“Gien tối” ẩn trong DNA con người lần đầu được tiết lộ
Hồ sơ của chúng ta về bộ gien người có thể vẫn còn thiếu hàng chục ngàn “gien tối” liên quan đến nhiều bệnh khác nhau.
Theo Science Alert , một nhóm ngiên cứu đa quốc gia đã xác định được vô số “gien tối” ẩn mình trong những vùng DNA từng bị coi là “DNA rác” vì cho rằng chúng không có khả năng mã hóa protein.
Trên thực tế, vật liệu di truyền khó phát hiện này có thể mã hóa cho các protein nhỏ và liên quan đến nhiều quá trình bệnh học khác nhau, từ ung thư đến miễn dịch.
DNA con người còn nhiều “gien tối” ẩn giấu
Nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Eric Deutsch từ Viện Sinh học hệ thống (Mỹ) đã tìm thấy một kho lưu trữ lớn các protein nhỏ bị ảnh hưởng bởi “gien tối” thông qua hơn 95.000 thí nghiệm.
Chúng bao gồm các ngiên cứu sử dụng phép đo phổ khối để ngiên cứu các protein nhỏ, cũng như danh mục các đoạn protein được phát hiện bởi hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Video đang HOT
Thay vì các mã dài và quen thuộc khởi tạo quá trình đọc hướng dẫn DNA để tạo ra protein, những “gien tối” này đại diện bởi các phiên bản ngắn hơn khiến các nhà khoa học không phát hiện ra chúng.
Mặc dù chứa những “khung đọc mở không chuẩn” (ncORF) như vậy, chúng vẫn được sử dụng làm khuôn mẫu để tạo ra RNA và một số RNA này sau đó được sử dụng để tạo ra các protein nhỏ chỉ với một số ít axit amin.
Các ngiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các tế bào ung thư chứa hàng trăm protein nhỏ tương tự như thế.
Những khám phá mới này hứa hẹn tạo bước phát triển trong khoa học y sinh, có thể mở đường cho các liệu pháp miễn dịch ung thư, bao gồm liệu pháp tế bào và vắc-xin điều trị.
Ngoài ra, các “gien tối” này cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác nữa, và cũng là điểm tựa để các nhà khoa học có thể tìm kiếm phương pháp điều trị trong tương lai.
Trong số hàng ngàn “gien tối” được xác định thông qua ngiên cứu, ít nhất 1/4 có khả năng tạo ra các protein theo cơ chế nói trên. Các tác giả nghi ngờ còn hàng chục ngàn gien nữa, tất cả đều bị các kỹ thuật trước đây bỏ sót.
“Không phải ngày nào bạn cũng có thể mở ra một hướng ngiên cứu mới. Chúng ta có thể có một nhóm thuố.c hoàn toàn mới dành cho bệnh nhân” – nhà thần kinh học John Prensner từ Đại học Michigan (Mỹ) nói với tờ Science.
Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa hệ Mặt Trời
Những gì mà tàu vũ trụ New Horizons của NASA đụng độ có thể gợi ý về một cấu trúc ẩn ở vùng tăm tối, lạnh lẽo nhất Thái Dương hệ.
Theo các lý thuyết trước đây, nếu tàu vũ trụ di chuyển đủ xa khỏi Mặt Trời, nó sẽ lạc vào một khu vực đông đúc với vô số vật thể băng giá. Đó chính là Vành đai Kuiper, một cấu trúc khổng lồ, nơi "cựu hành tinh" Sao Diêm Vương cư trú.
Vài năm qua, tàu vũ trụ này đã đi qua vùng vật thể dày đặc đó và đang rất cô đơn. Nhưng nó chưa thoát khỏi Vành đai Kuiper như chúng ta tưởng.
Tàu vũ trụ NASA gặp bất ngờ khi khám phá Vành đai Kuiper của hệ Mặt Trời - Ảnh đồ họa: ESO
Theo Science Alert, một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa kết hợp dữ liệu từ tàu vũ trụ New Horizons và kính viễn vọng Subaru của Đài quan sát Thiên văn quốc gia Nhật Bản đặt tại Hawaii (Mỹ) và nhận ra có thể Vành đai Kuiper có tới 2 lớp.
Vành đai Kuiper kéo dài từ quỹ đạo của Sao Hải Vương, cách Mặt Trời khoảng 30 đơn vị thiên văn (AU, bằng khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời).
Đến khoảng 50 AU từ Mặt Trời, tàu vũ trụ của NASA đã đi vào một vùng không gian vắng vẻ hơn và từ 55 AU nó đã gần như cô độc.
Vào thời điểm viết bài, tàu vũ trụ của NASA đã ở khoảng cách 60 AU. Nhưng các quan sát bổ sung từ Subaru cho thấy nó sẽ tiếp tục bị bao bọc bởi vô số vật thể từ mốc 70-90 AU.
Theo TS Wesley Fraser thuộc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Canada, thành viên nhóm nghiên cứu, Vành đai Kuiper của chúng ta từ lâu dường như rất nhỏ khi so sánh với cấu trúc tương tự nhiều hệ hành tinh khác.
Những kết quả mới cho thấy nó không hề nhỏ mà đơn giản là chúng ta chưa hiểu về nó.
Khoảng không tàu vũ trụ NASA đang lạc vào không phải nơi kết thúc của vành đai, mà chỉ là một cấu trúc ẩn giấu chúng ta chưa từng biết. Khoảng không chia vành đai này làm 2, điều từng được quan sát nơi các hệ sao khác.
"Tinh vân Mặt Trời nguyên thủy lớn hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây và điều này có thể có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu quá trình hình thành các hành tinh" - đồng tác giả Fumi Yoshida đến từ Viện Công nghệ Chiba (Nhật Bản) cho biết.
Những con sói hoang dã đã tiến hóa thành chó nhà như thế nào? Phân tích DNA, định tuổ.i bằng carbon phóng xạ và các kỹ thuật đo lường tiên tiến đang giúp các nhà khoa học tìm hiểu nguồn gốc của chó và khi nào chúng trở thành bạn thân thiết của con người. Con người đã làm bạn với những chú chó từ hàng chục nghìn năm trước. (Nguồn: National Geographic) Theo National Geographic, quá...