Giới chức Đức kêu gọi không nên nới lỏng quá nhanh biện pháp chống dịch COVID-19
Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Karl Lauterbach đã kêu gọi lãnh đạo 16 bang thực hiện đúng lộ trình kế hoạch từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19, thay vì “đốt cháy giai đoạn” mà dỡ bỏ qua nhanh.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 2/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 18/2, Bộ trưởng Lauterbach đã có cuộc làm việc trực tiếp với lãnh đạo của 16 bang, theo đó ông kêu gọi giới chức các bang không nên vượt ra ngoài lộ trình nới lỏng các quy định phòng dịch như đã nhất trí, đồng thời nhấn mạnh rằng việc thực hiện nới lỏng từng bước là hết sức cần thiết. Ông nêu rõ mặc dù đỉnh của làn sóng dịch do biến thể Omicron gây ra ở Đức đã qua, nhưng nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bộ trưởng Lauterbach khẳng định: “Việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch nhanh hơn để đạt được mục tiêu chính trị là sai lầm. Chúng ta vẫn chưa thực sự ở vùng an toàn. Nếu chúng ta bãi bỏ quá sớm, không những làn sóng dịch bệnh kéo dài mà số ca mắc mới COVID-19 có thể tăng mất kiểm soát trở lại”.
Bộ trưởng Lauterbach cho biết hiện những người cao tuổi được bảo vệ khá tốt và tỷ lệ tử vong trên 1 triệu dân thấp hơn so với các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, ông dự báo Đức vẫn có thể chứng kiến một làn sóng COVID-19 mới vào mùa Thu tới và các chính quyền phải chuẩn bị cho điều này khi nhóm dễ bị tổn thương vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh.
Trước đó, Chính phủ liên bang và các bang đã nhất trí bãi bỏ phần lớn các biện pháp phòng ngừa dịch vào ngày 20/3 theo một kế hoạch gồm lộ trình 3 bước.
Video đang HOT
Số liệu thống kê mới nhất cho biết trong 24 giờ qua, tại Đức ghi nhận 220.048 ca mắc mới COVID-19 và 264 ca tử vong. Tỷ lệ mắc trong 7 ngày trên toàn quốc giảm xuống 1.371,7 ca/100.000 người.
Ba nước châu Á sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới
Ba nước châu Á được cho là có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng của công ty có trụ sở tại Anh, trong bối cảnh các nước vẫn hạn chế đi lại để ngăn đại dịch Covid-19 lây lan.
Ba nước châu Á có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022 (Ảnh: Getty).
Hãng tin RT cho biết, công ty Henley & Partners có trụ sở tại Anh ngày 11/1 công bố Chỉ số Hộ chiếu Henley dựa vào dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
Theo bảng xếp hạng này, nếu không tính các giới hạn do dịch Covid-19, Nhật Bản và Singapore là hai quốc gia xếp đầu bảng đánh giá quốc gia có hộ chiếu "quyền lực nhất thế giới". Cụ thể, người sở hữu hộ chiếu Nhật Bản hay Singapore có thể đi lại 192 quốc gia khác mà không cần thị thực.
Xếp vị thứ hai trong bảng đánh giá gồm 199 nước là Hàn Quốc và Đức. Những nước còn lại trong nhóm 10 quốc gia sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất chủ yếu là các nước châu Âu. Trong đó, Anh, Mỹ xếp thứ 6.
Hộ chiếu của Việt Nam xếp vị trí 89, cho phép đi lại đến 54 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần thị thực.
Đánh giá trên dựa vào nghiên cứu về hoạt động đi lại toàn cầu. Báo cáo cũng chỉ ra, sự "bất bình đẳng" trong việc di chuyển toàn cầu càng trầm trọng hơn do các rào cản đi lại trong bối cảnh đại dịch. Báo cáo dự báo, thế giới tiếp tục đối mặt với sự bất định về khả năng đi lại trong năm 2022 do sự xuất hiện của biến chủng Omicron.
Danh sách các nước trong top 10 sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất năm 2022:
1. Nhật Bản, Singapore
2. Đức, Hàn Quốc
3. Phần Lan, Italy, Luxembourg, Tây Ban Nha
4. Áo, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển
5. Ireland, Bồ Đào Nha
6. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ
7. Australia, Canada, Séc, Hy Lạp, Malta
8. Hungary, Ba Lan
9. Lithuania, Slovakia
10. Estonia, Latvia, Slovenia
Đức triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại các hiệu thuốc Người dân ở Đức có thể được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại các hiệu thuốc trong vòng hai tuần tới. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức ngày 30/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là lần đầu tiên Đức áp dụng hình thức tiêm chủng này sau khi quy định của chính phủ sửa đổi cho phép các...