GIC là nhà đầu tư ngoại mua vào 39 triệu cổ phiếu MSN phiên 14/5
Ardolis Investment đã mua 38,9 triệu cổ phiếu MSN, dẫn đến tổng tỷ lệ sở hữu cả nhóm GIC là 13%.
Giá trị thị trường số cổ phiếu MSN mà nhóm GIC nắm giữ khoảng 9.440 tỷ đồng.
Ardolis Investment Pte Ltd mua 38,9 triệu cổ phiếu Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) trong phiên giao dịch 14/5, nâng sở hữu lên 104,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,97%. Ardolis được quản lý bởi Government of Singapore (GIC) – tổ chức cũng đang nắm giữ 47,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,06%. Tổng sở hữu nhóm này hiện là hơn 152 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 13% và là cổ đông ngoại lớn nhất tại tập đoàn đa ngành này.
Trong phiên 14/5, cổ phiếu MSN có các giao dịch thỏa thuận lớn với khối lượng đúng bằng Ardolis mua vào, giá trị chuyển nhượng là 2.335 tỷ đồng tại mức giá 60.000 đồng/cp. Chưa rõ danh tính đơn vị trong nước bán cổ phần.
Giao dịch được thực hiện giữa Ardolis với nhà đầu tư trong nước khiến tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại Masan Group tăng từ 36,1% lên khoảng 39,4%. Trong cơ cấu cổ đông, CTCP Masan là cổ đông lớn nhất sở hữu 31,24%, các cổ đông nội khác có thể kể đến là Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương nắm 13,24%, bà Nguyễn Hoàng Yến (vợ chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang) có 3,63% vốn…
Về kết quả kinh doanh sau khi sáp nhập VinCommerce, Masan Group ghi nhận doanh thu thuần cao gấp đôi cùng kỳ đạt 17.632 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lỗ 78 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lãi 865 tỷ đồng). Đây là quý lỗ đầu tiên kể từ quý II/2014.
Masan Group tin rằng sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 cho kế hoạch kinh doanh cả năm 2020. Masan Consumer Holdings dự kiến tăng doanh thu thuần hơn 15%, tăng trưởng lợi nhuận 2 con số. VinCommerce đạt EBITDA cả năm từ âm 3% cho đến khi hòa vốn. Masan MEATLife đặt mục tiêu doanh thu thịt góp 20% tổng doanh thu, tăng số lượng điểm bán MeatDeli đạt hơn 2.000 điểm.
Cổ phiếu MSN đóng cửa phiên 22/5 ở mức 62.000 đồng/cp, tăng khoảng 25% so với đầu tháng 4. Theo đó, số cổ phiếu MSN mà nhóm GIC đang nắm giữ có giá thị trường khoảng 9.440 tỷ đồng.
Khối ngoại trở lại từ từ
Tuần qua, khối nhà đầu tư nước ngoài có động thái mua ròng trở lại, dù giá trị mua ròng chủ yếu là nhờ giao dịch thỏa thuận cổ phiếu MSN. Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ nội mới niêm yết (12/5) là ETF VFMVN Diamond và một số cổ phiếu đầu ngành được khối ngoại mua ròng khá mạnh.
Video đang HOT
Lực cầu trên thị trường vẫn ổn
Dòng tiền trên thị trường chứng khoán tuần qua được đánh giá là có diễn biến tích cực nhất kể từ sau Tết Nguyên đán, giá trị khớp lệnh trung bình mỗi phiên đạt 4.762 tỷ đồng, cao hơn 27,7% so với tuần trước đó.
Theo nhiều ý kiến, thanh khoản tăng cao có thể được giải thích bởi động thái chốt lời của một lớp nhà đầu tư mua ở đáy trước đó, nhưng được hấp thụ bởi hoạt động mua vào của các nhà đầu tư khác, nhất là nhà đầu tư tổ chức. Khối nhà đầu tư này thường không chú trọng việc bắt đáy, mà tập trung "canh" mua trong các nhịp điều chỉnh trong xu thế đi lên của thị trường.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhìn nhận, áp lực chốt lời không khiến thị trường giảm điểm nhờ dòng tiền lớn đã hấp thụ phần lớn lượng cổ phiếu bán ra.
VN-Index vẫn trụ vững trên ngưỡng 820 điểm cho thấy, áp lực chốt lời không lớn và độ rộng thị trường vẫn tích cực, thể hiện dòng tiền mới kỳ vọng thị trường sẽ mở rộng đà tăng.
Tuần qua là tuần tăng điểm thứ hai của VN-Index, đây là nhịp tăng mới của thị trường sau khi chững lại đà hồi phục trong những phiên cuối tháng 4.
Dòng tiền lớn đổ vào thị trường chính là nhân tố giúp thị trường chứng khoán Việt Nam ngược dòng chứng khoán thế giới trong tuần vừa qua. Hiện tại, chỉ số đang đối mặt với ngưỡng cản ở khu vực 840 điểm.
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS) cho biết, giai đoạn trước, khối nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp rút vốn ở nhiều thị trường, đặc biệt là dòng vốn ETF, đồng thời các quỹ đầu tư chủ động cũng chủ động cắt giảm danh mục đầu tư cổ phiếu.
Còn với khối tự doanh, nhiều công ty chứng khoán lỗ lớn và cắt lỗ ở thời điểm thị trường giảm mạnh.
Nhưng khi thị trường về vùng định giá hấp dẫn, không chỉ có các nhà đầu tư trên thị trường, mà nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng công bố mua cổ phiếu, góp phần giúp thị trường không tạo đáy sâu thêm và khi thị trường đi lên, các nhà đầu tư khác nhập cuộc mạnh hơn.
