Giới bác sĩ Thái Lan phản ứng việc mua kit xét nghiệm Trung Quốc
Nam Phi đã bắt đầu sản xuất các bộ xét nghiệm PCR nhanh đầu tiên để ngừng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.
Tại Thái Lan, xảy ra tranh cãi về vấn đề chất lượng của các bộ kit xét nghiệm nhập từ Trung Quốc.
Bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 – Ảnh: THE NATION THAILAND
Hiện nay, nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ sử dụng các bộ kit xét nghiệm COVID-19 gồm cả loại tự sản xuất và nhập khẩu. Có quốc gia chủ yếu dùng hàng trong nước, có quốc gia chủ yếu dùng hàng nhập từ nước ngoài. Có nước muốn tránh phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.
Thái Lan đang dùng lượng lớn bộ kit xét nghiệm COVID-19 nhanh nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Các công ty trong nước của Thái Lan cũng tăng cường sản xuất kit xét nghiệm. Tuy nhiên, vấn đề nhập khẩu đã gây ra một số tranh cãi.
Ngày 13-9, báo Pattaya Mail đưa tin lô hàng đầu tiên gồm 3 triệu bộ kit xét nghiệm kháng nguyên (ATK) – trong tổng số 8,5 triệu bộ ATK được Tổ chức Dược phẩm chính phủ (GPO) Thái Lanmua – đã được bàn giao.
GPO, một doanh nghiệp nhà nước của Thái Lan, cho biết việc mua số bộ dụng cụ xét nghiệm trên diễn ra minh bạch. Những bộ kit xét nghiệm này do Công ty Công nghệ y tế Lepu Bắc Kinh (Trung Quốc) sản xuất. Các bộ kit sẽ được phân phối cho các bệnh viện và hiệu thuốc trên toàn quốc ở Thái Lan.
Trước đó, hồi tháng 8, Bộ Y tế công cộng Thái Lan đã bật đèn xanh cho GPO mua 8,5 triệu bộ kit xét nghiệm kháng nguyên trên từ Công ty Lepu, sau khi hoàn tất đấu thầu nhập khẩu sản phẩm này.
Tuy nhiên, theo báo Bangkok Post , Hiệp hội Bác sĩ nông thôn (RDS) đã cảnh báo rằng GPO và các cơ quan nhà nước tại Thái Lan phải chịu trách nhiệm nếu họ mua 8,5 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm trên. Họ cho rằng chất lượng của các bộ xét nghiệm này đáng nghi ngờ và rằng GPO lựa chọn mua “dựa trên giá, chứ không phải chất lượng và độ chính xác của kit xét nghiệm”.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 28-5, loại kit xét nghiệm kháng nguyên trên của Công ty Lepu đã bị thu hồi tại Mỹ do “nguy cơ sai lệch kết quả cao khi sử dụng các kit xét nghiệm này”, theo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ.
Nam Phi muốn giảm phụ thuộc vào hàng nhập
Tại Đài Loan , vùng lãnh thổ này đã cho phép các bộ xét nghiệm COVID-19 sản xuất nội địa được bán tại 4 chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn, bắt đầu từ ngày 23-6 năm nay.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Đài Loan đã cho phép bán và sử dụng 5 bộ kit xét nghiệm COVID-19 (có thể tự xét nghiệm tại nhà), gồm 1 loại được sản xuất nội địa và 4 loại mua từ nước ngoài.
Trong khi đó, Singapore gửi các bộ kit xét nghiệm COVID-19 tại nhà tới các hộ gia đình thông qua đường bưu điện từ ngày 28-8-2021 tới ngày 27-9. Mỗi hộ gia đình sẽ nhận 6 bộ kit xét nghiệm kháng nguyên nhanh.
Cơ quan Khoa học y tế (HSA) đã phê duyệt sử dụng các bộ kit xét nghiệm kháng nguyên nhanh mua từ Công ty SD BioSensor (Hàn Quốc), BD (Mỹ), Quidel (Mỹ), Abbott (Mỹ)…
Hồi tháng 8, Bộ trưởng Giáo dục đại học, khoa học và đổi mới Nam Phi Blade Nzimande cho biết Nam Phi đã bắt đầu sản xuất các bộ xét nghiệm PCR nhanh đầu tiên, để ngừng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu và cải thiện khả năng cạnh tranh của Nam Phi.
“Việc đảm bảo sản xuất được vắc xin, dụng cụ xét nghiệm trong nước đồng nghĩa Nam Phi không cần phải phụ thuộc vào sản phẩm cứu mạng người nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này quan trọng, vì đại dịch COVID-19 đã cho thấy các nước đang phát triển gặp khó khăn ra sao khi cạnh tranh với các nước giàu hơn trong vấn đề tiếp cận các sản phẩm như vậy” – ông Nzimande chỉ ra.
Tại Trung Quốc , tháng 11-2020, Cơ quan quản lý y tế Trung Quốc đã phê duyệt 2 bộ kit phát hiện kháng nguyên COVID-19 đầu tiên. Các bộ kit này có thể rút ngắn thời gian xét nghiệm xuống còn 20 phút, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu .
Tính đến ngày 27-4, có 620 nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm COVID-19 đã được đưa vào “danh sách trắng” để tiến hành các thủ tục rà soát cấp tốc nhằm xuất khẩu, theo báo China Daily .
Đầu năm nay, Trung Quốc cấm xuất khẩu các bộ kit xét nghiệm của những công ty không được cấp phép bán trong nước, sau khi nước này nhận nhiều phàn nàn về chất lượng và độ chính xác từ các bên mua ở châu Âu.
Ngày chết chóc nhất ở Ấn Độ: Hơn 4.300 ca tử vong trong 24 giờ
Số ca tử vong vì Covid-19 ở Ấn Độ được ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy khi làn sóng dịch bệnh thứ 2 vẫn đang càn quét quốc gia này.
Người thân đau buồn khi thi thể nạn nhân Covid-19 hỏa táng tại Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Bộ Y tế Ấn Độ ngày 18/5 thông báo ghi nhận thêm 4.329 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày chết chóc nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát tại quốc gia Nam Á này.
Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 263.533 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở nước này lên hơn 25,2 triệu người.
Tính đến nay, số người chết vì Covid-19 tại Ấn Độ đã lên tới 278.751 trường hợp. Ấn Độ hiện là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Ngày 17/5, mặc dù vẫn ghi nhận hơn 4.100 ca tử vong, nhưng số ca nhiễm mới tại Ấn Độ giảm xuống chỉ còn 281.386 trường hợp. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ ghi nhận dưới 300.000 ca nhiễm mới trong ngày kể từ ngày 21/4.
Ấn Độ có xu hướng giảm số ca nhiễm mới trong ngày từ tuần trước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hiện vẫn chưa chắc chắn số ca nhiễm tại nước này đã lên đến đỉnh điểm hay chưa, trong bối cảnh biến thể virus B.1.617 lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ ngày càng có xu hướng lan rộng hơn.
"Vẫn còn nhiều khu vực tại Ấn Độ chưa trải qua giai đoạn đỉnh điểm, các ca nhiễm vẫn đang tăng lên", nhà khoa học Soumya Swaminathan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định với báo The Hindu .
Nhà khoa học WHO chỉ ra rằng tỷ lệ dương tính trong các xét nghiệm Covid-19 tại Ấn Độ vẫn "rất cao", khoảng 20%, và đây là dấu hiệu cho thấy tình hình dịch bệnh tại nước này có thể còn tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Các bệnh viện, nhà xác, lò hỏa táng tại Ấn Độ đã rơi vào tình trạng quá tải do làn sóng Covid-19 thứ 2. Nhiều nơi buộc phải từ chối tiếp nhận thêm bệnh nhân hoặc thi thể.
Hàng nghìn bác sĩ muốn tham gia chống dịch
Khoảng 90.000 sinh viên y khoa Ấn Độ, tốt nghiệp từ các trường ở nước ngoài như Nga, Trung Quốc và Ukraine, đang hối thúc chính phủ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống Covid-19, thay vì ngồi chờ giấy phép từ địa phương.
Theo quy định, các sinh viên tốt nghiệp từ các trường y ở nước ngoài phải vượt qua các kỳ thi ở Ấn Độ trước khi được phép hành nghề. Nhiều người đã hoàn thành các bài thi này và đang chờ giấy phép được cấp, trong khi những người khác phải chờ đến tháng sau mới được thi.
"Chúng tôi không yêu cầu sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài được phép tiến hành phẫu thuật, nhưng họ phải được phép làm việc như những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch vào thời điểm quan trọng này", Najeerul Ameen, chủ tịch Hội sinh viên y Ấn Độ tốt nghiệp tại nước ngoài, cho biết.
Các chuyên gia y tế cảnh báo Ấn Độ sẽ sớm đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên y tế tại các phòng điều trị tích cực quan trọng, khi đợt dịch thứ hai bùng phát.
"Trong vài tuần tới, chúng ta sẽ chứng kiến các bệnh nhân trong phòng điều trị tích cực tử vong vì không có đủ y tá và bác sĩ chăm sóc họ. Điều này sẽ xảy ra", bác sĩ tim mạch Devi Shetty cảnh báo.
Các quan chức tại Hội đồng Khảo thí Quốc gia (NBE) cho biết các kỳ thi sát hạch là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên y tốt nghiệp ở nước ngoài vì họ chưa được đào tạo ở Ấn Độ.
"Họ không quen với các vấn đề chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ", Pawanindra Lal, giám đốc điều hành của NBE, cho biết.
Bê bối tái sử dụng 20.000 tăm bông ngoáy mũi họng 5 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Medan bị bắt vì rửa sạch và sử dụng lại 20.000 tăm bông xét nghiệm Covid-19. Vụ việc được công bố hôm 1/5. Tất cả đối mặt với án tù 6 năm vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng, chất thải y tế và bệnh truyền nhiễm. Việc tái sử...