“Giấy phép lái xe số tự động không phải một loại giấy phép con”
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng giải thích, chủ trương cấp giấy phép lái xe số tự động giúp người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tạo thuận lợi hơn nhưng do tuyên truyền chưa tốt nên nhiều người hiểu nhầm là thêm giấy phép con.
Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 22/5.
Tại phiên thảo sáng 22/5 về Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (một điều luật chưa có hiệu lực thi hành đã phải sửa) của tổ đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá, Hậu Giang, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng Điều 60 luật Bảo hiểm Xã hội mới hoàn toàn đúng đắn khi hạn chế trường hợp ngưởi lao động được nhận bảo hiểm 1 lần để có thể tiếp tục đóng bảo hiểm đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu khi hết tuổi làm việc nhưng nhiều người dân phản ứng vì công tác tuyên truyền chưa tốt, người lao động chưa hiểu hết những lợi ích, giá trị về lâu dài của quy định.
Bộ trưởng Thăng liên hệ việc này với câu chuyện thời sự của ngành GTVT hiện nay là chủ trương nghiên cứu cấp giấy phép lái xe ô tô số tự động song song với hệ thống đào tạo lái xe số sàn cũng đang nhận nhiều ý kiến nghi ngại, thậm chí “cáo buộc” là “thêm giấy phép con”. Việc hiểu nhầm như vậy, Bộ trưởng giao thông cho là cũng do tuyên truyền chưa tốt.
Thực tế, chủ trương đào tạo, cấp giấy phép lái xe số tự động giúp người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tạo thuận lợi hơn. Việc này cũng không làm phát sinh thêm chi phí, thủ tục gì với người dân nếu không muốn nói là sẽ giúp nhiều người tiết kiệm đáng kể tiền học vì học xe số tự động dễ hơn, sẽ mất ít thời gian hơn, học phí thấp hơn…
“Mới đây nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ đề nghị đào tạo, cấp bằng lái xe số tự động chứ không cấp số sàn. Tôi thấy xe ô tô trên thị trường hiện nay, khoảng 80% số tự động chỉ 20% số sàn. Do đó, chúng tôi đang cho nghiên cứu để có thể cho điều chỉnh là có thêm một lựa chọn cho người dân. Nếu học lái xe số sàn thì có thể lái cả xe số tự động còn nếu chỉ có nhu cầu học lái xe số tự động thì cấp giấy phép lái xe số tự động. Đây không phải thêm giấy phép con, chỉ đơn giản, thuận lợi và thêm nhiều lựa chọn hơn cho người dân” – ông Thăng nói.
Câu chuyện thêm hệ thống đào tạo, cấp giấy phép lái xe ô tô số tự động thực tế đang gây nhiều tranh luận những ngày qua. Tổng Cục đường bộ – Bộ GTVT đã xây dựng phương án sửa Thông tư 46, bổ sung chương trình đào tạo và cấp giấy phép lái xe phù hợp theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ này. Theo đó, ngoài các loại bằng hiện có, sẽ có thêm bằng mới ghi rõ loại xe số tự động.
Video đang HOT
Theo mô hình áp dụng ở một số nước trên thế giới cũng cho phép người lái xe lựa chọn việc học và thi lấy giấy phép lái xe số tự động hay số sàn, những người muốn điều khiển ô tô số sàn và số tự động vẫn được đào tạo và cấp giấy phép lái xe hạng B1, B2 như hiện nay. Nếu người có bằng lái xe số tự động muốn chuyển sang xe số sàn thì sẽ phải học và thi lấy giấy phép.
Dự kiến, Thông tư 46 sẽ được sửa đổi vào áp dụng ngay trong năm nay.
Quang Phong
Theo Dantri
"Vụ án Dương Chí Dũng đã kết thúc hay chưa?"
Phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình kết thúc bất ngờ với câu hỏi của một đại biểu: "Vụ án Dương Chí Dũng đã kết thúc hay chưa?". Câu hỏi được chuyển cho lãnh đạo Bộ Công an - cơ quan điều tra vụ án "làm lộ bí mật nhà nước" sau phiên xử Dương Chí Dũng.
Sáng 13/3, phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình tại UB Thường vụ Quốc hội về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự đi đến phần cuối. Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Bắc Việt bất ngờ đặt câu hỏi với ông Bình: "Vụ án Dương Chí Dũng đến nay đã kết thúc hay chưa? Nếu kết thúc quá trình tố tụng như vậy thì có để lọt tội phạm không? Sau khi tướng Phạm Quý Ngọ mất, đồng chí Nguyễn Bá Thanh vẫn nói sẽ "đeo bám vụ việc đến cùng". Giờ anh Thanh cũng mất rồi".
Chánh án Trương Hòa Bình nêu quan điểm, câu hỏi này để Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cùng tham gia phiên chất vấn trả lời.
Ông Bình có ý nhắc đến vụ án "làm lộ bí mật nhà nước" mà HĐXX sơ thẩm vụ án cựu Đại tá Dương Tự Trọng cùng các đồng phạm tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài đã khởi tố ngay tại tòa từ lời khai của cựu Chủ tịch Vinalines, một số bị cáo và chứng cứ khác thể hiện trong hồ sơ tố tụng. Cụ thể, khi đó Dương Chí Dũng khai trước khi có quyết định khởi tố, lệnh bắt giam và khám xét, can phạm đã nhận được điện thoại "mật báo" của tướng Phạm Quý Ngọ với lời khuyên "nên lánh đi một thời gian".
Quyết định khởi tố vụ án "làm lộ bí mật nhà nước" của HĐXX TAND Hà Nội sau đó đã được VKSND thành phố phê chuẩn và CQĐT vào cuộc điều tra. Ít ngày sau đó, tướng Phạm Quý Ngọ qua đời do bệnh trọng. Dư luận khi đó đã đặt vấn đề vụ án có được đình chỉ vì tướng Ngọ là người duy nhất xuất hiện trong tố cáo của Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn khẳng định vẫn tiếp tục điều tra và từ đó đến nay, chưa có quyết định nào khác về việc này.
Trở lại với phiên chất vấn Chánh án Trương Hòa Bình, câu hỏi được người đứng đầu cơ quan xét xử chuyển lãnh đạo Bộ Công an trả lời nhưng ngay sau đó, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã phát biểu kết thúc phiên chất vấn.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, có hiện tượng các cơ quan tố tụng đùn đẩy trách nhiệm bồi thường người bị oan sai.
Về nội dung những chất vấn sau chốt Chánh án TAND tối cao trả lời là về vấn đề giải quyết bồi thường oan trong tố tụng hình sự.
Trước đó, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nhận định, thực tế giám sát cho thấy có tình trạng dây dưa kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, có trường hợp kéo dài 5-7 năm và nhiều hơn nữa trong khi việc bồi thường theo quy định phải nhanh chóng kịp thời. Bà Nga đặt vấn đề trách nhiệm của Chánh án trong việc này.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp dẫn chứng vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), người bị hàm oan đã ngồi tù 10 năm mà được tuyên vô tội xong việc giải quyết bồi thường vẫn chậm trễ.
Thêm một trường hợp khác là ông Phan Văn Lá (ở Châu Thành, Long An) năm 1992 bị truy tố rồi được trả lại hồ sơ điều tra sau đó nhưng thân phận bị can kéo dài 21 năm, gần đây mới được đình chỉ điều tra do hết thời hạn. Bà Nga cho biết, ông Lá đã yêu cầu bồi thường nhưng các cơ quan (công an, tòa án, VKS) không thống nhất, có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm với nhau. Bà Nga trích đọc hàng loạt công văn của cả CQĐT, VKS, Tòa án về việc xác định trách nhiệm của cơ quan kia, không nhận về mình.
Đáp lại những vấn đề đại biểu Lê Thị Nga đặt ra, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, vụ ông Chấn tòa tối cao đã 2 lần cử cán bộ đến nhà làm việc với gia đình, cũng liên lạc với luật sư của ông Chấn để giải quyết việc bồi thường nhưng ông Chấn chưa chuẩn bị xong tài liệu, căn cứ chứng minh thiệt hại. Khi việc này hoàn thành, TAND tối cao sẽ thực hiện ngay việc thỏa thuận, chi trả bồi thường.
