Giờ phút nghẹt thở với ca nghi nhiễm Ebola ở Đà Nẵng
- Ca nghi nghiễm Ebola ở Đà Nẵng đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Nhưng câu hỏi cả cơ quan chức năng lẫn người dân đặt ra là tại sao bệnh nhân C. từ tâm dịch Ebola trở về Việt Nam đã 5 ngày và bị sốt như vậy vẫn lọt qua hệ thống kiểm tra của 2 sân bay Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng?
Suốt 2 ngày qua, nhiều người dân đã “nín thở” theo dõi thông tin cảnh báo về dịch Ebola khi bệnh nhân tên C. từ tâm dịch Ebola trở về đến Đà Nẵng bị sốt cao phải nhập viện.
Chị Hoa (Quảng Nam), người có 2 con trai đang làm việc cho một dự án nước ngoài tại Đà Nẵng đã đứng ngồi không yên kể từ khi biết thông tin về một bệnh nhân sốt cao sau khi từ tâm dịch Ebola ở Guinea trở về Đà Nẵng.
“Nếu bệnh nhân C. nhiễm Ebola, tui sẽ xin nghỉ phép năm để đưa 2 đứa con trai “di tản” về quê nội ở Quảng Nam. Cả ngày hôm qua tui nín thở theo dõi thông tin kết quả xét nghiệm Ebola lần 2 với bệnh nhân C. Ơn trời, điều đó không xảy ra nên đêm qua tui mới có được giấc ngủ ngon” – chị Hoa kể.
Cuộc họp khẩn của ngành y tế để đối phó, không chủ quan lơ là.
Không chỉ người dân, cơ quan chức năng cũng lo “sốt vó” trước thông tin này. Ngay khi có thông tin, các ngành chức năng Đà Nẵng đã quyết liệt vào cuộc.
Bác sĩ, GĐ Sở Y tế Đà Nẵng Phạm Hùng Chiến đã khẳng định tại cuộc họp khẩn đầu tiên vào 14 giờ ngày 1/11 khi tiếp nhận bệnh nhân C. rằng: “Hãy xem đây là ca nhiễm Ebola thật sự! Không chủ quan lơ là mất cảnh giác. Nhiệm vụ chúng ta là bằng mọi giá không để Ebola nếu có lây ra cộng đồng!”
Video đang HOT
Theo người đứng đầu ngành y tế Đà Nẵng, bắt đầu 10 giờ 30 ngày 1/11, bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ trong tình trạng sốt cao. Đến 11 giờ 30, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện ĐK Đà Nẵng.
Còn PGĐ Sở Y tế Đà Nẵng, BS Ngô Thị Kim Yến, người được phân công là “tổng chỉ huy” chiến trường ngăn chặn dịch Ebola cho biết, ngành y tế Đà Nẵng đã chuẩn bị thực hiện diễn tập, ứng phó với tình huống xuất hiện ca nghi nhiễm Ebola trên địa bàn TP.
“Chúng tôi chưa kịp triển khai diễn tập thì xuất hiện tình huống một người từ Guinea (vùng dịch) trở về Việt Nam, đến Đà Nẵng và phát sốt, khiến cả ngành y tế được đặt trong tình trạng không cần “diễn” mà triển khai ngay phương án ứng phó nhanh nhất” – BS Yến nói.
Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến kể lại, thời điểm đưa bệnh nhân về Bệnh viện ĐK Đà Nẵng điều trị cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và chờ kết quả là khoảng thời gian cả ban giám đốc Sở Y tế dường như… nghẹt thở.
“Mẫu xét nghiệm đầu tiên được thực hiện tại Đà Nẵng cho kết quả bệnh nhân dương tính với sốt rét. Đồng hồ lúc đó chỉ 21 giờ 30 ngày 1/11. Lúc đó tui chỉ kịp thông báo nhanh kết quả cho lãnh đạo và cung cấp thông tin cho báo chí.
Nhờ kết quả bệnh nhân C. dương tính với sốt rét đã có đủ cơ sở để loại trừ bị nhiễm Ebola. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải tiếp tục chờ kết quả từ Viện vệ sinh dịch tễ TW mới đủ cơ sở kết luận” – BS Yến nhớ lại.
Cuối cùng, đến 14 giờ 30 phút chiều 2/11, Viện Vệ sinh dịch tễ TW thông báo, bệnh nhân C. âm tính với virut Ebola. Lúc đó, cả ngành y tế và chính quyền Đà Nẵng mới thở phào nhẹ nhõm.
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Văn Hữu Chiến bảo rằng, đây là “cuộc diễn tập” với tính huống thật đã khẳng định ngành Y tế Đà Nẵng ứng phó một cách nhanh nhất, kịp thời nhất, theo chủ trương kiên quyết bằng mọi giá không để dịch bùng phát và lây lan ra cộng đồng.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo TP. Đà Nẵng cũng như ngành y tế, qua cuộc “diễn tập” thật này, nhận thấy việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, nhất là với những người từ vùng tâm dịch Ebola chưa được nghiêm và có nguy cơ bỏ lọt.