Những yếu tố tiêu cực được nhận diện và phản ánh, trong khi các chính sách hỗ trợ nền kinh tế đang và sẽ được tung ra thị trường, nên ở góc nhìn lạc quan, theo các nhà phân tích, thị trường chứng khoán nhiều khả năng đã thiết lập vùng đáy trung và dài hạn.
Đó là lý do khi lượng cung lớn thì nhà đầu tư bán ra chốt lời, lực cầu lớn trở lại thì kỳ vọng thị trường lên tiếp, giúp thanh khoản gia tăng.
Thực tế, áp lực chốt lời trong hai phiên cuối tuần qua diễn ra ở nhóm VN30 và một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác khiến dòng tiền dịch chuyển sang nhóm vốn hóa nhỏ để tìm kiếm cơ hội.
Tuy vậy, mức tăng giá mạnh nhất trong tuần qua thuộc về ETF, bình quân 3 mã ETF tăng 3,8%, gấp đôi mức tăng của thị trường chung.
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ hút vốn ngoại trở lại
Ông Huỳnh Tấn Nhật, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) - Chi nhánh TP.HCM cho hay, khi dịch Covid-19 xảy ra, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
Gần đây, khối này cơ cấu lại danh mục, nâng dần tỷ trọng các chứng chỉ quỹ ETF. Bên cạnh đó, họ mua trở lại những mã có tính chất cân bằng rủi ro đối với danh mục chứng chỉ quỹ.
Đáng chú ý, quỹ đầu tư Hàn Quốc là KB Vietnam Focus Balance Fund (KBVFF) đăng ký mua vào 5 triệu chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF (mã chứng khoán FUEVFVND).
Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 19/5 đến 17/6 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu thành công, KBVFF sẽ nắm giữ lượng chứng chỉ quỹ tương đương 49% vốn điều lệ của VFMVN Diamond ETF.
Trước đó, ông Dominic Timothy Charles Scriven, Giám đốc quản lý danh mục của KBVFF, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM) đã đăng ký mua 2 triệu chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF từ ngày 12 - 29/5 cho mục đích đầu tư cá nhân.
Hiện ông Dominic đã mua được 1,84 triệu đơn vị, tương đương sở hữu 18,08% vốn điều lệ của quỹ này.
Ngay trước khi niêm yết, Quỹ VFMVN Diamond ETF đã thu hút sự quan tâm lớn của dòng vốn ngoại khi mua ròng 39 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 460 tỷ đồng. Tuần qua, Quỹ phát hành thêm 8 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị hơn 96 tỷ đồng, nâng tổng số chứng chỉ quỹ lưu hành lên 18,2 triệu đơn vị.
Một quỹ ETF nội khác do VFM quản lý là E1VFMVN30 đã phát hành ròng 2,9 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng 38 tỷ đồng. Quỹ SSIAM VNFin Lead ETF do SSIAM quản lý phát hành 3 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 26,5 tỷ đồng.
Theo ông Ngọc, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại là tín hiệu tích cực, vì có thể các quỹ đầu tư chủ động đã bán xong và dòng vốn mua ròng của khối ngoại chủ yếu là ETF (các ETF nội và ngoại đều thu hút được vốn ngoại).
Dòng vốn ngoại mua ròng thể hiện các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận thị trường chứng khoán Việt Nam tích cực hơn.
Về việc thị trường chứng khoán hồi phục trong khi vẫn có các thông tin tiêu cực xuất hiện, ông Ngọc lý giải: "Bản chất của thị trường chứng khoán là luôn đi trước một bước, có thể giảm ở thời điểm tin xấu chưa công bố và tin ra rồi thì có khi đó là đáy. Và đã là đáy thì tin xấu ra thêm, thị trường cũng không xuống nữa. Vì đó là quan hệ cung cầu và tâm lý. Những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm sẽ nhìn ở góc độ này".
Theo ông Ngọc, nhịp hồi của thị trường vừa qua là phù hợp, khi vừa có dòng tiền, vừa có bức tranh kết quả kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp không bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục được khoảng 30% và bắt đầu phân hoá, không còn quá hấp dẫn như trước.
Xu hướng từ nay đến tháng 6 có thể vẫn còn tăng, nhưng nhiều khả năng chậm và zíc-zắc, đòi hỏi nhà đầu tư phải chọn lọc, tập trung vào các doanh nghiệp có triển vọng kết quả kinh doanh quý II tích cực.
"Đầu tư bây giờ phải sâu sát doanh nghiệp, chứ không đầu cơ. Thời điểm "dễ ăn" nhất của thị trường đã qua", ông Ngọc nói.
Trong kịch bản tích cực, MBS nhận định, nhịp tăng mới sẽ tiếp tục nếu thị trường vượt thành công ngưỡng 840 điểm. Trong kịch bản cơ sở, VN-Index có khả năng duy trì trạng thái dao động trong vùng từ 820 - 840 điểm và dòng tiền có sự xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu.
Ông chủ Masan trở lại danh sách tỷ phú USD thế giới Theo thống kê mới nhất trên Tạp chí Forbes (ngày 15/5), tổng tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Tập đoàn Masan đạt 1,1 tỷ USD. Khối tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang tăng do cổ phiếu MSN tăng mạnh mẽ lên mức cao nhất trong vòng khoảng 5 tháng qua. Cụ thể, trong phiên giao dịch 14/5, cổ phiếu...