Giàu bất thường có thể bị tịch thu tài sản: Thách nhà giàu húp tương?
Cũng có những tranh luận trái chiều nhưng chủ yếu là để bày tỏ sự nghi ngờ tính về khả thi, còn nhìn chung đa số ý kiến người dân đều ủng hộ áp dụng biện pháp mạnh với đề xuất “giàu bất thường có thể bị tịch thu tài sản”.
(ảnh minh họa: theo Pháp luật Tp HCM)
Dân có cần…
Nói cách khác, đó cũng chính là yêu cầu rất chính đáng về sự minh bạch cần thiết trong mọi lĩnh vực mà lâu nay trên khắp các diễn đàn, dư luận luôn nhấn mạnh. Nhưng có lẽ cũng chính vì câu nói thường được viện dẫn ra rằng “Ở VN là thế”, mà chuyện minh bạch nguồn gốc tài sản với các nước khác đã là rất bình thường từ lâu, song vẫn gây ra “tranh cãi nảy lửa” khi mới… dè dặt được đưa ra tại Hội thảo hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về hình sự hóa các hành vi tham nhũng theo tinh thần Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng, do Bộ Tư pháp phối hợp cùng UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) tổ chức tại HN.
Suy nghĩ chung của đa số người dân về vấn đề này là hoan nghênh, ủng hộ nhưng cũng vẫn rất nghi ngại lặp lại tình cảnh “đầu voi, đuôi chuột”:
“Giàu bất thường có thể bị tịch thu tài sản” chủ yếu là đề cập đến các quan chức và gia đình họ thôi. Có gì mà tranh luận? Cái đáng tranh luận là có thực thi được không? Ai dám thực thi? Công dân bình thường thì đồng ý cao” - Trần Võ: thanhdhtn77@gmail.com
“Để chống được tham nhũng, tránh thất thu thuế, hạn chế những cá nhân làm giàu bất chính thì dân chúng tôi ủng hộ ngay. VN bây giờ có nhiều người giàu bất chính quá, dẫn đến những lối sống không lành mạnh, đạo đức XH bị xuống cấp theo tôi cũng có phần do những người này mà ra. Nhưng cái này chắc là đụng chạm đến một “nhóm không nhỏ” đây, nên e khó thông qua?” – Vo Thuong: vothuong686868@gmail.com
“Giàu bất thường có thể bị tịch thu tài sản. Tôi ủng hộ phương án này, vì tôi thấy đa số các quan chức nhà nước rõ ràng lương cũng bình thường thôi nhưng tại sao ai cũng giàu? Nhà tôi gần nhà ông chủ tịch huyện: vợ thì ở nhà, chồng thì làm chủ tịch tính ra lương tháng cũng khoảng 10 triệu đi. Kinh doanh thì không, vậy mà có đất mặt đường đến cả mẫu, rồi nhà cửa, xe cộ. Chỉ có tham ô thì mới có như vậy thôi. Bộ máy như vậy thì đất nước sao phát triển được? Trong khi cách làm việc thì rất khó chịu, dân đi xin 1 con dấu mất cả buổi sáng chờ đợi. Phong cách và tác phong làm việc thiếu nghiêm túc trong XH Việt Nam còn nhiều “tồn dư” lắm, vì vậy cần thay đổi nhiều…” – Thuyen: vuthuyenk48@gmail.com
“Tôi ủng hộ ý kiến đó và thấy nên có điều này trong Luật của VN. Vì nếu điều này làm tốt trước hết sẽ giảm được tệ tham ô, tham nhũng trong các giới chức. Nhưng muốn điều này thực hiện được thì trước tiên cần phải có biện pháp làm sao để người dân kê khai trung thực tất cả các tài sản hiện có. Mỗi năm đều có kê khai, nhưng có ai kê đúng? kê đủ? Nhất là các giới chức, tài sản của họ có thể mang tên người khác, người đó lại không kê khai …???” – Cấn Ngọc Minh: minhcn@vzn.vn
“Nếu Nhà nước ta mà làm được như vầy thì dân mừng quá. Nhưng phương án đó được đặt ra liệu có tác dụng, khi bản thân người ta không tự giác khai báo tài sản mà họ có do phát sinh thêm? Đơn cử như ở cơ quan tôi, nếu tính về lương thì tôi khẳng định là không đủ sống nhưng lại thấy rất nhiều người có nhà đất, ôtô… Những lần khai báo tài sản thì hẳn chẳng ai ghi cả xe ôtô, nhà và đất mới vào. Vậy biện pháp xác minh và xử lý như thế nào?” – Hung Con: hungcon8589@gmail.com
Video đang HOT
(minh họa: Ngọc Diệp)
… Nhưng “quan” chưa vội
Nếu làm thật sự minh bạch được như vậy (lại nếu) thì e rằng nước mắt nhà giàu chảy khá nhiều ở VN ta. Nhưng xét trên thực tế, người ta có muốn tin cũng khó bởi đã phải chứng kiến và thất vọng hết lần này tới lần khác với hiện tượng “đánh trống bỏ dùi” rồi!
“Không thể hiểu được, vấn đề tưởng như đơn giản là kê khai thu nhập của dân còn chưa làm được, kê khai thu nhập của CBCC còn không làm đúng, kê khai tài sản của giới chức là không thể làm, giờ này các vị còn đưa ra chuyện thu nhập tăng bất thường??? Tôi thấy nực cười…” – Nguyen: hpcttm2003@gmail.com
“Làm thế nào để biết chắc chắn những người có số tài sản đó là giàu bất thường, trong khi tài sản ở nước ta thường được giữ dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ giữ Vàng là cách được cho là an toàn nhất hiện nay, mà khi có tiền thì muốn bao nhiêu cũng có và mua được bất kỳ ở đâu… Tuy nhiên, cũng mong Nhà nước nghiên cứu để đề xuất trên được đưa vào Luật nhưng phải bảo đảm tính thực thi và phù hợp với trình độ phát triển của nước ta. Tôi nghĩ, làm được việc này chắc… còn lâu lắm” – Ngô Văn Chí: ngovanchi57@gmail.com
“Tôi nghĩ quy định này không rõ ràng. Nếu nhắm đến đối tượng là giới chức, cán bộ thì đây là một phần trong phòng chống tham nhũng. Mà đã là tham nhũng thì triển khai theo NQTW4, trong đó có quy định kê khai tài sản nhưng có thấy vị giới chức nào làm đúng, làm thật đâu và cũng có công khai đâu. Nhưng nếu nhắm đến công dân thì có lẽ lại vi phạm quyền con người. Nếu chống tham nhũng thì theo tôi, nên học cách của Trung Quốc. Tôi thấy họ làm thật, làm thẳng tay, làm triệt để như cách họ phát hiện tham nhũng gửi tiền ở nước ngoài hay mua nhà ở nước ngoài để tịch thu. Nếu muốn học Mỹ thì các cá nhân phải có giao dịch bằng tài khoản tại ngân hàng (trừ việc mua con cá, mớ rau ngoài chợ thì dùng tiền mặt)” – Khoa:mactukhoahn@yahoo.com.vn
“Để chống tham nhũng cần phải cương qyết và quyết liệt hơn. Đại bộ phận những người tham nhũng là cán bộ giới chức trong các cơ quan quản lý nhà nước (cấp phép, xác nhận…). Nhất là những người nắm các vị trí lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức hưởng lương ngân sách, 100% vốn nhà nước hay nhà nước chiếm tỷ lệ vốn chiếm ưu thế. Do vậy với đối tượng này nên buộc họ phải có nghĩa vụ chứng minh tài sản của mình (như 1 điều kiện khi nhận việc) mà không sợ bất bình đẳng so với toàn dân, vì rõ ràng với những đối tượng khác nhau từ trước đến nay vẫn có những điều chỉnh khác nhau. Rất nhiều người muốn thi, xin vào những vị trí đó mà không được cơ mà” – Pham Xa Hoi: xahoip@yahoo.com
Làm được thì rất tốt, ai cũng biết vậy bởi đó là xu thế thời đại. Nhưng tính đến những “đặc thù VN” thì dân lại khó tin tưởng. Lại thêm 1 bài toán khó giải đây!
“Đề xuất việc tịch thu tài sản giàu bất thường là đúng rồi. Nhưng hiện nay nhiều người có chức quyền có nhiều tài sản không biết từ đâu ra, song lại không chứng minh được họ tham nhũng nên… vẫn đành chịu thôi!” – Anh Thư: anhthu@gmail.com
Dù sao đánh động chút xem sao, nhưng chờ xem được nước mắt người giàu cũng khó lắm, khác gì “thách nhà giàu húp tương”!
Kiều Anh
Theo Dantri
Buôn thịt chuột thu bạc triệu mỗi ngày
Với người dân ở hai xã Canh Nậu, Dị Nậu, Thạch Thất, Hà Nội, thịt chuột là món ăn truyền thống có giá cả trăm nghìn đồng/kg. Người buôn món đặc sản này có thể thu tiền triệu mỗi ngày.
Nhà giàu mới dám ăn thịt chuột
Tại hai xã Dị Nậu và Canh Nậu, thịt chuột là một món ăn truyền thống có từ hàng chục năm nay. Bắt chuột để bán là nghề kiếm cơm của nhiều gia đình và cũng từ đây họ đã phất lên nhờ chuột. Theo người dân tại, thịt chuột được dùng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt thời gian gần đây, chúng lại trở thành một món ăn "đắt tiền" chỉ dành cho gia đình khá giả có điều kiện, bởi một kg thịt chuột có thể lên tới hàng trăm nghìn đồng.
Bữa tiệc sang thường phải có món thịt chuột.
Sơ chế chuột đồng.
Chợ Canh Nậu là địa điểm mà người dân địa phương cũng như du khách đi ngang qua có thể dễ dàng nhìn thấy những mẹt thịt chuột vàng ươm bày bán la liệt ngay từ cổng chợ. Những con chuột thui rơm, được làm sạch sẽ, bày bán la liệt có giá từ 80.000-100.000/kg.
Chị Hằng, một tiểu thương chuyên buôn thịt chuột cho biết, cả gia đình chị đều kinh doanh loại mặt hàng "đặc sản" này. Chồng và các con chị đi bắt, còn chị mang ra chợ bán. Vừa ăn vừa bán, mỗi ngày gia đình chị cũng có thu nhập từ 800.000 đến 1 triệu đồng. Theo chị Hằng, thịt chuột được nhiều dân trong xã ưu chuộng, thậm chí có cả người dân ở trên thành phố xuống tận nơi để thưởng thức món đặc sản địa phương này.
Cũng kinh doanh thịt chuột, chị Bến ở xã Dị Nậu cho hay, hàng ngày chị vẫn bán rong thịt chuột trong các xã của huyện, chỉ 4 giờ chiều đã hết hàng. Mỗi tuần, chị tiêu thụ hàng chục cân thịt chuột. Chị Bến cho hay: "Người dân ở đây, ai cũng thích ăn thịt chuột. Lắm hôm, chưa mang hàng ra tới cửa đã có hàng chục khách đặt mua."
Anh Thiết, một người chuyên đi bắt chuột tại xã Dị Nậu chia sẻ, hàng ngày anh bắt được khoảng chục kg chuột, sau đó làm sạch, thui rơm. Cũng chính từ nghề buôn bán thịt chuột, anh và gia đình đã cất được ngôi nhà 2 tầng khang trang. "Vào vụ từ tháng 9 - 12 âm lịch, cứ tầm 1 giờ chiều hàng chục gia đình trong hai xã Canh Nậu, Dị Nậu dắt chó đi bắt chuột trên khắp cánh đồng, cảnh bắt chuột đông như là ngày hội", anh Thiết cho biết thêm.
Nói về nghề săn bắt chuột cũng lắm gian nan, anh Thiết kể, để bắt được chuột, anh phải săn lùng khắp nơi, chui bờ rúc bụi, chân lấm tay bùn, rong ruổi cả ngày. Hiện nay, chuột khan hiếm, công việc săn bắt càng vất vả hơn.
Đặc sản không dễ xơi
Không chỉ những người buôn thịt chuột, những quán nhậu cũng kiếm lời khi có thêm món thịt chuột. Chị Hoa "mèo", chủ một quán nhậu thôn 2 xã Canh Nậu cho hay, trước kia quán của chị chỉ bán thịt mèo, nay trong thực đơn có thêm cả chuột. "Bây giời thịt chuột hàng thích ăn hơn thịt mèo, nhiều khách trên thành phố về đây ăn xong còn mua thêm mang về. Mỗi ngày quán cũng bán được hơn chục mâm", chi Hoa chia sẻ.
Được coi là đặc sản nên thịt chuột luôn xuất hiện ở những bức tiệc, nhậu, liên quan của người dân hai xã. Thậm chí, ở đám cưới cũng sẽ mất đi phần hấp dẫn nếu không có thịt chuột. Nhiều người dân nói đùa: "Đám cưới không có thịt chuột chưa phải là to".
Đến trẻ em cũng biết làm thịt chuột.
Chuột bán phổ biến ở chợ Canh Nậu.
Theo người dân ở đây, cách đây chừng 5 năm, một kg thịt chuột chỉ khoảng 30 nghìn đồng, thì nay đã gấp ba bốn lần. "Ngon hấp dẫn là vậy" nhưng đối với những ai không ăn được thịt chuột, đó lại là nỗi khiếp vía. Từ chứng kiến món thịt chuột, anhNguyễn Hải Nam (26 tuổi, sống tại Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Anh Nam kể, năm 2008, về Canh Nậu dự đám cưới một người bạn nhưng anh phải mang bụng đói ra về. Vừa ngồi vào mâm, anh đã tá hỏa khi phát hiện món thịt chuột trên bàn. Tái mặt trước thực đơn lạ của đám cưới, anh kiếm cớ tìm cách "chuồn", nhanh chóng gửi tiền mừng rồi bỏ về.
Anh Nguyễn Công Mậu (Long Biên, Hà Nội) nhớ lại một lần ăn cỗ cưới của người họ hàng ở Dị Nậu. Vừa tấm tắc khen món giả cầy béo ngậy, tí nôn ọe khi người cùng bàn giới thiệu đó là món thịt chuột. Anh xanh mặt bỏ bát đúa chạy ra đằng sau nhà " móc môm để nôn ra". Kể từ đó đến nay cứ nghĩ đến chuột là anh lại rùng mình. Rút kinh nghiêm mỗi lần về ăn cỗ quê anh đều dò hỏi và đặc biệt kỵ các món lạ.
Theo người dân ở hai xã Canh Nậu, Dị Nậu, thịt chuột là món phổ biến cách đây khoảng 30 năm. Trước kia, không phải do đói kém mà ăn thịt chuột, người dân nơi đây coi chuột sánh như thịt gà, vịt, luôn luôn xuất hiện trên các mâm cỗ, bàn tiệc trong ngày vui, lễ hội. Nói chung, cỗ sang thì phải có thịt chuột. Dân sành nhậu phải khao nhau thịt chuột mới vui.
Theo Vietnamnet
Diệt hàng vạn con chuột sau lũ Tin từ UBND huyện Quảng Điền cho biết sau cơn lũ gây ra do bão số 11, các ban ngành và bà con nhiều địa phương trên huyện đã ra quân, diệt hàng vạn con chuột. Quảng Điền là nơi hứng chịu nạn "giặc" chuột nhiều nhất tỉnh. Do 3 năm qua không có lũ lụt nên số lượng chuột ở huyện Quảng...