Núi lửa Merapi tại Indonesia – một trong những núi lửa hoạt động nhiều nhất thế giới, đã phun trào trở lại ngày 17/3, và vẫn không ngừng đẩy ra những lớp tro bụi nóng và các vật liệu núi lửa trong ngày 18/3.
Cột khói và tro bụi phun lên từ miệng núi lửa Merapi, nhìn từ làng Tunggularum ở Sleman, Indonesia, ngày 11/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài quan sát núi lửa Merapi của Indonesia đã ghi lại được những hình ảnh cho thấy nham thạch phun trào từ miệng núi lửa, gây ra cột tro bụi cao khoảng 1.300m hướng lên bầu trời trong đêm 17/3.
Cơ quan giám sát núi lửa quốc gia Indonesia ngày 18/3 ra thông báo không ngoại trừ khả năng hoạt động của núi lửa có thể gây gián đoạn các hoạt động xã hội thường nhật, đồng thời kêu gọi người dân đề phòng nguy hiểm từ dòng nham thạch của núi lửa, đặc biệt khi có trời mưa.
Tuần trước, núi lửa Merapi cũng vừa phun trào, gây ra cột tro bụi cao khoảng 3.000m. Mưa bụi đã bao phủ ít nhất 8 làng xung quanh.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về núi lửa, Merapi đang trong giai đoạn hoạt động nhiều nhất kể từ năm 2021. Từ năm 2020, núi lửa Merapi đã được đặt mức cảnh báo cao thứ 2 sau khi các hoạt động núi lửa tăng và giới chức Indonesia cũng đã thiết lập vùng cấm có bán kính khoảng 7km quanh đỉnh núi.
Lần núi lửa Merapi phun trào lớn xảy ra gần nhất là vào năm 2010, khiến 300 người thiệt mạng và khoảng 280.000 người phải sơ tán. Trước đó, đợt phun trào năm 1930 đã khiến khoảng 1.300 người thiệt mạng và đây cũng là đợt Merapi phun trào mạnh nhất từng được ghi nhận.
Indonesia: Núi lửa Merapi 'thức giấc', cột tro bụi cao tới 7 km
Ngày 11/3, núi lửa Merapi ở Indonesia đã hoạt động trở lại, phun ra những cột khói và tro bụi cao tới 7 km lên bầu trời.
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Merapi, nhìn từ Tunggul Arum, huyện Sleman, Yogyakarta, Indonesia, ngày 21/6/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Thông báo của Cơ quan Quản lý thảm họa của Indonesia cho biết nham thạch từ núi lửa đã tạo thành dòng chảy dài 1,5 km. Cư dân sống gần núi đã được cảnh báo ngừng mọi hoạt động trong phạm vi bán kính 3-7 km từ miệng núi lửa. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa ban bố lệnh sơ tán khẩn cấp.
Núi Merapi nằm ở vùng Yogyakarta, cao 2.963 m, là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất ở Indonesia, hiện ở mức cảnh báo cao thứ hai. Lần gần đây nhất núi Merapi phun trào mạnh là vào năm 2010, làm hơn 350 người thiệt mạng.
Nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, Indonesia là đất nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới.
Cận cảnh núi lửa Merapi ở Indonesia phun trào Cơ quan Quản lý Thảm họa quốc gia Indonesia hôm nay (11/3) thông báo, mức cảnh báo tình trạng núi lửa cấp 3 (trong số 4 cấp) đã được đưa ra sau khi núi lửa Merapi trên đảo Java bắt đầu phun trào. Các nhà chức trách Indonesia lưu ý, dòng dung nham từ miệng núi lửa có thể lan rộng trong khoảng...
Tin mới nhất
WSJ: Tổng thống Trump chỉ thị đặc phái viên chấm dứt xung đột Ukraine trong 100 ngày
22:01:14 22/01/2025
Thành công của những nỗ lực này sẽ phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng đàm phán của các bên liên quan cũng như mức độ hợp tác từ cả phía Mỹ và Nga.
Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày
22:00:53 22/01/2025
Theo đạo luật được Quốc hội Thái Lan thông qua và được Nhà vua nước này phê chuẩn vào năm ngoái, các cặp đôi đồng giới sẽ có thể đăng ký kết hôn với đầy đủ các quyền lợi pháp lý, tài chính và y tế, cũng như quyền nhận con nuôi và quyền ...
Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao
21:25:02 22/01/2025
Hiện nay, công dân từ các nước như Australia có thể đến Trung Quốc với mục đích kinh doanh, du lịch hoặc thăm gia đình trong thời gian tối đa bốn tuần mà không cần thị thực.
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
21:21:41 22/01/2025
Tuy nhiên, đà tăng này không kéo dài được lâu do sự không rõ ràng về chính sách tiền điện tử của chính quyền Mỹ mới. Sau đó, Bitcoin đã giảm xuống mức gần 100.000 USD trước khi phục hồi lên khoảng 103.000 USD.
Cháy rừng tại Brazil năm 2024 gây báo động nguy cơ môi trường
21:18:04 22/01/2025
Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy được xác định là hiện tượng El Nino, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ năm 1950. Tuy nhiên, các hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, cũng đóng vai trò ...
Netflix có thêm 18,9 triệu người đăng ký trong quý 4
21:15:40 22/01/2025
Những con số ấn tượng trên của hãng Netflix trong quý 4 được lý giải nhờ vào sức hút của loạt các sự kiện thể thao trực tiếp hấp dẫn cũng như sự trở lại của bộ phim Hàn Quốc ăn khách Squid Game.
Liên thủ cùng ứng phó
21:12:00 22/01/2025
Không phải tình cờ trùng lặp về thời điểm khi Mexico và Liên minh châu Âu (EU) đạt được sự nhất trí về thỏa thuận thương mại mới giữa hai bên ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức trở lại cầm quyền.
Thêm nhiều đám cháy rừng mới giữa lúc gió mạnh tại California
21:09:54 22/01/2025
Theo tờ USA Today, nhiều vụ cháy rừng bùng phát ở hạt San Diego (bang California) vào sáng sớm 21.1, khiến các lệnh sơ tán, đóng cửa trường học và cắt điện được ban hành.
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học
21:03:58 22/01/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép lực lượng chức năng đi vào những nơi nhạy cảm như trường học, bệnh viện hay nhà thờ để bắt người nhập cư trái phép.
LHQ, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris
21:01:06 22/01/2025
Tuy nhiên, quyết định của Mỹ đang đặt ra thách thức lớn đối với Brazil trong việc thúc đẩy các cam kết tài chính từ các nước phát triển để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước đang phát triển.
Chính quyền Trump 2.0 và cuộc đảo chiều chính sách
21:01:02 22/01/2025
Một loạt quyết định chính thức cả đối nội lẫn đối ngoại đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngay những giờ đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2.
LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng
20:55:43 22/01/2025
Phó Giám đốc WMO, bà Ko Barrett, cho rằng bảo tồn sông băng là điều kiện thiết yếu đối với môi trường, nền kinh tế và sức khỏe của Trái Đất. Sông băng không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu mà còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho ...