Giếng cổ không bao giờ cạn dù trong mùa hạn, mặn khủng khiếp
Năm nay, hàng trăm ngàn hộ dân ở tỉnh Bến Tre phải sử dụng nước nhiễm mặn do hạn hán, xâm nhập mặn. Nhưng tại ấp An Phú 2 ( An Hòa Tây, Ba Tri, Bến Tre) có 1 giếng cổ vẫn cho nước ngọt thanh giúp hàng trăm hộ dân thoát cảnh “khát” nước.
Bà Nguyễn Thị Đẹp, nhà cạnh giếng cổ cho biết: “Giếng nằm bên trong Thánh tịnh Đông Cung Bạch Long (Thánh sở Cao Đài) có nước rất ngọt nên mấy chục năm qua người dân đến đây lấy ước về uống. Đặc biệt trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn năm nay, mỗi ngày có hàng trăm hộ dân ở xung quanh và các xã lân cận đến đây lấy nước về uống vì xung quanh nước đã bị nhiễm mặn trầm trọng”.
Theo bà Đẹp, giồng cát ở ấp An Phú 2 có mạch nước ngầm nên người dân đều khoan giếng để lấy nước dùng trong sinh hoạt, tưới hoa màu, cho gia súc uống… Tuy nhiên, chỉ có giếng cổ mới có thứ nước ngọt nhất.
Giếng cổ giúp hàng trăm hộ dân có nước sử dụng trong mùa hạn, mặn
Giếng cổ hình tròn với đường kính khoảng 2m, sâu khoảng 5m, lúc nào cũng có nước trong vắt. Tại đây luôn để sẵn gầu nhựa nhỏ có nối sợi dây thừng dài để người dân múc nước và cái phễu to để dân rót nước vào can.
Giếng cổ giúp hàng trăm hộ dân có nước ngọt sử dụng trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn
Có mặt tại giếng để lấy nước, bà Nguyễn Thị Bé cho biết: “Nhờ có giếng này mà hàng trăm hộ gia đình khỏi phải chịu cảnh “khát” hay phải mua nước với giá đắt đỏ. Chất lượng nước rất tốt nên mấy chục năm qua người dân xung quanh đem về chủ yếu để uống, nấu ăn trong gia đình. Giếng lúc nào cũng có nước, nhiều người cùng đến lấy thì giếng cạn nhưng chỉ một lát sau lại có nhiều nước trở lại”.
Giếng cổ không bao giờ hết nước.
Video đang HOT
Nước giếng thanh, ngọt, luôn được người dân tin tưởng sử dụng trong ăn uống hàng ngày.
Theo những người dân địa phương, giếng cổ này có từ ất lâu đời và nước rất ngọt nên được người dân trong vùng sử dụng để ăn uống. Năm nay hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử, giá nước ngọt rất đắt đỏ, giếng cổ càng trở nên hết sức quý giá đối với người dân trong vùng.
Minh Giang
Theo Dantri
Phú Yên: Dân "khát" bởi các công trình "bịt" mạch nước ngầm?
Lợi dụng địa hình thấp, người dân 1 số thôn ở Phú Yên đào giếng ở mạch nước rồi bắt đường ống dẫn nước về nhà, nhưng từ khi có các công trình về đây, dân kêu "khát" vì công trình "bịt" mạch nước ngầm.
Hệ thống cấp nước tự chảy
Đó là hoàn cảnh chung của bà con nông dân ở thôn Tân Lập, xã An Mỹ; thôn Phú Sơn, xã An Thọ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Do điều kiện địa hình thấp hơn so với các vùng khác nên người dân ở đây tận dụng dựa vào tác động của trọng lực để đưa nước từ nguồn (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) về nhà thông qua hệ thống đường ống nước.
Được biết bà con ở đây dùng loại ống nhựa PVC để đưa nước về, mỗi ống có đường kính từ 1-3cm. Hệ thống ống dẫn được bà con chia thành đoạn ngắn và để bắt nước người dân dùng hơi hút lên. Hệ thống đường ống được bắt nằm dọc hai bên đường hoặc treo trên cây tiện cho việc quan sát khi ống bể, cho nước chảy về thuận lợi.
Hệ thống đường ống dẫn nước được mắc trên cây để thuận lợi cho nước chảy.
Tại thôn Tân Lập, mỗi hộ dân chủ động đào giếng ngay tại mạch nước lộ và bắt đường ống dẫn về nhà. Đa phần, các giếng nước được đào hai bên trục đường ĐT643.
Ông Võ Tấn Hiệp (45 tuổi, trưởng thôn) cho biết: "Cả thôn có 100 hộ nhưng không hộ nào có giếng tại nhà, tất cả đều sử dụng nước từ nguồn này để sinh hoạt. Xã đã có dự án xây dựng bể nước lớn phục vụ cho cả thôn với kinh phí 150 triệu đồng tại khu vực giếng Ông Vẻo nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được vì không có kinh phí".
Còn thôn Phú Sơn, chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống cấp nước tự chảy để cung cấp cho nhân dân. Hiện tại, thôn đang khoan 1 giếng tập thể đầu nguồn và cải tạo 3 hệ thống cấp nước tự chảy để phục vụ cho 155 hộ dân.
Giếng nước do người dân thôn Tân Lập tự đào hai bên đường ĐT643 đã cạn.
