Giới chức châu Phi khẳng định nên tiếp tục sử dụng vaccine của AstraZeneca
Liên minh châu Phi (AU) ngày 18/3 khẳng định các quốc gia châu Phi nên tiếp tục sử dụng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) cùng trường Đại học Oxford phối hợp bào chế.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Khuyến nghị của AU được đưa ra trong bối cảnh hơn 10 nước châu Âu đã đình chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca do lo ngại về nguy cơ gây đông máu.
Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/3, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi John Nkengasong nêu rõ: “Tôi khuyến khích các nước tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng, chiến dịch này không thể tạm dừng vì chúng ta đang chạy đua với thời gian”.
Châu Phi đã tụt hậu so với các khu vực giàu có hơn trên thế giới về tiến độ tiêm chủng, trong khi nhiều quốc gia thuộc lục địa này được tiếp cận nguồn cung miễn phí vaccine AstraZeneca theo cơ chế phân phối vaccine bình đẳng mang tên COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triển khai.
Video đang HOT
Sau khi có những báo cáo về phản ứng phụ liên quan việc tiêm vaccine của AstraZeneca, WHO khẳng định việc tiêm phòng với vaccine này sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn nhiều lần so với những rủi ro mà nó có thể mang lại. Giám đốc của Văn phòng WHO khu vực châu Phi – ông Matshidiso Moeti nhấn mạnh: “Khi có càng nhiều người được bảo vệ, thì càng ít có nguy cơ xuất hiện các biến thể nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2″.
Hồi cuối tuần trước, hãng dược phẩm AstraZeneca thông báo đã xem xét dữ liệu của hơn 17 triệu người ở Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã tiêm vaccine của hãng này, song không phát hiện bằng chứng nào cho thấy khả năng gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Trong khi đó, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đang điều tra các báo cáo về 30 trường hợp có triệu chứng rối loạn máu trong số 5 triệu người đã được tiêm vaccine của AstraZeneca tại 27 quốc gia thuộc EU. Theo EMA, cho đến nay cơ quan này chưa phát hiện bất cứ mối liên quan nào giữa việc tiêm phòng và các triệu chứng bệnh nêu trên.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga đang soạn thảo dự án cấp giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm vaccine do Nga bào chế.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 17/3 cho biết: “Bộ Ngoại giao Nga đang tham gia làm việc liên bộ để thống nhất vấn đề cấp giấy chứng nhận cho những người đã tiêm vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 do Nga sản xuất, cũng như sự công nhận của quốc tế đối với các chứng nhận này”.
Dự kiến, Nga sẽ phải đàm phán quốc tế về việc tự do đi lại giữa các nước đối với những người sở hữu chứng nhận này. Ngoài ra, “thông số kỹ thuật cho chứng chỉ số quốc tế về tiêm chủng” đang được xây dựng trên nền tảng của WHO.
Trước đó, Ủy viên phụ trách tư pháp của EU – ông Didier Reynders cho biết Ủy ban châu Âu (EC) cần thông qua đề xuất cấp giấy chứng nhận tiêm chủng. Hệ thống này sẽ áp dụng tại 27 quốc gia thành viên EU và họ cũng sẽ đàm phán với các nước thứ ba để công nhận chứng nhận này bên ngoài EU. Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất lưu hành “chứng nhận kỹ thuật số xanh” để xác nhận tình trạng của chủ sở hữu như đã được tiêm phòng, có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc thực tế đã khỏi bệnh COVID-19.
Nga cung cấp 300 triệu liều vaccine cho châu Phi
Ngày 19/2, đơn vị chuyên trách vaccine của Liên minh châu Phi (AU) thông báo Nga đã đề nghị cung cấp cho châu lục này 300 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó có cả một gói hỗ trợ tài chính cho những quốc gia muốn đặt mua vaccine Sputnik V.
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 được sản xuất tại Strelna, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo nêu rõ vaccine Sputnik V sẽ được cung cấp cho các nước châu Phi trong vòng 12 tháng, kể từ tháng 5/2021. Thông báo dẫn lời Giám đốc cơ quan ứng phó dịch bệnh của AU, ông John Nkengasong, hoan nghênh đề nghị của Nga, đồng thời khẳng định các đối tác đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những nỗ lực của châu Phi đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Trước đó, AU thông báo đã đặt mua 270 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của các hãng AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Johnson & Johnson, bàn giao trong năm nay. Tính tới nay, mới có khoảng 10 quốc gia châu Phi bắt đầu triển khai tiêm chủng, chậm hơn nhiều so với những quốc gia giàu có hơn đã thực hiện các chiến dịch chủng ngừa nhanh lẹ.
* Cũng trong ngày 19/2, một nguồn tin châu Âu cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng gấp đôi quỹ ủng hộ cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do Liên hợp quốc khởi xướng nhằm đảm bảo vaccine phòng bệnh COVID-19 đến được các quốc gia nghèo hơn.
Nguồn tin này cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) do Anh tổ chức vào ngày 19/2, các lãnh đạo EU sẽ công bố kế hoạch tăng quỹ ủng hộ COVAX lên 1 tỷ euro (tương đương 1,2 tỷ USD) và cam kết tăng thêm 100 triệu euro ủng hộ cuộc chiến chống COVID-19 tại châu Phi.
Hiện các quốc gia lớn trên thế giới đang hướng tới tăng cường các biện pháp hỗ trợ các nước nghèo hơn trong bối cảnh ngày càng nhiều lời cáo buộc rằng các nước giàu có đang tích trữ vaccine phòng bệnh, gián tiếp khiến các chương trình tiêm chủng ở những nước còn lại bị chậm trễ. Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là sẽ cam kết 4 tỷ USD để hỗ trợ COVAX trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của G7.
Giới chức Anh khẳng định vaccine ngừa COVID-19 không gây phản ứng đông máu Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm y tế (MHRA) của Anh ngày 18/3 thông báo các chuyên gia nước này không tìm thấy bất cứ mối liên quan trực tiếp nào giữa việc tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với triệu chứng đông máu ở người được tiêm. Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine...