Giấy vệ sinh từng là phát minh vĩ đại của người Trung Quốc
La bàn có hình như chiếc thìa là một trong những phát minh “vượt thời gian” vĩ đại của người Trung Quốc.
Thời xa xưa, người Trung Quốc dùng giấy thật (nguyên mẫu của giấy hiện đại) từ khá sớm trong khi người châu Âu mua giấy cói (xuất hiện năm 3.000 TCN) từ Ai Cập và sử dụng giấy da trong nhiều thế kỷ.
Theo một số ghi chép trong lịch sử, một người đàn ông Trung Quốc có tên là Cải Luân đã phát minh ra loại giấy này vào năm 105, thậm chí thời đó người cổ đại còn tạo ra được cả giấy vệ sinh.
Vào thế kỷ thứ 9, người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng giấy để in tiền. Các hóa đơn giấy đầu tiên (còn gọi là ngân phiếu) được dùng để thay thế tiền mặt hoặc trao đổi.
Kỹ thuật in khắc gỗ được xem là một trong những phát minh tuyệt vời của người Trung Quốc cổ đại, tuy mất khá nhiều thời gian và tốn kém. Kinh Kim Cang được in vào năm 868 thời nhà Đường là cuốn sách in cổ nhất thế giới.
Một thế kỷ sau, đến thời nhà Tống kỹ thuật in ấn bằng cách sáng chế ra hoạt tự được sử dụng thay thế. Sau khi khắc từng chữ một lên đất sét rồi đem nung trên lửa, những hoạt tự này sẽ được gắn lên một tấm bảng sắt để tạo thành một trang văn bản.
Trong những chuyến thám hiểm thời xưa hay thời nay, thật khó để bạn tìm ra hướng đi nếu không có la bàn. Bởi vậy chiếc la bàn đầu tiên trên thế giới được xem là phát minh “vượt thời gian” vĩ đại của người Trung Quốc.
La bàn được phát minh vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN và ban đầu chúng được các thầy bói sử dụng, sau đó là những người đi biển ở Trung Quốc. “Kim” của la bàn Trung Quốc được làm từ đá nam châm, đặc biệt được tạo ra để chỉ về hướng Nam, bởi đây là hướng của mặt trời vào giữa trưa.
Hình dạng của chiếc la bàn thời cổ đại này khá đặc biệt so với ngày nay khi khiến người ta liên tưởng đến một chiếc thìa. Nó được cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng.
Chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên trên thế giới được chế tạo ở Trung Quốc vào năm 725, vận hành bằng cách nhỏ nước làm quay các bánh răng và hoàn tất một vòng quay trong 24 giờ.
Gần 2.000 năm trước (vào thời nhà Hán), người Trung Quốc đã phát minh ra thiết bị phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới, trông như một hũ đựng rượu ngày nay. Chiếc máy ghi địa chấn này có hình dạng là một cái bình bằng đồng với 9 con rồng chúc đầu xuống, bao quanh thân bình, bên trong là một con lắc được treo bất động.
Khi xảy ra địa chấn, con lắc sẽ kích hoạt các đòn bẩy và một quả bóng nhỏ sẽ thoát ra từ miệng rồng, rơi xuống miệng con ếch ngồi phía dưới. Chiếc máy này giúp cảnh báo khá tốt vì động đất thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc.
Trước khi tạo nên những thiết bị phóng vào vũ trụ hiện đại như ngày nay, người Trung Quốc cổ đại đã chế tạo tên lửa truyền cảm hứng cho những thế hệ con cháu sau này để hiện thực hóa ước mơ chinh phục không gian.
Tên lửa lúc bấy giờ được chế tạo bằng cách đốt cháy thuốc súng để tạo ra phản lực cần thiết. Người xưa thường nhồi thuốc súng trong một cuộn giấy, gắn vào một mũi tên và sau đó người ta dùng nó để bắn về phía kẻ địch khi giao chiến.
Một trong những phát minh đơn giản nhưng lại cực hữu dụng mà người Trung Quốc xưa sáng tạo nên phải kể đến chiếc dĩa. Trong lần khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN), vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, các nhà khảo cổ phát hiện thấy những chiếc dĩa có thiết kế khá hiện đại.
