Giàu như phụ nữ Trung Quốc, ném tiền vào hàng hiệu để giải tỏa áp lực
Túi Chanel, Hermes, son Tom Ford… với nhiều phụ nữ Trung Quốc là những phần thưởng họ dành cho bản thân sau 12 giờ mỗi ngày nai lưng làm việc nơi văn phòng.
Maggie Chen, đang làm việc tại một công ty truyền thông ở Thẩm Quyến, Trung Quốc, gần đây đã mua một chiếc túi Chanel và ba thỏi son Tom Ford.
Tất cả ngót nghét gần hết số tiền lương 880 USD (20,6 triệu đồng) của cô.
Chen xem những món đồ hiệu là phần thưởng bù đắp lại 72 tiếng mỗi tuần cô cật lực làm việc.
“Làm sao tôi có thể làm việc chăm chỉ mà không tự thưởng cho mình?”, cô gái 25 tuổi chia sẻ.
Giống Chen, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc coi việc mua sắm hàng hóa xa xỉ là cách động viên bản thân, giải tỏa áp lực công việc.
Zing.vn trích dịch bài viết trên Jing Daily về câu chuyện giới trẻ Trung Quốc ngày nay làm việc nhiều hơn và cũng mạnh tay chi tiền cho hàng hiệu hơn khi văn hóa “996″ (làm việc từ 9h sáng đến 9h tối và sáu ngày mỗi tuần) trở nên phổ biến.
Phụ nữ Trung Quốc chi mạnh tay cho hàng xa xỉ. Ảnh: Financial times.
Đầu tư vào bản thân
Báo cáo của Ngân hàng Julius Baer năm 2018 cho thấy đối tượng đang mạnh tay mua sắm là những người trẻ ở châu Á, đa phần là nữ giới đã làm ra tiền.
Phụ nữ Trung Quốc đang chiếm thị phần mua sắm lớn đối với hàng xa xỉ của thế giới.
Cụ thể, người giàu ở nước này mua hết 1/3 lượng hàng hiệu bán ra thị trường trong năm 2017 và đứng đầu về tỉ lệ tăng trưởng trong mua sắm tiêu dùng.
Nghiên cứu của McKinsey cho biết người Trung Quốc mua hơn 500 tỉ nhân dân tệ (hơn 72 tỷ USD) hàng xa xỉ mỗi năm.
Nếu như trước đây hàng hóa đắt tiền bán ở Trung Quốc chủ yếu là xe xịn, hạng sang thì trong năm mặt hàng xa xỉ được tiêu thu mạnh nhất hiện nay có nữ trang, thời trang cao cấp và đồng hồ.
Video đang HOT
Người giàu Trung Quốc mua hết 1/3 lượng hàng hiệu bán ra thị trường trong năm 2017. Ảnh: Reuters.
Phụ nữ Trung Quốc mạnh tay chi tiêu cho các sản phẩm đắt tiền một phần vì nhiều người tin rằng những món đồ này giúp họ thăng tiến tốt hơn trên bình diện xã hội và nghề nghiệp.
Chen làm việc trong ngành truyền thông, một môi trường có tính cạnh tranh cao và “996″ là điều bắt buộc với những người mới, thiếu kinh nghiệm như cô.
Ngoài căng thẳng, mệt mỏi vì công việc, Chen nói cô còn cảm thấy áp lực khi phải cố để đẹp được như các nữ đồng nghiệp khác. Vì vậy, không chỉ là một phần thưởng cho bản thân, với Chen, đồ xa xỉ còn là phương tiện giúp cô hòa nhập và được chấp nhận trong môi trường làm việc.
“Tôi luôn dành một khoản tiền lương nhất định cho hàng hiệu. Làm cho bản thân đẹp hơn là một khoản đầu tư xứng đáng”, Chen nói.
Hàng hiệu trở thành động lực kiếm tiền
Tháng trước, Tianxin Luo, 27 tuổi, làm việc trong một văn phòng phân tích tài chính ở Hong Kong, đã mua chiếc túi xách Hermes đầu tiên.
Đó là phần thưởng giá trị nhất cô dành cho bản thân sau hơn 2 năm “làm như một cái máy”.
Dù nhiều lúc mệt mỏi, cảm thấy kiệt sức, Luo không phàn nàn về “996″ và thậm chí đồng ý với quan điểm của tỷ phú Jack Ma rằng “996″ là một tài sản với người trẻ.
Luo xem việc mua sắm là cách giúp cô vực dậy bản thân và nỗ lực hơn trong công việc. “Nếu bạn không chi tiêu, bạn sẽ không có động lực để thăng tiến trong sự nghiệp”, 9X nói.
Nhiều phụ nữ Trung Quốc ngày nay lấy những món hàng hiệu làm mục tiêu để nỗ lực trong công việc. Ảnh: SCMP.
Cũng giống như Luo, nhiều người trẻ Trung Quốc ngày nay lấy những món hàng hiệu làm mục tiêu để phấn đấu.
Bộ phim truyền hình nổi tiếng Woman in Beijing ra mắt năm 2018 kể về cuộc sống của một cô gái từ Tứ Xuyên đến Bắc Kinh lập nghiệp. Túi Louis Vuitton là thứ đầu tiên nữ chính khao khát có được khi bắt đầu cuộc sống ở thủ đô.
Dữ liệu người tiêu dùng gần đây chỉ ra rằng tự thưởng cho bản thân là yếu tố quan trọng thúc đẩy mua hàng xa xỉ ở Trung Quốc. Theo Nicole Yang, giám đốc Marketing của gã khổng lồ thương mại điện tử xa xỉ Trung Quốc Secoo, gần 60% khách hàng của nền tảng trong năm 2018 là phụ nữ dưới 30 tuổi làm việc ở thành thị.
Khách hàng trong nhóm này thường được gọi là “delicate piggy girls” – cụm từ chỉ những cô gái trẻ Trung Quốc luôn cố trở nên sành điệu. Nhiều người trong số họ chỉ mới đi làm và xem văn hóa “996″ là cách để hoàn thiện bản thân.
Đối với cả Chen và Luo làm việc mệt mỏi hàng giờ, hàng ngày rồi lại “đốt tiền” vào những món đồ xa xỉ là một vòng luẩn quẩn khá mệt mỏi. Nhưng đó lại chính là cách giúp họ tồn tại trong môi trường đầy cạnh tranh và có cuộc sống tốt hơn.
“Có một mục tiêu vật chất là điều tích cực. Nó buộc tôi phải cố gắng kiếm được nhiều tiền hơn nữa”, Luo nói.
Theo Zing
Hot girl Trâm Anh đổi đời sau khi nổi tiếng: Túi tiền dày hơn, mất nhiều bạn bè, du lịch khắp thế giới
Không chỉ sở hữu bộ sưu tập hàng hiệu đắt đỏ, Trâm Anh còn thường xuyên đi du lịch sang chảnh sau gần 1 năm nổi tiếng.
Trâm Anh tên đầy đủ là Đỗ Thị Trâm Anh, cô sinh năm 1995 trong một gia đình có 3 anh, chị em tại Thanh Hóa. Khi lên Hà Nội học tập, sinh sống, Trâm Anh gây chú ý cộng đồng mạng bởi sở hữu ngoại hình xinh đẹp.
Thời điểm ra trường và theo đuổi công việc bán thuốc, cô được nhiều bạn bè gọi với biệt danh "hot girl dược sĩ". Cách đây gần 1 năm, Trâm Anh được mời là một trong số 32 cô gái tham gia bình luận trong chương trình "Nóng cùng World Cup 2018.
Trâm Anh gây chú ý khi tham gia "Nóng cùng World Cup".
