Giới chức Mỹ ’sờ gáy’ sàn giao dịch tiền kỹ thuật lớn nhất thế giới
Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) của Mỹ cáo buộc sàn giao dịch tiền kỹ thuật lớn nhất thế giới Binance, cùng người sáng lập Changpeng Zhao, vi phạm các quy định về giao dịch.
Ngày 27/3, Chủ tịch CFTC, ông Rostin Behnam, cho biết các cáo buộc trên là một phần kết quả của chiến dịch phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai trái trong thị trường tài sản kỹ thuật số đầy biến động và rủi ro. Động thái này một lần nữa cho thấy Washington đang ngày càng siết chặt kiểm soát với lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang trong thời kỳ phát triển này ồ ạt này.
Các cáo buộc nhằm vào CEO Changpeng Zhao cùng với 3 pháp nhân tạo nên đế chế tiền kỹ thuật số Binance. Trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, Changpeng Zhao được coi là “kình địch” của Sam Bankman-Fried, người sáng lập sàn giao dịch FTX. Nhân vật này cũng đã bị bắt tại Bahamas vào tháng 12/2022, cùng với các tội danh gian lận và rửa tiền. Dự kiến ông Bankman-Fried sẽ phải ra hầu tòa vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Ông Behnam cho biết trong nhiều năm qua, Binance đã cố tình vi phạm quy định của CFTC để vừa giữ dòng tiền luân chuyển mà vẫn “lách” các biện pháp quản lý của nhà chức trách. Các cáo buộc được đưa ra như một lời cảnh cáo với bất kỳ ai tham gia lĩnh vực tài sản kỹ thuật số rằng CFTC không dung thứ cho mọi hành vi cố tình vi phạm luật pháp Mỹ.
Cụ thể, theo các cáo buộc, Binance đã không tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc đối với một công ty hoạt động như một thị trường phái sinh vốn được áp dụng với các công ty giao dịch lớn của Mỹ. Ngoài ra, Binance còn cho rằng tiền kỹ thuật nằm ngoài tầm với của các quy tắc tài chính.
Kể từ tháng 7/2019, chương trình tuân thủ quy định của Biance đã bị vô hiệu hóa. Dưới sự lãnh đạo của Zhao, các nhân viên và khách hàng của Biance được hướng dẫn thực hiện các thao tác nhằm “lách” các biện pháp giám sát tuân thủ để tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
Truyền thông Mỹ đưa tin Ủy ban Chứng khoán và giao dịch, Sở Thuế vụ và các công tố viên liên bang Mỹ đã vào cuộc điều tra các hoạt động Biance. Công ty này bị cho là thường xuyên thách thức các nhà quản lý khi không đăng ký như một sàn giao dịch tài sản công khai với lập luận rằng tiền kỹ thuật số không nằm trong diện phải tuân thủ các quy định tài chính.
Các cáo buộc nhằm vào Biance được đưa ra chỉ vài tuần sau khi 2 công ty cho vay “thân cận” của giới đầu tư tiền kỹ thuật tại Mỹ là Silvergate và Signature sụp đổ, khiến hoạt động kinh doanh liên quan loại tiền này gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan quản lý trên toàn cầu đang ngày càng quan tâm đến việc giám sát lĩnh vực tiền kỹ thuật số vốn ngày càng bùng nổ trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành, khiến nhiều người bị mắc kẹt ở nhà và bị hấp dẫn bởi lợi nhuận lớn từ giao dịch trên sàn Bitcoin. Thị trường tiền kỹ thuật số toàn cầu được định giá ở mức hơn 1.000 tỷ USD và con số này tăng mạnh trong những tháng gần đây dù vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 3.000 tỷ USD vào năm 2021.
Nguồn quỹ của khách hàng trên FTX 'bốc hơi' 1 - 2 tỷ USD
Sau khi FTX Group, công ty vận hành sàn giao dịch tiền ảo lớn thứ ba thế giới, nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 của Luật phá sản Mỹ, hãng Reuters cho hay 1 - 2 tỷ USD từ nguồn quỹ của khách hàng đã biến mất khỏi FTX.
1 - 2 tỷ USD từ nguồn quỹ của khách hàng được cho là đã biến mất khỏi FTX. Ảnh: pymnts.com
Trước đó, cả hãng Reuters và Thời báo Phố Wall đều đưa tin cựu CEO của FTX, Bankman-Fried, đã chuyển 10 tỷ USD từ nguồn quỹ của khách hàng trên FTX sang đơn vị giao dịch tài sản kỹ thuật số, Alameda Research.
Mối quan hệ giữa FTX và Alameda, cũng do Bankman-Fried sáng lập đang được nhiều cơ quan quản lý như Bộ Tư pháp, cũng như Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) tiến hành điều tra. Hãng Reuters trích nguồn tin thân cận cho biết phần lớn trong số 10 tỷ USD được chuyển đến Alameda "đã biến mất".
Trả lời phỏng vấn hãng Reuters về thương vụ chuyển 10 tỷ USD sang Alameda, ông Bankman-Fried khẳng định FTX không bí mật chuyển nhượng và một số thông tin nội bộ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, khi được hỏi về các khoản tiền cụ thể đã "biến mất", ông Bankman-Fried đã không đưa ra câu trả lời.
Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, FTX cho biết việc đệ đơn phá sản là cần thiết để công ty "đánh giá tình hình và phát triển một quy trình nhằm tối đa hóa khả năng thu hồi tài sản cho các bên liên quan". CEO Bankman-Fried đã tuyên bố rằng người dùng Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt thanh khoản.
Sự sụp đổ của FTX có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến các công ty tiền điện tử khác phụ thuộc vào công ty này để tồn tại.
Trước đó, các công ty cho vay tiền điện tử C Network và Voyager đã tuyên bố phá sản vào tháng 7/2022 sau khi chặn việc rút tiền của người dùng.
Công ty giao dịch tiền điện tử Wintermute bị tin tặc đánh cắp 160 triệu USD Công ty giao dịch tiền điện tử Wintermute của Mỹ đã trở thành nạn nhân của một vụ tấn công mạng khi bị tin tặc đánh cắp lượng tài sản kỹ thuật số trị giá khoảng 160 triệu USD. Đây là vụ tấn công mới nhất trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số - lĩnh vực luôn phải đối mặt với rủi ro...