Giới chức Mỹ lại “sục sôi” với Trung Quốc vì biển đảo
“ Những yêu sách về hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông rất đáng ngờ và mưu đồ lớn hơn của Trung Quốc cần phải được ngăn chặn để bảo vệ hòa bình trong khu vực”. Đó là tuyên bố vừa được ông Dana Rohrabacher – Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đưa ra hôm 30/10.
Ảnh minh họa
Phát biểu tại phiên điều trần của Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về một loạt mối đe dọa hàng hải và địa lý khác từ Trung Quốc, ông Rohrabacher – một nghị sĩ của Đảng Cộng hòa đến từ bang California – cho rằng, chiến lược lâu dài được chuẩn bị chu đáo của Bắc Kinh là nhằm bành trướng, khiêu khích, thách thức và cuối cùng là thống trị khu vực.
Theo lời Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ sẽ là vô nghĩa nếu Mỹ không thực sự hiểu rõ mối đe dọa trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, ông Richard Fisher – một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, trong phát biểu trước buổi điều trần đã bày tỏ sự lo ngại rằng, việc Trung Quốc dùng sức ép về mặt quân sự để theo đuổi những yêu sách về hàng hải đang ngày càng làm tăng nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột quân sự, đặc biệt là với Nhật Bản và Philippines.
Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và theo đó gia tăng các hoạt động dọa dẫm, uy hiếp các đồng minh của Mỹ là nhằm thách thức khả năng của Washington trong việc bảo vệ bạn bè và từ đó làm suy giảm tính đáng tin cậy của những cam kết của Mỹ đối với khu vực, ông Fisher nhận định.
Video đang HOT
Nhật Bản hiện tại gần như liên tục ở trong tình trạng đối đầu phi bạo lực với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc vì tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tuy nhiên, chưa lúc nào mà khả năng bùng phát một cuộc xung đột quân sự giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á lại cao như thời điểm này. Trong khi đó, Philippines đang bị các lực lượng Trung Quốc đẩy ra khỏi khu vực bên trong và ngoài Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ), ông Fisher cho biết thêm.
Ông Steven Mosher – người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dân số – một tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc, cho rằng, chỉ có sự tồn tại tiếp tục của Hạm đội Thứ 7 của Mỹ ở Nhật Bản mới có thể kiềm chế được Trung Quốc. Nếu không có Hạm đội Thứ 7, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ chiếm đóng những quần đảo còn lại ở Biển Đông bằng vũ lực. Trung Quốc sau đó có thể yêu cầu các tàu thuyền phải xin phép họ trước khi đi qua lại các vùng lãnh hải mà họ gọi là “vùng biển nội địa”, ông Mosher cho hay.
Kiệt Linh – (theo Philippine Star)
Theo_VnMedia
Đài Loan đáp trả Trung Quốc bằng sát thủ săn ngầm
Đài Loan hôm 31/10 đã trình làng máy bay săn tàu ngầm tầm xa đầu tiên của hòn đảo này, vài ngày sau khi Bắc Kinh khoe hạm đội tàu ngầm hạt nhân nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự đang ngày càng mở rộng của mình.
Dân Trí đưa nguồn AFP cho biết, quân đội Đài Loan đã giới thiệu Lockheed P-3C Orion tại một buổi lễ do nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu chủ trì tại một căn cứ không quân ở huyện Pingtung, miền nam Đài Loan.
Được biết, máy bay đã được chuyển giao vào cuối tháng trước. Lực lượng không quân Đài Loan sẽ nhận thêm 3 chiếc nữa vào cuối năm nay và 8 chiếc khác cho tới năm 2015.
Ông Mã khẳng định phi đội 12 chiếc P-3C của Đài Loan được đặt hàng của Mỹ, "là những máy bay tiên tiến nhất trong hàng trăm máy bay đang phục vụ ở nhiều nước trên khắp thế giới".
"Tôi tin rằng sau khi máy bay gia nhập không quân, chúng tôi sẽ chứng kiến khả năng tấn công chống tàu ngầm, hạm đối hạm và đối không của chúng ta tăng lên đáng kể".