Về trường hợp ông Lá, có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm như đại biểu phản ánh thì cả 3 cơ quan tố tụng đều có lỗi với dân. Thiếu sót trực tiếp nhất, theo Chánh án TAND tối cao là VKS đã trả hồ sơ vụ án nhưng CQĐT để suốt 21 năm, kéo dài hết thời hạn mới đình chỉ.
Chánh án Trương Hòa Bình (đứng) và Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình tại phiên chất vấn.
Ông Bình cho rằng có những bất cập, tồn tại về vấn đề pháp lý cần phải xem xét, cần có một cơ quan làm trọng tài để xác định cơ quan nào phải bồi thường, thời hạn, cách thức bồi thường. Chánh án tối cao nêu quan điểm sửa luật Bồi thường nhà nước, quy định một cơ quan độc lập (ví như Bộ Tư pháp) đứng ra bồi thường cho người dân khi bị oan sai, còn đánh giá lỗi sai do đâu, do cơ quan nào thì Bộ này sẽ xác định cụ thể sau.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (UB Tư pháp) đề cập khía cạnh khác, trong hơn 6 tỷ đồng mà ngành tòa án đã bồi thường trong 3 năm qua, người thi hành công vụ có lỗi đã hoàn trả bao nhiêu, nhiều cử tri cho rằng, không được lấy tiền thuế của dân để bồi thường oan sai.
Chánh án Trương Hòa Bình trả lời, do chưa xác định vụ nào do lỗi cố ý nên chưa xem xét trách nhiệm hoàn trả với thẩm phán nào. Ông Bình cũng cho rằng, trong việc quy trách nhiệm bồi thường cần có quy định thấu đáo để làm sao thẩm phán không phải nơm nớp lo âu khi thi hành công vụ.
Báo cáo về tình hình và kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình cho biết, trong thời gian qua, các Tòa án đã triển khai nghiêm túc việc giải quyết các yêu cầu bồi thường, kịp thời bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Trong 3 năm (từ 2012 - 2014), Tòa án các cấp nhận được 22 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (các trường hợp này đều liên quan tới các vụ án đã xét xử từ những năm trước), đã trả lại 3 đơn (trong đó 1 đơn không thuộc thẩm quyền và 2 đơn không đủ điều kiện để thụ lý theo quy định của pháp luật). Các cấp tòa đã thụ lý 19 đơn, trong đó đã giải quyết được 13 trường hợp với tổng số tiền bồi thường là 1,69 tỷ đồng. 6 trường hợp còn lại đang trong quá trình giải quyết. "Việc thương lượng về mức bồi thường, tổ chức xin lỗi công khai người được bồi thường được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, sau khi có quyết định bồi thường, các Tòa án đã khẩn trương hoàn tất thủ tục để chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại" - ông Bình khái quát. Theo Chánh án tối cao, các Tòa án cũng đã thụ lý 19 đơn khởi kiện các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; đã giải quyết xong 14 vụ. Tòa án đã tuyên các cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường với tổng số tiền là 6,5 tỷ đồng (cơ quan Công an 3 trường hợp với số tiền bồi thường hơn 480 triệu đồng; Viện kiểm sát nhân dân 6 trường hợp với số tiền bồi thường là 1,39 tỷ đồng; Tòa án nhân dân 5 trường hợp với số tiền bồi thường là 4,64 tỷ đồng).
P.Thảo
Theo Dantri
Đại biểu tính tỷ lệ án sai 28%, Chánh án tối cao nói chỉ 0,6% Phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình sáng nay, 13/3, căng đến phút chót. Ông Bình cho biết, rà soát án có đơn kêu oan, trong số 24 vụ đã giải quyết, có 3 vụ phải sửa án. Đại biểu Quốc hội khái quát, tỷ lệ sai như vậy là 28%. Chánh án "cãi" tổng hợp đầy đủ chỉ...