn ra sau khi các quan chức cấp cao hai bên tiến hành nhiều cuộc gặp trong thời gian qua.
Tháng 11/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã vạch ra lộ trình cải thiện quan hệ nhiều tầng nấc gồm các chuyến thăm của các quan chức cấp cao về tài chính, thương mại và ngoại giao.
Rời Trung Quốc, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Kritenbrink sẽ đến Auckland để dự Đối thoại Chiến lược Mỹ – New Zealand.
Điện Kremlin nói về 'khoảng trống lớn' trong kiểm soát vũ khí toàn cầu
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 29/5 cho biết có một "khoảng trống lớn" trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, và khoảng trống đó cần được lấp đầy bằng các thỏa thuận an ninh quốc tế mới.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
"Trong lĩnh vực này, lĩnh vực kiểm soát vũ khí, ổn định chiến lược, tất nhiên có khoảng trống lớn cần phải gấp rút được lấp đầy bằng những thỏa thuận quốc tế mới", người phát ngôn phát biểu trước các phóng viên.
Điện Kremlin chỉ ra đây là hệ quả bắt nguồn từ này mối quan hệ không tốt giữa một số quốc gia và nói rằng Nga không phải chịu trách nhiệm về tình hình thế giới hiện nay.
"Đây là lợi ích của toàn cầu. Để đạt được những thỏa thuận an ninh mới, bạn cần phải có quan hệ song phương hiệu quả với một số quốc gia mà hiện tại chúng tôi không có và cũng không phải do lỗi của chúng tôi", ông Peskov nhấn mạnh.
Giữa tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov làm đại diện giám sát các thủ tục tại Quốc hội liên quan đến quá trình bãi bỏ Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), một hiệp ước vốn nhằm điều chỉnh số lượng lực lượng được triển khai theo Hiệp ước Warsaw và của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như thiết lập các cơ chế minh bạch khác nhau, chẳng hạn như kiểm tra xác minh tại chỗ.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Ryabkov, Hiệp ước CFE đã gặp vấn đề trong nhiều năm, do đó việc Nga rút khỏi hiệp ước này không thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Phía Nga cho rằng thế giới trong thời gian tới sẽ hoàn toàn khác so với thế giới những năm 1990 hoặc 1999 và điều này đòi hỏi những cách tiếp cận mới, trong đó có cả vấn đề kiểm soát vũ khí.
Hiệp ước CFE được ký giữa 16 thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và 6 thành viên của Tổ chức Hiệp ước Warsaw vào năm 1990 nhằm giảm căng thẳng giữa 2 khối. CFE quy định giới hạn trong việc triển khai các lực lượng vũ trang thông thường trên lục địa châu Âu và thiết lập các cơ chế để kiểm tra.
Nga từ lâu đã lập luận rằng việc NATO mở rộng thành viên (bao gồm các thành viên cũ của Tổ chức Hiệp ước Warsaw) đang phá hoại CFE. Năm 2007, Nga tuyên bố đình chỉ một phần CFE với lý do các thành viên mới của NATO không tuân thủ các giới hạn được quy định trong hiệp ước nhưng vẫn tham gia các cuộc họp của nhóm cố vấn chung.
Năm 2015, Moskva đã rút hoàn toàn khỏi các cơ chế CFE vì "không có nhu cầu tiếp tục tham gia" và chỉ tham gia theo nghĩa hình thức cho đến nay.
Triều Tiên nêu điều kiện để ngồi vào bàn đàm phán với Nhật Bản Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố ngày 29/5 của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nêu rõ nước này sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Nhật Bản nếu Tokyo có thái độ phù hợp, đồng thời khẳng định vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản "đã được giải quyết". Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát...