Giới chức EU kêu gọi các nước thành viên thỏa hiệp về quyền đánh bắt cá
Ngày 8/10, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier đã lên tiếng kêu gọi các nước thành viên đưa ra một thỏa hiệp về quyền đánh bắt cá để có thể nêu vấn đề này với phía Anh trong các cuộc đàm phán thương mại.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier (phải). Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với đại diện ngoại giao các nước EU, ông Barnier nêu rõ: “Nếu chúng ta muốn một thỏa thuận, chúng ta cũng sẽ cần phải tìm kiếm sự nhất trí về vấn đề đánh bắt cá. Chúng ta cần một sự thỏa hiệp để chuyển cho Anh như một phần của thỏa thuận tổng thể”.
Tuy nhiên, ông c ảnh báo không nên để quyền đánh bắt cá gây chia rẽ người người dân châu Âu hoặc khiến họ phải nhượng bộ trong các vấn đề then chốt khác. Ông đồng thời khẳng định Brussels vẫn kiên định với các ưu tiên đàm phán như hỗ trợ nhà nước và cơ chế quản lý trong thỏa thuận cuối cùng với Anh.
Quyền đánh bắt cá là mối quan tâm chính của các quốc gia có chung các vùng biển với Anh, gồm Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức và đặc biệt là Pháp – nước luôn giữ lập trường cứng rắn nhất trong vấn đề này. Trong các cuộc đàm phán, phía châu Âu cho tới nay vẫn yêu cầu các tàu của họ sẽ tiếp tục được tự do tiếp cận các vùng biển của Vương quốc Anh, ngay cả sau khi giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit) kết thúc vào ngày 31/12 tới. Tuy nhiên, phía Anh lại muốn hạn chế quyền tiếp cận này, đồng thời đề nghị quyền đánh bắt cá trên vùng biển nước này phải được đàm phán lại mỗi năm.
Video đang HOT
Các nhà ngoại giao cho biết một sự thỏa hiệp giữa các nước châu Âu sẽ đòi hỏi một sự cân bằng khéo léo giữa các nước thành viên EU muốn duy trì quyền tiếp cận hoạt động đánh bắt cá ở vùng nước sâu và các quốc gia khác chú trọng đến việc tiếp cận các vùng nước ven biển.
Trước đó, EU và Anh đã nối lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit tại thủ đô London với hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối tháng này. Các cuộc thảo luận dự kiến kéo dài đến ngày 9/10, thời điểm diễn ra cuộc thảo luận giữa Trưởng đoàn đàm phán EU Barnier và người đồng cấp Anh David Frost.
Cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhất trí sẽ đẩy nhanh các cuộc thảo luận nhằm đạt được thỏa thuận trong bối cảnh đàm phán bị đình trệ và thời gian không còn nhiều. EU mong muốn đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, có 3 vấn đề quan trọng mà hai bên chưa thể thu hẹp bất đồng kể từ khi đàm phán bắt đầu vào tháng 3 vừa qua, bao gồm các quy định hỗ trợ của nhà nước cho các công ty tư nhân, việc phân chia quyền đánh bắt cá và việc giảm sát thỏa thuận.
Cùng ngày, Anh đã công bố hướng dẫn cập nhật về hoạt động qua lại biên giới đối với các doanh nhân và hành khách sau khi giai đoạn chuyển tiếp sau khi nước này rời khỏi EU kết thúc trong năm nay.
Theo hướng dẫn mới, người dân sẽ cần giấy phép vào hạt Kent để đi qua biên giới. Ngoài ra, việc xác nhận thẻ định danh của EU, Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ sẽ không được chấp nhận để nhập cảnh vào Anh, bao gồm cả các tài xế, kể từ tháng 10/2021.
Anh - EU tái khởi động đàm phán Brexit
Trong ngày 29-6, Liên minh châu Âu (EU) và Anh khởi động lịch trình 5 tuần đàm phán thời kỳ hậu Anh rời khỏi EU (Brexit).
Vòng đàm phán mới là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, với kỳ vọng giúp hai bên tháo gỡ những mâu thuẫn cản trở tiến trình đàm phán trong suốt nhiều tháng qua.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (thứ 2 từ trái sang) tham dự hội nghị bàn về Brexit với giới chức EU vào cuối năm 2019
Nhiều bất đồng
Ngay trước khi hai bên khởi động đàm phán, trưởng đoàn đàm phán của Anh David Frost được bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh quốc gia của Thủ tướng Boris Johnson. Giới quan sát cho rằng động thái này có thể phá vỡ trọng tâm đàm phán của phía Anh, nhưng một người phát ngôn của Chính phủ Anh khẳng định việc ông Frost được bổ nhiệm vào vị trí mới không ảnh hưởng tới những cuộc đàm phán với EU. Quan chức này cho biết, ông Frost sẽ tiếp tục giữ vai trò trưởng đoàn đàm phán cho tới khi hai bên đạt thỏa thuận hoặc các cuộc đàm phán chấm dứt.
EU đã hối thúc Anh công bố chính sách trợ cấp nhà nước thời kỳ hậu Brexit, cho rằng việc London thiếu một kế hoạch công khai về cơ chế trợ cấp trong nước làm cản trở các cuộc đàm phán về quan hệ song phương. Trưởng đoàn Đàm phán EU Michel Barnier cho rằng, Anh vẫn chưa tham gia đề xuất mà phía EU đưa ra về việc chia sẻ các thông tin chính sách trợ cấp nhà nước và đánh bắt cá trong các vòng đàm phán trước. Cùng với các bất đồng về sân chơi bình đẳng, quyền cơ bản trong tư pháp hình sự và quản trị mối quan hệ đối tác trong tương lai thì đánh bắt cá cũng là vấn đề tồn đọng chính khiến đàm phán Anh - EU bế tắc nhiều tháng qua. Anh phản đối các yêu cầu của EU như việc muốn giữ nguyên các quyền đánh cá trong vùng biển của Anh thời hậu Brexit hay đề xuất của EU rằng tòa án tối cao EU có vai trò chính trong việc phán quyết những tranh chấp xảy ra giữa hai bên.
Anh chính thức rời EU nhưng hai bên vẫn duy trì mô hình trao đổi thương mại như khi Anh còn là thành viên cho tới khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào cuối năm 2020. Sau thời điểm này, nếu Anh và EU chưa đạt thỏa thuận thì mối quan hệ thương mại song phương sẽ được định hình theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những mức thuế quan cao và nguy cơ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Nguy cơ chịu ảnh hưởng tiêu cực
EU cho rằng sẽ không thể có thỏa thuận thương mại với Anh nếu Thủ tướng Anh Johnson không chấp nhận hiệp định tự do thương mại dựa trên nguyên tắc "sân chơi bình đẳng". Thậm chí, Thủ tướng Đức Angela Merkel mô tả một viễn cảnh Anh sẽ có mối quan hệ kinh tế yếu hơn với EU do Brexit. Đáp lại, Thủ tướng Anh Johnson tuyên bố Anh sẵn sàng cắt đứt quan hệ với EU nếu thỏa thuận không thể đạt được. Một trong những điểm đáng chú ý trong các cuộc đàm phán gần đây là hai bên đều thống nhất sẽ không gia hạn thời kỳ chuyển đổi hậu Brexit mà giữ nguyên theo dự kiến vào ngày 31-12-2020.
Điều này có nghĩa là các công ty của Anh chỉ còn vài tháng để chuẩn bị cho những điều kiện hoạt động thương mại nghiêm ngặt hơn với EU. Trong khi đó, nếu EU không đưa ra được quy định "sân chơi bình đẳng" - một trong những nội dung còn vướng mắc với Anh thì khả năng các công ty của EU có nguy cơ rơi vào tình trạng cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp Anh.
Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), lĩnh vực thương mại và thị trường việc làm của Anh đang đứng trước nguy cơ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu nước này không thể đạt được thỏa thuận về quan hệ thương mại với EU vào cuối năm 2020 hay không thể gia hạn giai đoạn chuyển tiếp. OECD cho rằng, nếu không có thỏa thuận hoặc có các giải pháp thay thế sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho lĩnh vực thương mại và thị trường việc làm của Anh.
Lãnh đạo Anh và EU sẽ thảo luận về thoả thuận hậu Brexit ngày 15/6 Đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 15/6 về hậu Brexit. Chính phủ Anh ngày 11/6 khẳng định thông tin cho biết, đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu...