Giới chủ ở Giải Ngoại hạng Anh muốn gì?
Giới cầu thủ cho rằng các ông chủ Giải Ngoại hạng Anh ép cầu thủ giảm lương để trục lợi, trong khi cầu thủ muốn tự nguyện dùng một phần lương của mình đóng góp cho xã hội chống dịch Covid-19.
Southampton là đội bóng Anh đầu tiên xác nhận việc cầu thủ và các thành viên ban huấn luyện đồng ý giảm một phần lương trong ba tháng 4, 5 và 6 để giảm bớt khó khăn trong mùa đại dịch, đổi lại lãnh đạo CLB cam kết không đưa hàng trăm nhân viên vào “Chương trình duy trì việc làm”, đồng nghĩa với việc chính phủ Anh sẽ không phải gánh 80% mức lương cơ bản của những người làm công cho đội bóng.
Không phải CLB Ngoại hạng nào cũng làm được như ở Southampton khi các đội bóng có tiềm năng tài chính vững vàng như Tottenham, Newcastle, Bournemouth và Norwich lần lượt trút một phần khó khăn tài chính lên vai chính quyền, vốn đã đau đầu lo phòng chống đại dịch bùng phát khủng khiếp ở xứ sở sương mù. Liverpool, đội bóng đạt doanh thu gần nửa tỉ bảng trong năm qua, lúc đầu tuyên bố đưa đội bóng vào “Chương trình duy trì việc làm” nhưng bị chỉ trích dữ dội nên phải rút lại.
Cầu thủ Ngoại hạng Anh lập quỹ quyên góp 4 triệu bảng cho việc phòng chống dịch Covid-19 Ảnh: The Sun
Video đang HOT
Sau cuộc họp hồi giữa tuần của đội trưởng 20 CLB Ngoại hạng Anh, tiền vệ Jordan Henderson được cử là đại diện giới cầu thủ để bày tỏ quan điểm không đồng ý việc cắt giảm lương. Theo thủ quân của Liverpool, một bộ phận các cầu thủ nhận lương rất cao không đại diện cho đa số đồng nghiệp của họ tại Giải Ngoại hạng vốn chỉ nhận lương dưới mức sàn 3,2 triệu bảng/năm và phải đóng thuế gần 50% tổng thu nhập. Việc cắt giảm lương sẽ tác động mạnh tới cuộc sống của họ, chưa kể những người đối mặt với khả năng bị giảm lương lần nữa nếu đội bóng chủ quản rớt hạng.
Jordan Henderson cũng chỉ ra việc giới chủ các CLB Anh thủ lợi ra sao nếu cầu thủ chịu giảm 30% lương. Trong trường hợp này, các CLB tiết kiệm được khoảng 500 triệu bảng, còn chính phủ Anh thất thu cỡ 200 triệu bảng tiền thuế. Không chấp nhận làm giàu cho giới chủ, thay vì giảm lương, các cầu thủ khẳng định sẵn sàng trích một phần thu nhập để ủng hộ trực tiếp cho ngành y tế để chống dịch.
Chủ tịch Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) Gordon Taylor cùng chung quan điểm khi khẳng định các CLB Ngoại hạng Anh có thừa tiền để trả lương cho cầu thủ đến hết mùa giải. Ông cho rằng, chính các CLB đã lợi dụng tình hình hỗn loạn để trục lợi, thu vén thêm cho túi tiền riêng các ông chủ.
Theo các chuyên gia, nếu bị ép giảm lương, các cầu thủ có quyền rời bỏ đội bóng do điều khoản quan trọng bậc nhất trong hợp đồng thi đấu bị vi phạm. Khi đó, cầu thủ có quyền đơn phương kết thúc hợp đồng, sau đó chuyển sang CLB khác dưới dạng tự do, hoặc kiện CLB chủ quản ra tòa.
Ban tổ chức Ngoại hạng Anh đạt được thỏa thuận sẽ trả trước một phần số tiền thưởng với 20 CLB thay vì vào cuối mùa bóng để các CLB duy trì hoạt động trong mùa đại dịch. Tổng số tiền thưởng khoảng 125 triệu bảng và không được chia đều cho các đội do số trận đấu được tường thuật trực tiếp khác nhau. FA cũng tích cực đàm phán với chính phủ để giải được phép thi đấu trở lại vào đầu tháng 6 nếu dịch bệnh bước đầu được kiểm soát.
Đông Linh
Ngoại hạng Anh trở lại siêu sớm, cách ly toàn bộ cầu thủ thi đấu
Một phương án mới có thể đưa Ngoại hạng Anh trở lại thi đấu sớm và các cầu thủ vừa thi đấu vừa bị cách ly trong các khách sạn sau các vòng đấu.
Các trận đấu đỉnh cao tại Premier League có thể sớm trở lại.
Một số chuyên gia bóng đá tại Vương quốc Anh mới đưa ra một phương án được coi là bất ngờ đối với giải Ngoại hạng Anh. Đó là việc đưa giải đấu trở lại sớm vào ngày 1/5/2020 - trước 1 tháng so với dự kiến trước đó.
Quan trọng hơn, tất cả các cầu thủ thi đấu cùng Ban huấn luyện các đội bóng sẽ phải ở tập trung trong các khách sạn và không được về thăm nhà trong suốt thời gian diễn ra 10 vòng đấu còn lại.
Tất nhiên, 10 vòng đấu của Premier League sẽ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn và kết thúc sớm trong tháng 6/2020 để các đội bóng không cần lo lắng về vấn đề hợp đồng của các cầu thủ (69 cầu thủ tại Premier League sẽ hết hợp đồng vào ngày 30/6/2020).
Sau khi giải đấu kết thúc, các cầu thủ vẫn sẽ được cách ly an toàn trong ít nhất 14 ngày trước khi trở lại nhịp sống thường ngày.
Bên cạnh đó, LĐBĐ Anh sẽ lựa chọn một số khách sạn phù hợp với tiêu chí để các đội bóng có thể sinh hoạt thoải mái và vẫn đảm bảo sự an toàn trong phòng chống dịch. Các cầu thủ chỉ dành thời gian ở khách sạn, đến khu vực tập luyện và đến sân thi đấu.
Ngoài ra, các sân vận động cũng sẽ không có khán giả đến sân cổ vũ. Đây là điều đáng tiếc nhất của phương án này.
Đây là một giải pháp tình thế khá bất ngờ của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, nó cũng khá hợp lý với bối cảnh hiện tại khi các đội bóng nghỉ thi đấu còn các CLB vẫn phải gồng mình trả lương.
Khánh Huy
Luật bóng chạm tay lại thay đổi Trong lúc các đội nghỉ tránh dịch Covid-19, IFAB - cơ quan chịu trách nhiệm ban hành luật bóng đá, vẫn miệt mài làm việc. IFAB vừa công bố những thay đổi sẽ áp dụng từ mùa giải sau, trong đó đáng chú ý là luật bóng chạm tay. Theo văn bản mà IFAB vừa ban hành, cầu thủ vô tình để bóng...