Giết chết vợ cả và 3 con gái vì “danh dự”
Một người đàn ông Afghanistan cùng vợ và con trai đã bị kết án chung thân vì sát hại 3 cô con gái cùng vợ cả – vụ án tàn độc từng làm rúng động xứ sở lá phong đỏ ba năm trước đây.
Phiên tòa xét xử ba bị cáo mà đến thẩm phán cũng phải thừa nhận là hành động của họ khó có thể tàn ác hơn diễn ra hôm 29 vừa qua. Hội đồng xét xử đã phải mất 15 giờ đồng hồ mới đưa đến kết luận 3 bị cáo bao gồm ông Mohammad Shafia, 58 tuổi, và Tooba Yahya, 42 tuổi và con trai Hamed tuổi phạm tội giết người mức độ thứ nhất.
Bốn thi thể nạn nhân được tìm thấy hồi tháng 6-2009 trong một chiếc ô tô nằm dưới đáy con kênh Rideau ở Kingston, Ontario – nơi cả gia đình này đã dừng lại nghỉ đêm trên đường về nhà sau chuyến du lịch tới thác Niagara.
Các công tố viên cho biết ba cô con gái Zainab 19 tuổi, Sahar 17 tuổi và Geeti 13 tuổi – bị giết chết vì họ đã làm mất danh dự gia đình bởi họ dám ăn mặc thời trang hở hang, không chịu mang khăn che mặt (hijab) và giao du với bạn trai theo lối sống của người phương Tây, trong khi người vợ đầu Rona Aamir (52 tuổi) không có con của Shafia luôn ra mặt bênh vực 3 cô con gái.
Geeti, Zainab và Sahar (từ trái sáng phải)
Sau khi tòa tuyên án, ba bị cáo một mực khẳng định rằng họ không giết Zainab, Sahar và Geeti, cũng như bà Rona Amir Mohammad.
Tuy nhiên thẩm phán Robert Maranger khẳng định những bằng chứng cho thấy tội ác của họ là không thể chối cãi và đây là một vụ giết người có chủ tâm và được lên kế hoạch trước.
Video đang HOT
“Thật khó có thể có hành động nào tàn ác và đáng khinh hơn những bị cáo này … Họ viện lý do danh dự của gia đình để bảo vệ cho hành động đáng sợ của mình”, ông Robert Maranger nói.
Các bị cáo nói rằng cái chết của 4 nạn nhân nói trên là do tai nạn. Theo lời họ, trong chuyến đi chơi đến thác Niagara trở về Montreal, Zainab lái ôtô chở hai em gái và “cô” Rona Amir quá tốc độ nên xe lao xuống kênh, còn xe của 3 bị cáo thì qua nhà trọ nghỉ và không hay biết tai nạn đó.
Ba bị cáo bị kết án tù chung thân
Tuy nhiên những mảnh vỡ đèn pha chiếc Lexus của Shafia được tìm thấy ở hiện trường đã tố cáo ông, ngoài ra phần đầu xe bị hư hỏng của ông ta lại trùng khớp với dấu vết như bị đâm ở đuôi xe chở 4 nữ nạn nhân.
Biên bản khám nghiệm tử thi cho thấy cả 4 nạn nhân đều bị chết đuối nhưng cảnh sát nghi ngờ họ đã bị giết chết trước khi chiếc ôtô lao xuống kênh bởi vì các thi thể được tìm nghi bị nhét vào xe, không có ai thắt dây an toàn, không có ai ngồi ghế lái xe và không có dấu hiệu họ tìm cách thoát ra khỏi xe khi xe lao xuống nước, ngoài ra trên người họ còn có nhiều dấu bầm tím.
Bà Rona Amir Mohammad
Cảnh sát cũng tiến hành lắp thiết bị theo dõi vào chiếc Lexus của Shafia 18-7-2010 để thu thập bằng chứng. Băng theo dõi cho thấy một số lần đôi co của Shafia với vợ và con trai về sự đáng xấu hổ của của 3 cô con gái và Rona Amir. Trong cuộc nói chuyện khác, ông ta đã tiết lộ quyết định giết chết họ.
Gia đình Shafia rời khỏi Afghanistan năm 1992 đến sống ở Pakistan, Úc và Dubai trước khi định cư ở Canada năm 2007. Shafia là một thương nhân giàu có, ông lấy Yahya vì vợ cả Rona Amir không có con. Bà Yahya đã sinh cho Shafia 7 đứa con. Luật pháp Canada vốn không cho phép chế độ đa thê nên khi nhập cư vào Canada, Shafia khai báo Rona Amir là “cô” của những người con
Theo Người Lao Động
Báo động tình trạng "tấn công vì danh dự" ở Anh
Ngay tại một đất nước văn minh, phát triển nằm giữa châu Âu như nước Anh, hàng năm vẫn có đến hàng nghìn vụ tấn công vì cái gọi là "danh dự" của gia đình.
