Giật mình với “thuốc thánh” chữa bách bệnh (1)
Là lá mơ, lá chanh, củ sả, thậm chí là nước lã pha với tàn nhang, bột ớt… nhưng nhiều người vẫn mê muội tin đó là “ thuốc thánh” có thể chữa bách bệnh.
TRĂM BỆNH MỘT THỨ THUỐC
Họ kéo đến các “thầy”, “bà” “ thánh sống” cun cút nghe phán và làm theo với niềm tin bệnh tình sẽ khỏi. Sự thực của cái gọi là thuốc thánh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Tôi nói bị đau bụng, đau đầu và cả đau răng, “thầy” bảo cứ cầm 5 gói thuốc này về uống là khỏi liền. Cầm thuốc, tôi thảng thốt nhớ ra: “Ấy quên, con bị đau chân nữa, thầy cho thêm thuốc”. “Thầy” càu nhàu: “Lắm chuyện. Bằng ấy thuốc đủ chữa cả trăm bệnh rồi. Người khác!”.
Phải thừa nhận “điện” của “thầy” nổi như cồn. Ở Đà Nẵng người ta đã đồn ầm lên, “thầy” có thứ thánh dược, chữa được trăm bệnh. Tới Hà Lam – Thăng Bình (Quảng Nam) hỏi nhà “thầy” Hiến ở đâu, lập tức người dân chỉ tới tận cửa không chút do dự. Sáng 10-11, trước mặt tôi là người đàn ông khoảng 60 tuổi, mặc bộ đồ ngủ, đi dép lê, tóc bạc, đeo gương, miệng phì phèo điếu thuốc. Mặc dù “thầy” khám và cho thuốc vẻn vẹn chưa đầy 5 phút nhưng tôi phải sắp hàng giờ mới đến lượt. Khi đứng dậy, tôi ngó đồng hồ đã gần 12 giờ, nhưng ngoài cổng vẫn có người tìm tới. Sau đây là một số “ca bệnh” ghi được ở nhà thầy:
Một bà già khoảng 65 tuổi, khai rằng đầu bị đau như búa bổ. Thầy bắt mạch nhanh như chớp, rồi phán: “Máu không lên được não do bị tắc. Về phần âm, bên nội có cái mộ để sai hướng, người ta đi dẫm lên đầu, đau là đúng rồi”. Phán xong, một mặt “thầy” bảo về mua thuốc bổ huyết não uống, mặt khác đưa cho vài gói lá khô dặn về sắc lên uống, bệnh sẽ khỏi.
Một phụ nữ tên Thủy, khoảng 38 tuổi, làm nghề bán hàng ăn ở TP Tam Kỳ bị bệnh mất ăn mất ngủ, lý do vì chơi hụi mấy chục triệu đồng bị “xù”. Chồng chị làm thanh tra hay tòa án gì đó, dặn không được chơi hụi, nhưng chị hám lời cứ cố tình chơi nên giờ mới khổ cái thân đến thế. Tranh thủ lúc đưa con đi học, chị trốn chồng tìm tới “thầy”, xin “thầy” cho thuốc “ăn được, ngủ được”, đồng thời cho cái bùa mang về để… đòi được nợ. “Thầy” viết vài chữ, Hán chẳng ra Hán, Nôm chẳng ra Nôm rồi gấp lại bảo mang về để chỗ cao ráo. Sau đó, “thầy” tiếp tục đưa vài gói lá khô dặn về sắc uống sẽ hết âu lo. Đang “khám” cho chị Thủy, chợt điện thoại reo, “thầy” mở loa ngoài cho mọi người nghe. Thì ra đó là con gái, đang học ngoài Đà Nẵng điện về hỏi thăm ba. Cúp máy, “thầy” bảo chị, con bé học kế toán, “thầy” tính lúc nào rảnh vào Tam Kỳ gặp chồng chị, nhờ xin việc cho cháu. “Thầy” hỏi: Chắc được nhỉ! Chị gật đầu.