Lợi thế nhan sắc giúp cho Trâm Anh nhận được sự quan tâm của nhiều người ở ngay những tập lên sóng đầu tiên. Tuy nhiên ngoài vẻ bề ngoài cùng sự tự tin trước ống kính, khả năng nói chuyện của Trâm Anh được đánh giá là thiếu sức hút.
Ngay sau "Nóng cùng World Cup", Trâm Anh tiếp tục góp mặt tại gameshow "Mảnh ghép tình yêu". Ở chương trình này, Trâm Anh gây sốt khi nhận lời hẹn hò streamer Pew Pew chỉ sau câu nói ngôn tình: "Anh không ngại việc ra Hà Nội, anh chỉ cần một lý do".
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Pew Pew và Trâm Anh nhanh chóng kết thúc vì lý do khoảng cách địa lý, tính chất công việc. Cũng từ thời điểm "hết duyên" với Pew Pew, Trâm Anh trở thành nhân vật được các diễn đàn bàn tán khi để lộ ảnh, clip thời chưa sửa mũi, làm răng.
Chuyện Pew Pew hẹn hò Trâm Anh gây xôn xao suốt thời gian dài.
Chưa dừng lại ở đó, một bộ phận khán giả còn nghi ngờ Trâm Anh đã có người yêu nhưng vẫn tham gia gameshow hẹn hò để được nổi tiếng.
Vài tháng trở lại đây, Trâm Anh vẫn giữ được sức hút khi được mời tham gia các sự kiện tại Hà Nội cũng như góp vai nhỏ trong Táo Quân, MV ca nhạc, clip hài... Chia sẻ về cuộc sống sau khi được nhiều người biết đến, Trâm Anh khẳng định có rất nhiều thứ thay đổi xung quanh cô.
"Thay đổi nhất là ở túi tiền. Túi tiền dày hơn. Nói chung sau khi nổi tiếng, tôi được nhiều nhưng mất cũng nhiều như bạn bè chẳng hạn" - Trâm Anh nói.
Hiện tại, ngoài có nguồn thu nhập ổn định từ công việc dược sĩ, người mẫu quảng cáo, diễn viên... Trâm Anh còn đang sở hữu khối tài sản nhiều người phải ao ước.
Tại căn hộ đang ở, Trâm Anh sắp xếp riêng một phòng chỉ để những món đồ hiệu đắt đỏ từ: quần áo, giày dép, túi xách... cho đến các phụ kiện cần thiết. Các món đồ có giá từ vài chục triệu đồng cho đến cả trăm triệu.
Lịch làm việc khá bận rộn, nhưng mỗi khi rảnh rỗi, Trâm Anh lại đi du lịch ở nhiều địa điểm sang chảnh, đắt đỏ tại nước ngoài.
Theo một nguồn tin thân cận, sắp tới Trâm Anh còn đang chuẩn bị lấn sân sang lĩnh vực ẩm thực khi mở nhà hàng tại Hà Nội với chi phí đầu tư không nhỏ.
Trâm Anh sinh sống trong căn hộ sang trọng và có hẳn phòng chỉ để trưng bày hàng hiệu.
Trong một vài bộ hình kỉ niệm, cô gây chú ý khi sử dụng toàn trang phục, giày dép, phụ kiện của những thương hiệu đắt đỏ.
Gần 1 năm nay, Trâm Anh đã đi du lịch ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Theo doisong.fun
Rich kid xứ Huế đam mê tốc độ, sở hữu xe sang đắt đỏ Hoài Thương là hot girl khá nổi tiếng ở TP Huế. Cô đam mê xe phân khối lớn, thường đăng ảnh bên cạnh những món đồ hiệu và xe đắt tiền. Rich kid xứ Huế xinh đep đam mê xe phân khối lớn Hoài Thương đam mê môtô và có sở hữu nhiều xe phân khối lớn đắt tiền Nguyễn Thị Hoài Thương...