Giấy phép xây dựng tạm ở TP.HCM dân có vui?
Niềm vui của hơn 6.000 căn nhà nằm trong các khu quy hoạch treo ở khắp TP.HCM thuộc diện đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng tạm theo quyết định 26/2017 mà UBND TP.HCM vừa ban hành (hiệu lực từ 30.6.2017) với những quy định rất chi tiết các trường hợp được phép cấp giấy xây dựng tạm, nhưng hàng loạt những ý kiến phản hồi từ họ là phải… chờ!
Vừa mừng đã lo
Theo ghi nhận, sau khi đối chiếu tất cả các điều kiện và biết mình thuộc diện được cấp phép xây dựng tạm thì không ít hộ dân ở đường Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, lập tức lên quận xin giấy phép xây dựng tạm để có thể nâng cấp những ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng của mình, nhưng vẫn chỉ mới được tiếp nhận hồ sơ chứ chưa thể làm thủ tục được, vì mọi hướng dẫn vẫn còn mù mờ. Từ đây, không ít người lo lắng không biết có bị “hành cho ra bã” vì chuyện thủ tục hay không.
Những khu vực đất mới có quy hoạch 1/5000 của Bình Chánh bị treo mấy chục năm, vẫn tiếp tục treo, vì quyết định 26 đòi hỏi phải có quy hoạch 1/2000.
Tương tự, trở lại Bình Chánh – nơi có hàng loạt dự án treo – chúng tôi gặp những người sống trong khu đất thuộc một dự án quy hoạch 24 năm nhưng chưa triển khai. Không khí trong xóm này chộn rộn hẳn lên, mọi người tụ năm, tụ ba bàn tán việc đi xin phép xây dựng, sửa sang nhà cửa. “Bao năm sống dở chết dở trong vùng quy hoạch treo với những căn nhà rách nát nhưng không được sửa sang. Nay nghe tin được cấp phép xây dựng tạm với tối đa ba tầng lầu thì chúng tôi mừng hơn bắt được vàng”, ông Thuỷ, một hộ dân thuộc An Phú Tây, huyện Bình Chánh, nói. Cái mừng của ông Thuỷ còn được nhân lên gấp bội vì giá khu đất vài trăm mét vuông của ông đang tăng từng ngày khi thông tin cấp phép xây dựng tạm được ban hành và có hiệu lực. Thế nhưng, cũng giống như ở Tân Bình, khi lên huyện liên hệ xin cấp phép xây dựng tạm lại ngôi nhà thì ông Thuỷ cũng đành phải ra về vì mọi thứ cứ thế chờ hướng dẫn. “Có hiệu lực rồi thì phải thực thi chứ cần gì phải chờ với đợi. Chẳng biết họ muốn gì?”, ông Thuỷ bực tức chia sẻ.
Video đang HOT
Chuyện quy định đã có hiệu lực nhưng nhiều nơi vẫn chưa thực hiện không chỉ xảy ra ở hai địa phương trên, mà theo ghi nhận của chúng tôi nó xảy ra đều khắp ở các quận, huyện khác ở TP.HCM. Lý giải về vấn đề này, UBND huyện Bình Chánh cho hay đã có văn bản kiến nghị sở Xây dựng thành phố về việc phần lớn diện tích của địa phương do khu Nam Sài Gòn quản lý. Tại đây, khu Nam chỉ mới thực hiện quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000. Trong khi đó quyết định 26 sử dụng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000. Như vậy, đến ngày thực hiện cấp phép xây dựng tạm cho những nhà dân nằm trong quy hoạch đủ điều kiện được cấp phép, Bình Chánh vẫn không tiến hành áp dụng được. Còn UBND Tân Bình, thì lý giải do chưa nhận cụ thể nên địa phương vẫn chưa triển khai xử lý hồ sơ.
Cần những thủ tục gì?
Trong khi các quận còn đang than “vướng”, thì trả lời trên phương tiện truyền thông, ông Nguyễn Gia Thái Bình, phó chủ tịch UBND quận này lại cho hay: “Việc cấp giấy phép tạm trước kia quận từng làm nên giờ bắt tay làm lại cũng không khó khăn gì, cứ thế mà triển khai”.
Giám đốc sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn khẳng định: trước kia, năm 2014 TP.HCM cũng ban hành quyết định 27 về việc cấp phép xây dựng tạm. Tuy nhiên, khi luật Xây dựng 2014 có hiệu lực vào ngày 1.7.2015 dẫn đến việc quyết định 27 không đúng luật. Từ đó, TP.HCM ngưng cấp giấy phép xây dựng tạm và dẫn đến sự thiệt thòi rất nhiều người. Hôm nay tin vui đã trở lại. Cái khác ở quyết định 26 không quy định thời hạn cấp phép xây dựng tạm, mà cho phép cấp đến khi dự án triển khai thì ngưng. “Quyết định 26 giải quyết 50% hồ sơ hiện đang vướng mắc về cấp phép xây dựng”, ông Tuấn nói và cho biết thêm sở Xây dựng vừa tổ chức một hội nghị mời các quận, huyện liên quan đến quyết định 26, nhằm phổ biến chủ trương, thống nhất cách làm cho công chức thụ lý hồ sơ cấp giấy phép xây dựng, để áp dụng đúng pháp luật.
Nói cụ thể hơn, lãnh đạo sở Xây dựng TP.HCM chỉ rõ đối với các công trình có kiến trúc cấp 1, 2 người dân phải đến sở Xây dựng để nộp hồ sơ. Còn tại quận, huyện tổ chức thực hiện cấp giấy phép xây dựng tạm theo thẩm quyền đã được quy định gồm: nhà ở riêng lẻ; công trình tín ngưỡng, quảng cáo, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và các công trình còn lại thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Những giấy tờ cần thiết gồm đơn xin cấp giấy phép xây dựng, bản photocopy những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, bản vẽ thiết kế thể hiện mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính, mặt bằng móng của công trình, sơ đồ vị trí…
Đối với các khu đất trống trong vùng quy hoạch treo chưa xây dựng thì được xây dựng các công trình nhằm phục vụ sinh hoạt cộng đồng như sân thể thao, sân chơi, nhà vệ sinh, cănting… quy mô không quá một tầng, mật độ xây dựng không quá 5% trên diện tích khu đất. “Quyền lợi của những người được cấp phép xây dựng tạm sẽ được bảo đảm toàn vẹn như cấp phép xây dựng vĩnh viễn”, ông Tuấn khẳng định.
Theo Giang Thanh – Đằng Giang ( Thế Giới Tiếp Thị)
Nông nghiệp thành phố: Bỏ 1 đồng, huy động được 32 đồng
Ông Thái Quốc Dân - Phó Chánh Văn phòng điều phối xây dựng NTM TP.HCM, cho biết, dù chưa có điều tra cập nhật mới về thu nhập tại 56 xã xây dựng NTM của TP.HCM, tuy nhiên, căn cứ kết quả đạt tiêu chí thu nhập của các xã, tạm tính thu nhập bình quân đạt mức 41,477 triệu đồng/người/năm.
Trước đó, theo kết quả điều tra thu nhập hộ gia đình tại 56 xã xây dựng NTM công bố tháng 6.2015 bởi Cục Thống kê thành phố và Sở NNPTNT, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn TP.HCM đạt 39,72 triệu đồng. Đây là kết quả của quá trình xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn TP.HCM trong nhiều năm qua.
Trang trại dưa lưới của anh Nguyễn Lê Cẩm Tú (xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho doanh thu hơn 680 triệu đồng/năm. T.H
TP.HCM xác định, xây dựng NTM là một tiến trình, phải theo hướng phát triển đi lên. Từ đó, với các xã đã đạt chuẩn phải luôn có giải pháp thực hiện, nhằm tiếp tục duy trì và nâng chất các tiêu chí đạt chuẩn trong gia đoạn mới. "Phải xác định đạt tiêu chí không phải là kết quả cuối cùng, mà chỉ là đánh giá mức độ đạt được trong một quá trình, là mức để so sánh sự phát triển giữa các vùng, theo hướng nâng cao chất lượng cuộc sống" - ông Dân cho biết.
Khác với bộ tiêu chí NTM chung của cả nước, TP.HCM có các tiêu chí"động" như tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí thu nhập, việc làm... Nếu như trước đây, hộ nghèo ở TP.HCM thu nhập từ dưới 12 triệu đồng/người/năm, đến giai đoạn 2014 - 2015, mức thu nhập của hộ nghèo được xác định là dưới 16 triệu đồng/người/năm.
Dự kiến, trong giai đoạn 2016 - 2020, tiêu chí xác định hộ nghèo ở TP.HCM là những hộ có thu nhập dưới 21 triệu đồng/người/năm. Không chỉ vậy, hộ nghèo không chỉ được xác định theo tiêu chí thu nhập mà được đánh giá đa chiều, tức khả năng tiếp cận các vấn đề về giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, chất lượng cuộc sống... của hộ dân.
Theo ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TPHCM, để làm được điều này, TP.HCM có các cơ chế chính sách phù hợp, giúp huy động được nguồn lực trong dân, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ngoài ra, những chính sách này chính là đòn bẩy, giúp sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong dân.
Cụ thể như, nhờ các quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, với 1 đồng vốn ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay cho các tổ chức, cá nhân thực hiện theo định hướng chương trình mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố, sẽ huy động được 32 đồng vốn dân và cộng đồng đầu tư. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng là 20 đồng, còn lại vốn huy động trong dân là 12 đồng.
Sử dụng đồng vốn hiệu quả, sản xuất phát triển, đời sống người dân được tăng cao. Năm 2016, giá trị sản xuất bình quân trên mỗi ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 410 triệu đồng/ha, tăng 9,3% so với năm 2015 (mức 375 triệu đồng/ha/năm). 5 tháng đầu năm 2017, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp thành phố ước đạt 4.493 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo Danviet
Chuyển hồ sơ tòa nhà 18 tầng không phép sang Công an Hà Nội để điều tra làm rõ Phòng PC45, Công an thành phố Hà Nội đã yêu cầu quận Nam Từ Liêm chuyển hồ sơ liên quan đến tòa nhà xây dựng 18 tầng không phép để phục vụ công tác điều tra. Ngày 27/04/2017, trao đổi với phóng viên, ông Chu Văn Đức, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm xác nhận: "Quận đã yêu...