"Nếu nước nguồn không bị khô hoặc đứt mạch thì nước có thể sử dụng quanh năm. Tuy nhiên, đường ống dẫn hư hỏng rất nhanh cùng với việc bị mất cắp nên phải đi canh và thay thường xuyên mới đảm bảo đủ nước dùng. Giá mỗi cuộn ống trên thị trường hiện nay là 37.000 đồng", Anh Bùi Đông (37 tuổi, thôn Tân Lập) cho hay.
Nước được để chảy tự do suốt ngày đêm nên đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người dân sinh hoạt.
Thiếu nước sinh hoạt do các công trình
Liên quan đến việc thiếu nước sinh hoạt, người dân cho rằng nguyên nhân là do các công trình xây dựng không hợp lý.
Chị Nguyễn Thị Lan (40 tuổi, thôn Tân Lập) tâm sự: "Trước giờ không thiếu nước dùng nhưng từ khi thi công con đường ĐT643 chạy qua thì vào mùa nắng là thiếu nước sinh hoạt. Mọi người phải xuống xóm Cầu Sắt chở nước. Để hạ mặt đường, nhà thầu đã nổ mìn phá đá, đào hạ nền đường đúng cao độ thiết kế, múc xuống rất sâu so với mặt đất, làm chuyển hướng chảy của các mạch nước ngầm.
Vì thiếu nước nên địa phương hay xảy ra tình trạng mất đoàn kết khu dân cư. Bà con tranh giành mạch nước ngầm, trộm cắp ống dẫn nước. Hơn nữa, chúng tôi lo lắng không biết nguồn nước này có còn sạch hay không bởi vì nhà thầu đã nổ mìn đá. Và cứ trời mưa là phải chờ đợi vì nước bị đục".
Được biết cả thôn Tân Lập chỉ còn ống nước nhà anh Bùi Đông là chảy, nhưng khoảng hoảng 2, 3 ngày là phải đi bắt nước 1 lần.
Cụ Trần Hữu Tài phải hút nước về ống.
Thôn Phú Sơn vừa cải tạo xong giếng nước tập thể (giếng Quảng) tại xóm Chòm Mương dựa theo hệ thống giếng cũ do Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nhất Huy thi công. Tuy nhiên, khi công trình hoàn thành thì bắt đầu thiếu nước sinh hoạt.
Cụ Trần Hữu Tài (79 tuổi) bức xúc: "Trước khi xây dựng công trình mới, tại đây bà con ở thôn đã tự túc làm cái giếng tập thể nhưng diện tích nhỏ, mực nước trong giếng dâng cao nên đủ nước, thậm chí là dư nước cho sinh hoạt. Từ cái giếng cũ này, công trình mới xây với diện tích lớn hơn (dài 4m, rộng 2m) dẫn đến không đủ nước dùng".
Ông Nguyễn Minh Đính (30 tuổi) phó thôn Phú Sơn cho hay: "Để đảm bảo nước sạch cho bà con nhân dân, đáy giếng được đổ một lớp bê tông mỏng, cùng với trời nắng nóng, mạch nước cũng yếu dần dẫn đến tình trạng thiếu nước, địa phương sẽ tiến hành họp thôn để đưa ra phương án giải quyết sớm nhất, có thể là dỡ bỏ đáy bê tông".
Ông Trương Văn Diễn (55 tuổi) chia sẻ: "Giếng xây xong cũng là lúc thiếu nước sinh hoạt. Nếu trước đây cái giếng này phục vụ 80/155 hộ thì bây giờ mọi người phải tiết kiệm từng giọt mới đủ. Vì đáy giếng không đổ đá sạn cho nước thoát ra mà lại đổ tê tông nên mạch bị bịt kín. Biết là vậy nhưng không ai dám lên đục bỏ lớp bê tông vì sợ".
Tình trạng này kéo dài khiến nhiều hộ dân hoang mang. Riêng tại thôn Tân Lập, người dân đã chủ động đi chở nước tại các vùng lân cận. Còn thôn Phú Sơn, các hộ dân đang chờ các cấp chính quyền nghiệm thu xử lý.
Trao đổi với PV, ông Võ Tấn Hiệp, trưởng thôn Tân Lập cho biết : "Đường ĐT643 chạy qua làm cho hướng chảy của các mạch nước ngầm thay đổi nên các hệ thống cấp nước tự chảy bị đứt nguồn vào mùa nắng. Hiện tại địa phương đang xin hỗ trợ của huyện, tỉnh để xây dựng công trình nước sạch".
Đường ĐT643 là đường cứu nạn và tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa dài hơn 39km, tổng mức đầu tư hơn 829 tỉ đồng, trong đó đoạn một (thuộc ĐT 643) bắt đầu tại điểm giao với quốc lộ 1 tại xã An Mỹ (huyện Tuy An), điểm cuối giao với trục giao thông phía tây Phú Yên tại ngã tư trụ sở UBND xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa); đoạn hai (thuộc ĐT 650) điểm đầu tại xã Sơn Long (huyện Sơn Hòa), điểm cuối thuộc địa phận xã An Xuân (huyện Tuy An).
Dự án này do Ban quản lý Dự án thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ cuối tháng 4/2010. Tổng thầu là Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Xuân Thành chi nhánh Phú Yên.
Cúc Nguyên
Theo_Người Đưa Tin
Giếng cổ chưa bao giờ cạn nước Cách bờ biển khoảng một km, hai giếng cổ là nguồn nước ăn của bao thế hệ dân làng Thuận An (Quảng Nam) và dù hạn hán khốc liệt thế nào cũng chưa bao giờ cạn. Một ngày cuối tháng 10, ăn vội bữa cơm trưa như thường lệ, bà Lê Thị Hồng (66 tuổi) tất tả chạy ra giếng cổ nằm ở...