Gió qua thềm vắng
Bây giờ đã vào mùa nắng nóng. Đám lá khô lả tả bay theo chiều gió cuốn, vô tình đánh rơi giọt nắng trong veo.
Mường tượng gió có lúc như người đang yêu đã lâu biền biệt cách xa, nay được gặp lại trong cuống quýt. Có lúc lại như người say lảo đảo, nóng bừng hơi men, ghé chỗ này tạt chỗ nọ, quên cả đường về. Ngọn rau trong vườn còi cọc giữa cơn nắng như rang, mẹ lom khom tưới hai bận sáng chiều mong giữ được màu xanh cây trái.
Nhận ra trong gió đẫm một mùi đất cát hanh hao, mùi lá rụng, trái chín sau vườn, mùi cá khô cong mình phơi nắng. Gió kiêu hãnh, phóng túng, mang khát khao bất tận được vẫy vùng cuối bể đầu non. Gió ràn rạt, nóng bỏng, ôm tất cả vào giấc mơ trải dài ngút ngát, như bầy ngựa hoang tung bờm ngạo nghễ, vươn cổ hí vang qua trảng cát mênh mông…
(ảnh minh họa).
Có những chiều tôi thấy mình như tan ra trong gió, nghe nắng vỡ dưới bàn chân cồn cào. Chỗ tôi đứng chỉ có gió và cát. Gió xóa nhòa những dấu chân lẻ loi trên cát, cuốn theo nỗi buồn mông lung đã từng neo lại tận sâu đáy lòng. Trong vũ điệu của gió, cát thực hiện những chuyến miên viễn hợp tan bất tận, những cuộc chuyển mình thầm lặng không hồi kết. Cát vẫn bay và gió thổi không ngừng. Gió chính là đôi chân của cát.
Những đứa trẻ ở lũng gió lớn lên chất phác như bụi dứa dại, nhánh xương rồng. Tóc cháy loe hoe, da đen nhẻm, đôi chân thoăn thoắt đi qua những mùa hạn, mùa mưa. Tiếng cười như tiếng sương rơi, như hồi chuông trong trẻo. Tôi ngày nhỏ vẫn thường cùng mẹ vào rừng gom lá khô về chất ở góc bếp. Hoàng hôn trễ nải buông, con đường cát trắng có đôi bóng người liêu xiêu đi bên nhau, vai mẹ cong vênh đòn gánh, tay tôi ôm bó củi rừng. Chiếc đòn gánh hai đầu trìu trĩu lá dương, nảy lên nảy xuống dẻo dai theo nhịp đi của mẹ. Đường về ngược hướng gió, mẹ chỉnh lại vành nón trên đầu, bước cao bước thấp như gánh cả mùa gió trên vai. Sợ tôi mỏi chân, đến nửa đường mẹ từ từ đặt gánh lá xuống, hai mẹ con ngồi nghỉ trong tiếng gió vi vu. Rồi tháng ngày đi qua như lá rụng, tôi hồn nhiên lớn lên, đêm nằm chiêm bao cứ ngỡ mình còn là đứa nhỏ ngày nào, nghe gió cười, gió hát lời nhớ thương.
Video đang HOT
Gió phơn bỏ đi khi trời vào mùa mưa triền miên không dứt. Nhìn những móc đồ ngổn ngang phơi từ ngày hôm trước vẫn còn âm ẩm, lòng ai cũng râm ran ngóng nắng. Mẹ đứng sau cánh cửa, ngoài kia mưa giăng bốn phía mờ mịt, cất tiếng thở dài: “Mưa cữ này có khi đến thối đất, thối cát mất thôi!”. Ở lâu trong xứ nắng, những ngọn gió phơn thổi xoáy qua đồi cát trắng rát mặt, từng càu nhàu vì cát bay vào cả những mâm cơm, vậy mà trước sự hiện diện của mưa lê thê trắng xóa, lòng mẹ lại có chút lấn cấn không quen. Hay tại vì mẹ đang nhớ gió?