Các chuyên gia đánh giá máy bay được tân trang lại P-3C của Đài Loan sẽ tăng tầm do thám của phi đối chống tàu ngầm hiện nay lên gấp 10 lần. Máy bay có thể bay tới 17 giờ và được trang bị tên lửa Harpoon cùng ngư lôi MK46.
Lãnh đạo Mã Anh Cửu phát biểu tại buổi lễ giới thiệu máy bay săn tàu ngầm tầm xa đầu tiên của Đài Loan.
Phi đội P-3C mới, có giá vào khoảng 1,96 tỷ USD, sẽ thay thế cho phi đội chống tàu ngầm già cỗi S-2T.
Buỗi lễ được tổ chức long trọng ngày 31/10 diễn ra sau khi một loạt báo chí nhà nước Trung Quốc đăng tải bài và hình ảnh về hạm đội tàu ngầm đã có từ 4 thập niên qua của nước này, như một tuyên bố về sức mạnh đại dương của Trung Quốc.
Ngày 10/8, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho hay Trung Quốc đang có kế hoạch nâng cấp khả năng chiến đấu của quân đội lên cấp độ đủ mạnh để có thể tiến hành một cuộc tấn công tổng lực Đài Loan vào năm 2020.
VNE dẫn lời Hãng thông tấn Xinhua và báo điện tử People's Daily đăng tải những bức ảnh chụp tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên, được cho là thuộc lớp Xia, có tuổi đời vài thập kỷ. Chúng sẽ "phi nước đại dưới đại dương, trở thành lực lượng bí ẩn, làm nên tiếng sấm dưới biển sâu", và là "cây gậy sát thủ khiến kẻ thù run sợ". Được biết, tàu ngầm hạt nhân lớp Xia có 6 ống phóng ngư lôi 533 mm và mang được tổng cộng 12 ngư lôi Yu-3.
"Đây là lần đầu tiên tàu ngầm lớp Xia được đưa ra bàn thảo chi tiết như vậy trên báo chí nhà nước Trung Quốc. Khi quân đội Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa thì lực lượng này cũng trở nên sẵn sàng công khai hơn về năng lực của họ", ông Taylor Fravel - một chuyên gia về an ninh Trung Quốc ở Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã nhận định như vậy.
Lính hải quân Trung Quốc dàn hàng trên tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: VNE
Ông Paul Haenle, một cựu quan chức an ninh của Nhà Trắng, cho biết, Trung Quốc hiện sở hữu 3 chiếc tàu ngầm lớp Jin đang hoạt động và cũng đang đóng hai chiếc khác cùng loại.
Hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây đang ngày càng thể hiện sự quyết liệt khi mà năng lực của lực lượng này được tăng lên. Hồi tháng 6, Mỹ tiết lộ các tàu chiến của Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến hành các chuyến tuần tra ở khu vực đặc quyền kinh tế của cường quốc số 1 thế giới. Tiếp ngay tháng sau đó, tàu khu trục của Trung Quốc cũng lần đầu tiên đi xuyên qua eo biển giữa Nga và bắc Nhật Bản. Hải quân Trung Quốc cũng ngày càng hoạt động tích cực hơn ở Thái Bình Dương, đặc biệt ở những khu vực Biển Đông mà Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền với các quốc gia Đông Nam Á.
Tàu thuyền và máy bay Trung Quốc cũng đang ngày một bành trướng hơn trong việc thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ngày 27/10, Nhật Bản đã phải lần thứ ba liên tiếp phái máy bay chiến đấu đi chặn máy bay quân sự Trung Quốc lượn lờ đầy khiêu khích gần không phận của họ.
Theo Báo Đất Việt
Mỹ không để Nhật đơn độc đối đầu với Trung Quốc? Ngày 29.10, chủ tịch Ủy ban quân sự hạ viện Mỹ Mike Howe phát biểu tại cuộc họp báo rằng, Mỹ không nên đến "bước đường cùng" mới lộ diện, để một mình Nhật tự nâng cao sức mạnh quân sự của lực lượng tự vệ để đối phó với Trung Quốc là vô cùng nghiêm trọng. Máy bay hiện đại nhất của...