Bởi, theo qui định, đối với những người từ tâm dịch Ebola phải được giám sát chặt chẽ ngay từ đầu, trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Và câu hỏi cả cơ quan chức năng lẫn người dân lo lắng là tại sao bệnh nhân C. từ tâm dịch Ebola trở về Việt Nam đã 5 ngày và đã bị sốt cao vẫn lọt qua hệ thống kiểm tra của 2 sân bay Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng?
Vũ Trung
Theo_VietNamNet
Nguy cơ Ebola vào Việt Nam tăng dần
Theo các chuyên gia y tế tại TP.HCM, quy trình xét nghiệm Ebola là hết sức quan trọng nếu có ca bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, tất cả đang phải chờ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Sáng 22/8, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, số ca mắc và tử vong tại vùng dịch từ tháng 5 đến nay liên tục tăng nhanh từng ngày. Trong tháng 8 đã gấp đôi tháng 7. Như thế, nguy cơ Ebola vào Việt Nam cũng tăng dần.
Tại TP.HCM, mỗi ngày có 3 chuyến bay về từ Trung Đông và 70-80 chuyến từ các nước khác. Công tác giám sát đối với hàng chục chuyến bay này ít nhiều gặp khó khăn. Như trường hợp người Việt Nam từ Liberia về bị sốt, trước đó người này đã quá cảnh tại 3 quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, vấn đề khác biệt ngôn ngữ, khách thay đổi chỗ ở, số điện thoại... làm liên lạc bị hạn chế. Cần sự hỗ trợ lớn từ Bộ Công an, nhất là kiểm soát khách trú tại các khách sạn.
Hiện danh sách hành khách về từ vùng dịch đã được gửi đến các địa phương để triển khai giám sát. Những trường hợp không lưu trú tại TP.HCM, viện đã báo cáo Cục Y tế dự phòng để phối hợp.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - cảnh báo, trong tình huống có ca ở cộng đồng, nhu cầu chẩn đoán, xét nghiệm phát hiện sớm sẽ khá quan trọng. Hiện vấn đề xét nghiệm Ebola không khó, nhưng WHO chưa thông qua hướng dẫn bất hoạt virus nhằm bảo đảm an toàn sinh học cho người làm ở phòng xét nghiệm nên chưa thể triển khai.
Viện Pasteur cũng cho biết đã ra được quy trình xét nghiệm virus Ebola và cũng đang chờ WHO thẩm định quy trình này.
Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, hiện đã có 2 hướng dẫn xét nghiệm và sẽ chia sẻ trong thời gian sớm nhất hướng dẫn xét nghiệm chính thức của WHO, cũng như những khuyến cáo mới nhất.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu ngay sau khi WHO có hướng dẫn bất hoạt virus, Bộ sẽ thành lập hội đồng để thống nhất quy trình, kiểm tra các phòng xét nghiệm và công bố quy trình xét nghiệm chuẩn.
Cả nước có 83 người về từ vùng dịch Sáng 22/8, tại buổi họp trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch với các tỉnh thành về công tác giám sát bệnh Ebola, Cục Y tế dự phòng cho biết, từ ngày 11/8 đến nay, cả nước có 83 người đến từ vùng dịch nhập cảnh. Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định khả năng Ebola xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể. Ngăn chặn bệnh vào Việt Nam là nhiệm vụ khẩn thiết. Trong trường hợp cấp bách, được áp dụng biện pháp cách ly cưỡng chế đối với các ca nghi ngờ.
Người nước ngoài cũng được Nhà nước chi trả Như báo chí đã đề cập, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định Ebola thuộc nhóm A, Nhà nước sẽ chi trả viện phí. Nhưng với trường hợp người nước ngoài, các bệnh viện gặp lúng túng. Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, 2 người Nigeria bị sốt đưa về cách ly thì phát sinh ngay những chi phí khá lạ. Họ đòi cung cấp ngay 2 SIM điện thoại để liên lạc về gia đình... Về vấn đề này, Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế cho biết Nhà nước sẽ chi trả cho tất cả những ca mắc, nghi ngờ bệnh Ebola trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích chính là làm sao để phòng chống dịch tốt nhất.
Theo Khampha
Bộ Y tế đồng ý cho 2 người Nigeria bị sốt xuất viện Bộ Y tế đã đồng ý cho 2 bệnh nhân từ "tâm bão Ebola" đến TP.HCM xuất viện sau khi đã hết triệu chứng sốt. Các chuyên gia y tế đo thân nhiệt cho sinh viên người Nigeria Như thông tin chúng tôi đã đưa, đến trưa 20/8, tin từ bệnh viện cho biết, cả 2 bệnh nhân đã hết sốt, tình trạng...