Nạn nhân Banaz Mahmod bị người thân giết hại hồi năm 2006. Ảnh BBC
Các vụ tấn công vì danh dự là hình phạt đối với những người - thường là phụ nữ - vì những hành vi đươc cho là đã mang lại tủi nhục cho gia đình họ. Việc có bạn trai, là nạn nhân bị hiếp dâm, từ chối một cuộc hôn nhân sắp đặt, đồng tính luyến ái ...thậm chí còn đươc xem là những hành vi đê tiện. Hình thức tấn công có thể là tạt axit, bắt cóc, hành hình, đánh đập và trong một số trường hợp là giết chết người vi phạm.
Những vụ việc này thường xảy ra trong cộng đồng người Hồi giáo, chủ yếu tại các nước Nam Á, Đông Âu và Trung Đông, đặc biệt là tại Pakistan, Ấn Độ... Tuy nhiên, tại các cộng đồng người Hồi giáo ở các nước phát triển như Anh, Mỹ thì các vụ tấn công vì danh dự cũng vẫn xảy ra, thậm chí còn khá thường xuyên.
Theo thống kê chưa đầy đủ của cảnh sát Anh, chỉ trong năm 2010 đã xảy ra ít nhất 2.823 vụ việc tấn công vì danh dự. Trong số đó, thống kê của Tổ chức Quyền phụ nữ Iran và Kurdish (Ikwro) cho thấy, thành phố ghi nhận nhiều vụ việc nhất với khoảng 500 vụ tấn công vì danh dự chính là thủ đô London.
Tiếp sau đó là West Midlands với 378 vụ, West Yorkshire (350 vụ), Lancashire (227 vụ), Greater Manchester (189), Cleveland (153 vụ)... Trong đó, một số vùng như Northumbria số vụ tấn công vì danh dự đã tăng đến 305% từ 17 vụ trong năm 2009 lên 69 vụ trong năm 2010 hay như ở Cambridgeshire tỉ lệ này là 154%.
Thống kê của Ikwro đươc thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/2011 tuy chưa đưa ra đươc bức tranh đầy đủ nhưng đươc đánh giá là công trình nghiên cứu ước lượng gần chính xác nhất về mức độ bạo lực vì cái gọi là danh dự ở nước Anh.
Tuy nhiên, Ikwro cho biết, 1/4 số cảnh sát ở Anh không thể hoặc không sẵn lòng cung cấp các dữ liệu cũng như tên của những cộng đồng thường xảy ra các vụ tấn công. Theo Giám đốc Ikwro Diana Nammi, các gia đình thường cố phủ nhận các vụ tấn công vì danh dự và những người đứng ra thực hiện những vụ việc lại đươc cộng đồng hết sức tôn trọng, thậm chí đươc xem như một anh hùng vì đã dám đứng ra bảo vệ danh dự và tiếng tăm cho gia đình mình.
Còn nạn nhân thì lại không đươc sự hỗ trợ, giúp đỡ và bảo vệ từ cộng đồng. "Trong một số trường hợp, cảnh sát và các tổ chức chỉ giúp đỡ họ trong một khoảng thời gian nào đó rồi dừng lại. Nhưng với các vụ bạo lực vì danh dự thì mối nguy hiểm có thể lại đe dọa đến nạn nhân trong suốt cuộc đời họ" - bà Nammi nói.
Cũng theo bà Nammi, bức tranh thực sự về tình trạng tấn công về danh dự có thể còn "đen tối hơn nhiều" so với các con số thống kê của tổ chức này. Vì vậy, để hạn chế đươc thực trạng này cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan khác nhau. Cảnh sát London khẳng định đã tổ chức huấn luyện, đào tạo cho nhân viên về tình trạng bạo lực gia đình, trong đó có các vụ việc bạo lực vì danh dự và cưỡng ép hôn nhân.
"Chúng tôi biết rằng giống như nhiều loại tội phạm khác, các hành vi bạo lực vì danh dự tuy vẫn chưa đươc báo cáo đầy đủ nhưng vẫn rất đáng lo ngại. Chúng tôi quyết tâm chấn dứt hình thức bạo lực và nhận thức đươc sự cần thiết phải có những hoạt động nhất quán hơn để ngăn chặn thực trạng này. Kế hoạch hành động của chúng tôi để chấm dứt tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là đưa ra các phương pháp để tăng nhận thức của cộng đồng, tăng cường đào tạo cảnh sát và công tố viên và có sự trợ giúp thích đáng hơn đối với các nạn nhân" - một phát ngôn viên Sở Cảnh sát London nói.
Theo PLVN
Theo PLVN
Showbiz Việt sao chép từ lột quần, ném áo đến giả gái, đánh đu Hãy cùng điểm danh những chiêu trò được ca sĩ đua nhau xào đi, xào lại trên sân khấu. 1. Lột quần ném áo Chắc chắn tuyệt chiêu này đã trở thành một trong những bí kíp không bao giờ sợ hết thời của giới ca sĩ. Cứ hễ thấy cô nào ăn mặc rườm rà, rắc rối là khán giả có thể...