Giết vợ rồi tìm đường trốn sang Lào
Sau khi dùng dao phát rẫy chém vợ gục xuống, Xồng Bá Xênh (SN 1983), trú tại bản Mường Lống 1, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã bỏ trốn sang Lào.
Sau khi giết vợ, Xênh định bỏ trốn sang Lào (Ảnh minh họa)
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đang hoàn tất các thủ tục để khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Xồng Bá Xênh (SN 1983), trú ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An về hành vi giết người.
Trước đó, vào khoảng 13h ngày 24-2, tại khu rẫy thuộc bản Thăm Pạng xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, do mâu thuẫn vợ chồng nên Xênh đã dùng dao phát rẫy chém vào cổ vợ là chị Lầu Y Mẫu (SN 1983) làm chị này chết ngay tạo chỗ. Gây án xong, Xênh đã bỏ trốn vào rừng và đang lúc chạy trốn sang Lào thì bị lực lượng Công an huyện Kỳ Sơn bắt giữ.
Theo ANTD
Video đang HOT
Cuộc sống điêu đứng sau lũ quét
Cơn lũ quét ngày 25/6 tại Kỳ Sơn và Tương Dương (Nghệ An) đã rút dần, để lại những lớp bùn nhầy nhụa cùng ngổn ngang rác rưởi, củi khô, gỗ mục. Người dân đang trở về dọn dẹp nhà cửa.
Sau hai ngày tá túc ở nhà hàng xóm, chiều qua anh Nguyễn Văn May ở thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn, Nghệ An) trở về nhà, nhưng không còn nhận ra nơi gia đình cư ngụ suốt mấy chục năm qua. Toàn bộ ngôi nhà khang trang cùng một cửa hàng bị nước cuốn trôi hoàn toàn, chỉ còn lại nền bê tông. Nhà anh May nằm cạnh sông Nậm Mộ, sát quốc lộ 7 nên khi lũ quét qua, toàn bộ vật dụng như tivi, tủ lạnh, bàn ghế, quần áo, giường tủ đều bị cuốn ra sông.
Dấu vết còn lại của ngôi nhà chỉ là nền đất. Ảnh: Mạc Nguyên.
Cùng chung hoàn cảnh như gia đình anh May, nhiều hộ dân ở thị trấn Mường Xén và các xã Chiêu Lưu, Mỹ Lý, Mường Ải, Mường Típ... cũng lục tục trở về nhà dọn dẹp đồ đạc. Cố gắng nhặt nhạnh những đồ đạc còn sót lại đang nằm lẫn trong đống bùn đất, chị Lương Thị Ly ở xã Chiêu Lưu cho biết: "Chưa bao giờ lũ quét ghê gớm như năm nay. Sau một đêm mưa, sáng ra nước ở khắp các ngọn núi, khe suối dồn dập đổ về khiến bà con chỉ biết chạy thoát thân, còn nhà cửa không cứu được".
Sáng 27/6, huyện Kỳ Sơn vẫn mất điện, sóng điện thoại hầu như không thể liên lạc được, nhiều xã vẫn trong tình trạng cô lập vì các con đường bị sạt lở chưa thể thông tuyến.
Tại huyện Tương Dương, từ chiều 26/6, nước rút dần để lại những mái nhà, cây cối đỏ au màu bùn đất ở hai bên sông Nậm Nơm, Nậm Mộ. Tại xã Xá Lượng, nước đã rút xuống đến lòng sông nhưng vẫn chảy cuồn cuộn. Chiếc cầu treo Khe Ngậu bị cuốn phăng chỉ còn lại mố cầu và sợi dây cáp. Một số hộ dân đang vừa trở về nhà dọn dẹp đồ đạc vừa lo sạt lở sau khi nước rút.
Ngồi bên ngôi nhà bị nước cuốn trôi hoàn toàn, anh Quang Văn May chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cơn lũ về quá nhanh: "Nước ở mô cứ chảy về, nhà cửa bị trôi hết. Căn nhà sàn mới cất cũng bị nước cuốn đi hết rồi".
Cùng với nhiều hộ dân khác, anh May đang cố gắng vật lộn với đống bùn đất để tìm những gì còn sót lại và mượn người về dựng lại nhà cửa. Anh Lộc Thanh Hùng, Công an xã Xá Lượng cho biết, ngay khi lũ về, người dân sống cạnh các khe suối và cạnh quốc lộ 7 đều phải bỏ lại nhà cửa để chạy lũ, khi nước rút, nhiều hộ trở về trong cảnh trắng tay.
Dựng lại nhà sau lũ. Ảnh: Mạc Nguyên.
Từ chiều hôm qua, huyện Tương Dương đã huy động thanh niên đến giúp người dân vùng lũ khắc phục hậu quả. Anh Mạc Văn Nguyên, Bí thư huyện đoàn Tương Dương cho biết, sáng 27/6, gần 100 đoàn viên thanh niên tình nguyện đang đi vào 3 điểm lũ quét nặng nhất là Yên Tĩnh, Yên Na, Yên Thắng để thu dọn bùn đất ở các trường tiểu học, mầm non và trụ sở UBND xã Yên Tĩnh.
Ông Vi Tân Hợi, Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết, nước lũ đã rút gần hết nhưng trận lũ quét bất ngờ từ Thượng Lào đổ về đã khiến nhiều hộ dân rơi vào cảnh tay trắng, sống tá túc ở nhà hàng xóm.
"Toàn bộ hệ thống nước trên các khe suối đã bị cuốn phăng, hệ thống bể nước công cộng và các giếng nước bị bùn vùi lấp hoàn toàn. Toàn bộ lúa, hoa màu trên các chòi canh rẫy của bà con hầu hết cũng bị lũ cuốn", ông Hợi cho biết.
Trong đợt mưa bão từ 23/6 đến 26/6, Nghệ An và Thanh Hóa là hai tỉnh có lượng mưa lớn nhất, phổ biến 200-300 mm, một huyện miền núi thậm chí còn vượt xa 300 mm. Trong khi đó, Bắc Bộ mưa phổ biến 100-200 mm.
Đến hết 26/6, số người chết do mưa bão là 17, tăng một so với báo cáo trước đó do xác định thêm trường hợp bị lũ cuốn ở Nghệ An. Lũ cuốn ở tỉnh này cũng làm tăng thêm 2 người mất tích. Tổng diện tích lúa bị ngập úng, đổ lên tới gần 23.500 ha, hoa màu ngập gần 4.800 ha...
Trận lũ quét ở Nghệ An cũng đã gây xói lở làm đứt quốc lộ 7, sạt lở ta luy dài 20 m gây ách tắc giao thông. Nhiều vị trí trên các đoạn quốc lộ, tỉnh lộ khu vực miền núi phía tây Nghệ An bị ngập lũ sâu 0,3-1,5 m, có nơi sâu 2 m. Đến chiều 26/6 mới thông xe tuyến phía tây.
Theo VNExpress
"Cổng trời" đang đói Đứng ở trung tâm xã biên giới Mường Ải của huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) ta như đứng ở "cổng trời" - nó đẹp và thơ mộng đến mê hồn. Thế nhưng, con người sống ở đó lại rất đói, rất nghèo. Tôi đến đây và chứng kiến nghịch cảnh đó mới biết cái đói đã kéo dài ở đây hết...