Cũng bởi nhớ gió, mà mẹ đã gắn bó cả đời với mảnh đất này. Để tôi nhận ra, tôi mãi thuộc về góc nhà nao nao hình bóng mẹ, lặng lẽ cầm bó chổi quét hết những vụn vỡ đắng cay. Đâu đó trong những ngọn gió phơn, là mùi dầu gió thân thuộc. Tôi ngồi xuống cạnh mẹ, lơ đãng nhìn khói nắng vàng hanh xuyên qua khung cửa đã bợt bạt vì gió mưa. Nhận ra mình bao năm vẫn như trẻ nhỏ chơi xa thèm nghe tiếng mẹ gọi về. Vài sợi tóc bạc của mẹ khẽ bay bay giữa vuông nắng mơ màng, níu lòng chùng xuống. Ngoài kia, gió gọi nhau qua thềm vắng lao xao…
Đảm bảo nguồn cung điện trong mùa nắng nóng
Miền Bắc và miền Trung đang bước vào cao điểm nắng nóng, phụ tải điện tăng trưởng mạnh.
Do đó, cùng với việc đảm bảo cung ứng nguồn điện thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được coi là giải pháp quan trọng hiện nay.
Nguy cơ thiếu hụt công suất
Tình hình cung ứng điện trong mùa khô năm 2022 được dự báo rất khó khăn, thậm chí có thể gây quá tải cục bộ tại một số khu vực và phải thực hiện điều tiết phụ tải. Báo cáo tính toán cập nhật cân đối cung cầu điện năm 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, hệ thống đáp ứng đủ nhu cầu điện tại khu vực miền Trung và miền Nam. Riêng đối với khu vực miền Bắc, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh vào một số thời điểm, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng cao điểm.
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN, việc giá nhiên liệu đang tăng, giá xăng dầu cũng biến động, giá khí cũng tăng, nên chi phí đầu vào đang là vấn đề rất thách thức của EVN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, phương thức vận hành hệ thống điện đã và đang chuyển đổi mạnh nên nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt càng ngày càng cao khiến công suất tiêu thụ điện lập kỷ lục mới. Hay nói cách khác, thành phần sinh hoạt đang quyết định giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.
"Nếu như trước đây, khung giờ cao điểm trưa từ 11 giờ - 13 giờ, thì hiện khung giờ cao điểm đã lệch sang từ 14 giờ - 16 giờ; từ 17 giờ - 19 giờ và 20 giờ 30 phút - 22 giờ", ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho hay.
Nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt càng ngày càng cao khiến công suất tiêu thụ điện lập kỷ lục mới. Ảnh: TTXVN.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu thụ điện sinh hoạt tăng cao của người dân. Trong khi đó, áp lực vận hành ổn định hệ thống điện năm 2022 là rất lớn. Hệ thống điện của Việt Nam có tới 78.000MW công suất, trong đó, năng lượng tái tạo chiếm tới gần 30%, song khi thời tiết biến động, có những thời điểm nguồn điện gió huy động chưa tới 1%; còn điện mặt trời cũng chỉ huy động vào ban ngày (chủ yếu từ 8 giờ đến 16 giờ).
Riêng với miền Bắc, nhu cầu tiêu thụ điện chiếm gần 50% toàn quốc và dự báo tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước, hiện đang gặp khó khăn về nguồn điện, các nguồn điện bổ sung cũng chỉ hỗ trợ một phần do công suất truyền tải qua đường dây 500kV bị hạn chế do giới hạn kỹ thuật.
Đại diện Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, mới vào đầu mùa nắng nóng, nhiệt độ trung bình 5 tháng đầu năm 2022 thấp hơn năm 2021, nhưng đến thời điểm hiện tại đã có 10/63 máy biến áp 500kV, 41/287 máy biến áp 220kV, 33/458 đường dây 220kV vận hành trong chế độ đầy tải (hơn 90% tải định mức). Số lượng máy biến áp và đường dây vận hành trong chế độ đầy tải, quá tải sẽ tiếp tục tăng cao khi bước vào những đợt nắng nóng cao điểm thời gian tới.
