Gió đã thôi ‘lang thang hoài trên phố’
Nếu chọn những ca khúc tiêu biểu cho âm nhạc Việt Nam nửa thế kỷ qua, hẳn sẽ có các ca khúc về Hà Nội.
Khả năng rất lớn là trong số bài hát về Hà Nội tiêu biểu ấy sẽ có các tác phẩm do chính Phú Quang sáng tác! Điều này có cơ sở vì người ta có thể lập một danh sách những biểu tượng Hà Nội trong những bài hát của Phú Quang, chúng đã làm nên thẩm mỹ lịch lãm, sang trọng cho mảnh đất này và cũng góp vào nền ca khúc Việt một dấu ấn hiện đại trong những thập niên cuối thế kỷ trước.
Nhạc sĩ Phú Quang nổi tiếng với các tình khúc về Hà Nội.
Nhưng kỳ thực, những yếu tố tạo nên biểu tượng “Hà Nội của Phú Quang” không có gì to lớn, kỳ vĩ hay huyền bí. Chúng hoàn toàn là những cảnh sắc và hiện tượng tự nhiên ở Hà Nội: phố cũ, mái ngói xô nghiêng, hàng cây lá đổ, mùi hoa sữa, mặt hồ, sương giăng hay cơn gió mùa đông bắc. Qua sự chọn lọc và hội tụ những câu thơ hay ca từ, Phú Quang như người cầm cây đũa chỉ huy biến chúng thành những điều quý giá và gợi cảm bậc nhất, đặc biệt khi vang lên trong những giai điệu lãng đãng mà huê tình.
Video đang HOT
Cũng bởi chính lẽ đó mà vệt sáng tác về đề tài Hà Nội của Phú Quang mau chóng xác lập một vị thế kinh điển ở phương diện biểu tượng. Cho dù có hàng trăm nhạc sĩ khác cũng viết về Hà Nội, nhưng danh xưng nhạc sĩ Hà Nội vẫn xứng đáng với Phú Quang hơn cả, bởi lẽ sức làm việc bền bỉ và khả năng nuôi dưỡng một cảm hứng qua hàng thập niên để viết ra những bài hát trữ tình không lẫn với ai khác. Có lẽ thời khắc “âm quyển” của người Hà Nội gọi tên Phú Quang bắt đầu từ Em ơi Hà Nội phố, một đỉnh cao sáng tạo của Phú Quang, phổ từ một bài thơ dài hơn 400 câu của Phan Vũ, chọn lấy 21 câu thành một chỉnh thể mới, tái sinh trong hình thức một bài hát chinh phục người nghe suốt hơn ba mươi năm qua. Rồi từ lúc nào, một chương mới cho những bài ca Hà Nội ra đời, xôn xao giữa nhạc và thơ: Nỗi nhớ mùa đông (thơ Thảo Phương), Im lặng đêm Hà Nội (thơ Phạm Thị Ngọc Liên), Hà Nội ngày trở về (thơ Thanh Tùng), Mơ về nơi xa lắm (thơ Thái Thăng Long)… Thậm chí tưởng như thành một công thức, thơ về Hà Nội qua tay Phú Quang là sẽ có bài hát ghi dấu ấn, thậm chí ăn khách. Nhưng bài hát của Phú Quang đã hơn thế, khi ông tìm kiếm những câu thơ chứa đựng những trăn trở, băn khoăn, đôi khi là một tiếng thở dài về nỗi buồn hay sự mất mát, mà đến cả sự mất mát cũng đầy hình tượng, như khi ông hát lên câu thơ “biển của một thời đã mất”…
Với một người ở thế hệ con cháu, vào thời hai mươi, ba mươi tuổi, tôi vẫn nghe được nhạc Phú Quang. Điều ấy có thể giải thích bằng việc Phú Quang trẻ rất lâu. Từ lúc tôi nhìn thấy ông xuất hiện đầy lịch lãm trên những sân khấu hay các bài phỏng vấn trên báo đài những năm 1990 đến tận hai mươi năm sau, ông vẫn giữ nguyên dáng vẻ rất “thanh niên phố” cùng lối nói chuyện hóm hỉnh, hấp dẫn đặc trưng. Tình yêu lãng mạn đầy hoài niệm, khát vọng nắm bắt những vẻ đẹp mong manh của đời sống là những thứ phi thời gian. Khung cảnh Hà Nội trên thực tế đổi thay rất nhanh chóng, nhưng Phú Quang đã kịp làm một việc là đóng dấu xác nhận một Hà Nội trong cái nhìn của ông, bất chấp mọi biến thiên. Một cách tự nhiên, Phú Quang đã chỉ ra rằng, cái đẹp của ký ức có sức mạnh vô song khi từ những điều đã qua ấy bồi đắp những cảm xúc trữ tình khiến con người muốn sống tốt hơn, yêu kẻ khác hơn và cũng biết thương thân mình.