Phát minh độc đáo cứu người khỏi biển lửa | VTC Now
Nhìn lại những phát minh vĩ đại thời 'ông bà anh' đố ai dám dùng
Chiếc xe gia đình có kèm máy may cho mẹ là một trong những phát kiến 'gây cười nhất' thời xưa, thậm chí đến tận bây giờ.
Thứ vật dụng trông khá cồng kềnh này là một chiếc xe đạp lội nước được ra mắt vào năm 1932. Xe được thiết kế với bánh xe rỗng gấp đôi như phao tuy nhiên vì vận tốc quá chậm nên nó không được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Chiếc kính mắt phiên bản nguyên thủy này là một trong những phát minh gây cười nhất thời "ông bà anh". Kính được người Inuit và Yupik ở Bắc Cực sử dụng để ngăn ngừa tuyết và sương mù, làm từ cây vân sam, xương và đôi khi là ngà voi.
Chiếc áo phao bơi này được xem là khá thân thiện với môi trường khi tận dụng chính những lốp xe thải ra để tạo nên. Tuy nhiên tác dụng của nó lại không được như mong đợi bởi chất liệu cao su quá dày và nặng.
Đúng, đây là một khẩu súng thời xưa, nhưng là... súng bắn ruồi. Thời chưa có thuộc diệt côn trùng, người ta đã sử dụng công cụ này để diệt ruồi nhưng sau đó bị ngưng sản xuất vì dường như không có tác dụng.
Nhìn lại phát minh vĩ đại thời "ông bà anh" này bạn có dám sử dụng? Được ra mắt công chúng năm 1939, chiếc xe gia đình có kèm máy may cho mẹ là sáng kiến "gây cười nhất" Chicago ngày đó, cho đến cả hiện tại.
Bạn nghĩ sao khi được giải trí trên một đôi giày patin có động cơ? Thiết kế này trở nên rất phổ biến vào khoảng năm 1956, có thể đạt tốc độ tối đa 65km/h nhưng lại...không có phanh.
Cũi em bé "thông minh" cực phổ biến những năm 1930 ở Mỹ cho đến Luân Đôn được tin rằng giúp em bé cứng cáp hơn, tránh được các bệnh cảm lạnh, trúng gió... Nhìn lại phát minh này có lẽ bậc phụ huynh nào cũng "rùng mình".
Phát minh Antonov A-40 của Nga với thiết kế gắn xe tăng lên một chiếc tàu lượn, sau đó để xe tăng "nhảy dù", với mục đích phục vụ cho chiến tranh. Có lẽ vì quá khó hiểu, phát minh này chỉ được thử nghiệm một lần rồi biến mất hoàn toàn.
Thời chưa có kem chống nắng, các bà các mẹ chúng ta đã từng sử dụng chiếc mặt nạ kinh dị này để chắn nắng.
Đây là máy mát xa da đầu thời xưa. Nhược điểm của nó là vẫn cần có một người điều khiển để hoạt động, dù được gọi là "máy".
"Máy đo nhan sắc" này từng được xem là một trong những phát kiến vĩ đại thời xưa, giúp các chuyên gia trang điểm xác định được khuôn mặt của khách hàng cần trang điểm như thế nào cho xinh đẹp. Máy được làm hoàn toàn từ sắt, tích hợp 325 điều chỉnh khác nhau để cho ra phép đo chính xác nhất.
Mũ "tập trung" được phát minh năm 1925 bởi ông Hugo Gernsback, gắn kèm bình oxy, hoàn toàn cách âm, chặn luôn tầm nhìn. Kết quả là chúng sẽ giúp bạn tập trung hoàn toàn vào công việc.
Trước khi có giấy hay giấy vệ sinh, ông bà chúng ta dùng đủ thứ, từ lá, đá, thậm chí vỏ sò, ngô hoặc cỏ khô...
Alessandro Volta với phát minh pin điện | Truyền Hình Nhân Dân
Những phát minh khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người Thế giới ngày nay đang thay đổi rất nhanh chóng nhờ vào những phát kiến của con người. Nhiều phát kiến đã trở thành những bước ngoặt lớn trong lịch sử, tạo nên tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của loài người ngày nay. Lửa (năm 400.000 TCN): Việc biết cách tạo ra lửa là một phát minh vào buổi đầu...