Đảm bảo cung ứng, sử dụng tiết kiệm điện
Đề cập về giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho mùa nắng nóng, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, về vận hành, sẽ tập trung khai thác tối ưu đồng thời thủy điện, nhiệt điện để cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Cùng với đó, tập đoàn cũng yêu cầu các nhà máy điện nâng cao độ khả dụng, chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia.
Trong quý IV/2021, EVN đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, các nhà máy điện thuộc tập đoàn, đồng thời đề nghị đối tác, nhà máy điện BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao), nhà máy điện độc lập rà soát, xong việc sửa chữa trong quý I/2022 để bảo đảm lượng điện cho tiêu dùng, sản xuất.
Đối với nhóm nguồn điện bổ sung, EVN đã xây dựng các kịch bản để tìm kiếm thêm nguồn điện mới, bảo đảm cung ứng điện, nhất là ở miền Bắc như: Tăng cường hệ thống truyền tải Bắc - Nam, vận hành hành lang tuyến không để xảy ra sự cố về điện trong mùa nắng nóng. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ mua điện từ nước bạn Lào, các dự án kết nối lưới điện với các nước láng giềng.
Thống kê của các đơn vị điện lực cũng cho thấy, trên toàn quốc có 18.000 doanh nghiệp có các máy phát điện diesel với công suất khả dụng khoảng 7.500MVA tương đương với 7.000MW. EVN đã đề nghị các doanh nghiệp sẵn sàng trong trường hợp cần thiết sẽ hỗ trợ tập đoàn bảo đảm nguồn điện tại chỗ để lưới điện các khu vực hoạt động an toàn và ổn định.
Theo ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, giá nhiên liệu tăng cao, nguồn cung sơ cấp không đảm bảo, để đủ điện cho mùa nắng nóng, không còn cách nào khác là phải tiết kiệm năng lượng. Bởi, làm tốt được điều này sẽ làm giảm áp lực cung ứng điện, tăng được hiệu quả chung của nền kinh tế.
Ông Trịnh Quốc Vũ cũng cho rằng, việc tăng cường mua điện từ các quốc gia láng giềng, thúc đẩy lưới điện ASEAN là những biện pháp lâu dài, còn trước mắt cần huy động nguồn điện tối ưu. Hiện, cường độ năng lượng điện rất cao, tạo ra GDP cao hơn các quốc gia khác đến 4 - 5 lần, do đó cần tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.
Ông Trịnh Quốc Vũ cũng cho biết, để làm được điều này, Việt Nam cần tăng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất sang sản xuất xanh hơn; áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng hiệu quả sử dụng năng lượng. Đặc biệt nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng năng lượng của người dân, doanh nghiệp.
Còn ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, Việt Nam có cuộc dịch chuyển từ sử dụng hóa thạch (than đá, dầu) sang sử dụng điện (các toà nhà, phương tiện giao thông vận tải...). Tất cả đang dồn gánh nặng lên ngành điện và đặt ra bài toán về cung ứng điện cho nhu cầu xanh.
"Bài toán đặt ra hiện nay là đang thiếu nền tảng pháp lý đối với lĩnh vực sản xuất cung ứng năng lượng. Vì vậy, nếu Chính phủ có chính sách rõ ràng, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn huy động vốn đầu tư sản xuất điện theo hướng vừa có lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa góp phần giảm phát thải, đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung năng lượng quốc gia theo hướng tăng trưởng xanh", ông Hà Đăng Sơn đề xuất.
Đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải mùa nắng nóng Miền Bắc đang ở giai đoạn nắng nóng căng thẳng khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Vậy, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) - đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải từ Hà Tĩnh trở ra đã triển khai những giải pháp nào để đảm bảo an an toàn truyền tải điện. Phóng viên đã có cuộc...