Sau này khi không còn trẻ, tôi ít nghe Phú Quang hơn trước, nhưng tôi lại nhận ra độ lắng ở những bài hát có xu hướng tìm kiếm suy tư về số phận, về nỗi cô đơn, về những điều ở một độ tuổi nhất định gợi nên trong bài hát của ông. Vẫn là những bài hát như những đoản văn ngắn trong một cuốn sách lớn, chúng mang những cái tên gợi tâm sự, như thể tác giả đang cố gắng giãi bày: Phía tối tâm hồn tôi (lời Phan Đan), Hà Nội và em khi thu chớm đông sang (thơ Chu Hoạch), Sinh nhật đen, Ngọn nến… Người nghe gặp một Phú Quang nhiều lần hình dung về sự ra đi của mình:
Thu rất thật thu là khi
chớm đông sang
Em rất thật em là lúc
em hoang mang lựa chọn
Anh rất thật anh là lúc
anh biết ra đi nhẹ gọn
Để bớt cho đời một chút
gió lao xao
Và tránh cho em bớt một
lời chào!
(Hà Nội và em khi thu chớm đông sang – thơ Chu Hoạch)
Nhiều lần Phú Quang nhắc đến sóng và gió như một ẩn dụ chính bản ngã xê dịch: Cơn gió lang thang về chốn quê nhà, Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng, Đôi khi ta thèm lang thang như gió… Cũng chính ông đã thêm câu “Gió mùa đông bắc se lòng” một cách đắt giá vào ca từ phổ bài thơ Nỗi nhớ mùa đông, tạo ra hồn vía của không gian lẫn cảm giác mà chẳng cần gọi tên vẫn nhận ra nơi chốn.
Phú Quang để lại một không gian Hà Nội, một “âm quyển” đặc trưng vắt từ ký ức gian khó của chiến tranh và những năm tháng trầm lắng của những phố nghèo hiu hắt sang thời mở cửa, mà vẫn ngự trị giữa thời thế kỷ mới. Tưởng như những thứ tân thời có tên toàn cầu hóa, công nghệ số, thực tại ảo… không cần “âm quyển” ấy, nhưng hóa ra âm nhạc Phú Quang vẫn như những phố xá mang hồn vía phiêu diêu, chỉ cần một làn gió lang thang, một bước chân trên vỉa hè, đủ sức tạo ra những cảm xúc ngân vang. Mái ngói xô nghiêng thuở nào có thể đã dần biến mất ở Hà Nội hiện thời, nhưng tình tự con người ở phố vẫn không thôi tìm kiếm khả năng cảm động “nao nao kỷ niệm” (ca từ Em ơi Hà Nội phố). Đấy là tình yêu, là nỗi nhớ thời thanh xuân, là phút mê đắm trong những con đường mùa đông, những sớm sương bay nào đó, mà cuối cùng Phú Quang đã chọn làm thời khắc ra đi.
Nhạc sĩ Giáng Son gửi đơn kiến nghị đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
Tác giả ca khúc "Giấc mơ trưa" bức xúc trước việc chị đăng tải "đứa con tinh thần" của mình trên kênh Youtube riêng và bị khiếu nại về chuyện...bản quyền.
