Giếng khoan phun ra cột khí và nước cao gần 10m: Trụ bê tông bị đẩy lên
Liên quan đến giếng khoan thứ 2 phun ra khí và nước ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, chủ nhân cho biết, đã nỗ lực thả trụ bê tông xuống lấp giếng nhưng áp suất nước quá mạnh nên phải tạm dừng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, anh Bùi Văn Tự (SN 1988, trú tại thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn) cho biết, anh đã tìm đến nhà ông Đàm Xuân Hòa (trú xã Ia Kly, huyện Chư Prông) để tham khảo cách lấp giếng khoan khi có hiện tượng khí và nước phun cao.
Sau đó, anh Tự đã về dùng trụ bê tông thả xuống để lấp giếng khoan của gia đình mình. Tuy nhiên, khi anh Tự thả các trụ bê tông xuống, áp suất nước mạnh đã đẩy trụ bê tông lên lại, việc lấp giếng không thành công.
Anh Tự đã dùng trụ bê tông thả xuống nhưng áp suất lớn đã đẩy trụ bê tông lên lại (Ảnh: Người dân cung cấp).
Theo anh Tự, gia đình dự định chờ khoảng 10 ngày nữa, khi áp suất nước giảm sẽ lấp giếng lại. Đồng thời, anh cũng đặt mua một số trụ bê tông có đường kính lớn gần bằng miệng giếng khoan để lấp kín lại.
Video đang HOT
Ông Đào Quang Bình, Chủ tịch UBND xã Ia Phìn cho biết, hiện tượng này chỉ mới xảy ra trên địa bàn xã lần đầu. Trước đó, nhiều người dân xung quanh nhà anh Tự cũng khoan giếng nhưng không xảy ra hiện tượng như vậy. Xã đã vận động gia đình lấp giếng, chấp hành quy định về việc khai thác, sử dụng nước dưới đất.
Theo ông Bình, căn cứ quyết định của UBND tỉnh Gia Lai, vị trí trên không thuộc danh mục vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất. Tuy vậy, xã cũng vận động người dân tạm dừng việc khoan nước để chờ cơ quan chức năng có những nghiên cứu, đánh giá về hiện tượng trên.
Hơn một tuần nay, giếng nước anh Tự vẫn phun lên cột khí và nước (Ảnh: Chí Anh).
Ông Lê Tuấn Anh, Trưởng phòng Khoáng sản, Tài nguyên nước (Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai), cho biết, Sở đã nắm thông tin giếng khoan thứ 2 ở huyện Chư Prông xuất hiện việc khí và nước phun lên thành cột cao gần 10m.
Tuy nhiên, cơ quan không đủ máy móc, chuyên gia để đánh giá, kiểm tra hiện tượng. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai đang kiến nghị cơ quan chuyên môn về phối hợp để kiểm tra, nhằm đưa ra hướng dẫn, khuyến cáo cho người dân.
Trước đó, chiều 8/12, gia đình anh Bùi Văn Tự đang khoan giếng tại rẫy cà phê ở thôn Hưng Tiến cùng xã thì xảy ra hiện tượng khí và nước phun lên khỏi mặt đất. Nước phun ra với áp suất lớn, tạo thành cột cao gần 10m.
Sau đợt rung chấn động đất tại tỉnh Kon Tum hồi tháng 7, giếng khoan của gia đình ông Đàm Xuân Hòa, ở xã Ia Kly, huyện Chư Prông cũng xuất hiện những tiếng động lạ.
Giếng nước của ông Đàm Xuân Hòa cũng xảy ra hiện tượng phun ra cột khí và nước nhưng đã bị gia đình lấp lại (Ảnh: Chí Anh).
Khi gia đình ông Hòa khoan giếng xuống độ sâu 180m để tìm nguồn nước, bất ngờ có hiện tượng dòng nước và khí phun mạnh lên khỏi mặt đất, tạo thành cột cao hàng chục mét.
Sau đó, gia đình ông đã dùng các trụ bê tông lấp giếng lại. Hơn 2 tháng nay, giếng khoan này đã không còn hiện tượng gì nữa.
Thông tin ban đầu việc xuất hiện hố sâu trong ngõ Văn Chương
Nguyên nhân ban đầu việc xuất hiện hố sâu trong ngõ Văn Chương (quận Đống Đa, Hà Nội) được xác định do hư hỏng kết cấu, bục, vỡ ống vách giếng, khiến cho đất cát kéo theo dòng chảy ngấm nước mưa vào giếng khoan, gây sụt lún cục bộ.
Sáng 18/7, Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Nội đã thông tin về nguyên nhân xảy ra sự cố sụt lún nền nhà, giếng khoan khai thác H24 Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên (tại số nhà 193, ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội).
Cụ thể, giếng khoan khai thác H24 của Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên được xây dựng, vận hành từ năm 1983, được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 30/GP-BTNMT ngày 22/2/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn khai thác là 5 năm để cấp nước cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (cấp nước đô thị) cho TP Hà Nội, với lưu lượng là 3.100 m3/ngày đêm, chiều sâu mực nước động lớn nhất là 35 m.
Khu vực xảy ra sụt lún cục bộ. Ảnh: N.T
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh của giếng H24 được UBND TP Hà Nội phê duyệt là 10 m (tính từ miệng giếng). Chế độ vận hành của giếng khoan đang thấp hơn giấy phép. Hằng năm, Công ty thực hiện thổi rửa, bảo dưỡng, vệ sinh giếng định kỳ theo quy định, quá trình khai thác bình thường, không phát sinh hiện tượng bất thường. Công ty cũng có báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước gửi Cục Quản lý Tài nguyên nước (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) theo đúng quy định.
Vào 16 giờ ngày 13/7, sau vài ngày mưa, có hiện tượng sụt lún nền giếng, trong phạm vi 2 m tính từ miệng giếng gây nứt, đổ phần tường (giáp liền với nhà giếng H24) nhà kho chứa sách của người dân trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh của giếng khoan. Công ty đã dừng ngay khai thác giếng và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các công tác bảo vệ an toàn khu vực xung quanh giếng để xác định nguyên nhân.
Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Nội đánh giá đây là sự cố cục bộ, chỉ ảnh hưởng trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước của giếng khoan và đang tập trung sửa chữa, khắc phục sự cố.
Ngoài ra, Công ty sẽ phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng do sự cố gây ra, cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trong quá trình thi công sửa chữa, sau khi khắc phục sẽ xây dựng kế hoạch vận hành giếng và báo cáo đến các cơ quan quản lý.
Chánh văn phòng vẫn ký văn bản, đóng dấu đỏ dù đã bị khởi tố Mặc dù đã bị khởi tố, cho tại ngoại và cấm đi khỏi nơi cư trú, bị can Nguyễn Tiến Tạo vẫn được giữ chức Chánh Văn phòng UBND huyện Chư Prông (Gia Lai) trong nhiều tháng. Ngày 24/6, VKSND tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Tiến Tạo (SN 1981, trú tại tổ 1, thị trấn...