Theo đó, nhạc sĩ Giáng Son cho biết, ngày 25-9 vừa qua chị mới thành lập kênh Youtube cho riêng mình lấy tên "Giáng Sol Official" để chia sẻ những bài hát, album cũ và mới của mình đến với khán giả yêu nhạc.
Ngay khi đăng tải những ca khúc mà mình sáng tác lên kênh này, chị đã rất cẩn thận về vấn đề bản quyền và chỉ đưa bản "Giấc mơ trưa" được phối khí riêng với giọng hát của ca sĩ Khánh Linh trong album đầu tiên "Giáng Son" được sản xuất và phát hành năm 2007, tức là mọi yếu tố bản quyền từ tác giả, phối khí, thu âm đều thuộc về chị.
Tuy nhiên sau khi chị đưa ca khúc này lên kênh Youtube trên vài ngày thì nhận được thông báo khiếu nại từ một đơn vị truyền thông có tên B.H.M. Đơn vị này cho biết thay mặt một công ty phát hành băng đĩa nhạc H.G.A là chủ sở hữu bản quyền để khiếu nại về việc này.
Nhạc sĩ Giáng Son
Trước sự việc này, Giáng Son bức xúc bày tỏ, chị không hề ký bản quyền với công ty phát hành băng đĩa nhạc hay đơn vị truyền thông kể trên, đồng thời khẳng định mọi sở hữu bản quyền đối với bài hát này phải thuộc về mình. Vì vậy, nữ nhạc sĩ quyết định kiến nghị với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đề nghị bảo vệ quyền lợi về mọi mặt cho mình. Giáng Son cho biết, chị cũng ủy quyền để VCPMC đứng ra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Liên quan đến sự việc kỳ lạ này, phía đơn vị truyền thông B.H.M đã gửi kiến nghị đối với ca khúc "Giấc mơ trưa" mà nhạc sĩ Giáng Son đăng trên kênh Youtube riêng của chị cũng đã lên tiếng giải thích. Cụ thể, đơn vị này cho biết hiện mình đang quản lý độc quyền một số bản ghi âm, ghi hình hoặc nhận ủy quyền từ các đối tác là chủ sở hữu bản ghi. Vì thế, khi một kênh nào đó đăng tải video có nội dung trùng khớp với nội dung bản ghi mà đơn vị này đang quản lý độc quyền hoặc nhận ủy quyền thì hệ thống sẽ tự động gửi thông báo cho chủ kênh để kiến nghị về việc phát hiện nội dung trùng khớp. Về trường hợp ca khúc "Giấc mơ trưa" của nhạc sĩ Giáng Son, phía đơn vị này cho rằng vấn đề nằm ở chỗ quyền liên quan đến tác giả, cụ thể ở đây đối tượng là bản ghi âm, ghi hình chứ không phải về quyền tác giả của nhạc sĩ Giáng Son.
Được biết trước đó, một nghệ sĩ đàn từng xin bản phối ca khúc "Giấc mơ trưa" để đi biểu diễn. Sau đó, cô có ra CD riêng và CD này được phát hành bởi công ty băng đĩa nhạc H.G.A tại Hà Nội. Hiện tại giấy phép bản quyền đối với bản ghi âm ca khúc này của Dương Thùy Anh trên Youtube vẫn ghi rõ thuộc về đơn vị truyền thông B.H.M và 3 hiệp hội bảo vệ quyền âm nhạc.
ADA Asia và Warner Music Vietnam hợp tác Yin Yang Media: Bước tiến mới cho nền âm nhạc Việt Nam Thoả thuận mới về phân phối âm nhạc không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động của Warner Music tại thị trường Việt Nam mà còn hỗ trợ đắc lực cho các nghệ sĩ Vpop trong việc đưa sản phẩm nghệ thuật đến gần hơn với cộng đồng người yêu nhạc trên toàn thế giới. Ngày 22/7 vừa qua, ADA Asia - đơn...