12 giờ, khách vẫn còn tới nhà “thầy” Hiến.
Video đang HOT
“Thầy” Hiến đang hành nghề tại nhà.
Một người phụ nữ khác xấp xỉ tuổi 40, ở Duy Trinh, Duy Xuyên tới nhờ “thầy” chữa cho cái “bệnh” làm ăn thất bát. Mấy năm nay, chồng chị dẫn quân lên đào vàng nhưng thất bại quá. Đợt này, anh ấy lại dẫn 5 – 6 người lên, không biết làm ăn thế nào. “Thầy” bảo: “Có vàng đấy chứ”. Mắt chị sáng lên rồi lại cụp xuống. Chị thưa, chồng mới lên, còn đang làm lán, chưa đào. Biết nói hớ, “thầy” chữa cháy: “Nhưng mà năm nay làm được đấy!”. Xem kỹ tay, “thầy” lại lắc đầu phán: “Cũng được vừa vừa thôi. Phải 3 năm nữa, qua cái tuổi 49 mới trúng vàng cây”. Nói về phần nguyên nhân mấy năm qua làm ăn thất bát, “thầy” bảo do nhà có 2 cái bếp, phải dẹp một cái. Chị ngớ người nghĩ mãi vẫn không hiểu, lấy đâu thêm một cái bếp. Chị đáp: “Dạ, nhà con chỉ có một bếp”. “Có một cái ở chuồng heo nữa, tôi nhìn thấy mà”. “Dạ, nhà con không nuôi heo”. “Chị cãi chày cãi cối với tôi đó à?”. Đối thoại đến đây chợt có chuông điện thoại reo, “thầy” bực bội: Mỗi lần nó reo là nhiễu sóng, nhìn lộn xộn hết. Tuy vậy, “thầy” kết luận: Bệnh của chị không nghiêm trọng, cứ mang thuốc về uống sẽ khỏi”. Thấy thế, tôi… láu cá chen vào: “Thầy ơi, chị ấy đâu có bệnh gì mà phải uống thuốc?”. “Bệnh căn, nặng vía, làm ăn thất bát, phải uống thuốc để giải vía” – “thầy” giải thích.
Trên bàn của “thầy” có vài tờ giấy báo vừa để ghi bệnh vừa để gói thuốc. Ngoài ra, khi dặn dò người bệnh điều gì, viết ra giấy báo không rõ, “thầy” liền xé miếng giấy méo mó từ một tấm giấy to vốn là bản đồ quy hoạch khu đất đai nào đó. Và quan trọng nhất, trên bàn của “thầy” là cái hộp nhỏ, hình chữ nhật để người ta bỏ tiền vào. Mặc dù rất chăm chú “khám” nhưng mỗi lần có người bỏ tiền vào, “thầy” không quên liếc mắt nhìn thử. Ánh mắt linh hoạt lắm, cứ như của một thanh niên tuổi đôi mươi.
Lương y Trần Hữu Nam bảo đây chỉ là một mớ lá lộn xộn.
Thuốc “thánh” là cái gì?
Bất cứ ai bệnh gì, thậm chí không bệnh gì, đã đến đây “thầy” đều bán thuốc cho. Và tôi, sau khi bị “thầy” vẽ cho hàng loạt bệnh cũng được bốc cho 5 gói lá khô, dặn về sắc lên uống. Mang 5 gói lá khô thầy cho tới gặp lương y Trần Hữu Nam – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y TP Đà Nẵng, nhờ ông phân tích xem “thánh dược” này là gì mà có thể chữa bách bệnh. Ông Nam nói, cái này chỉ là một mớ gồm lá chanh, củ sả, lá mơ, rễ bồ ngọt… Mớ lá này sắc lên uống không có tác dụng gì, hoặc lỡ có đau, đi bác sĩ cũng khỏi, không nguy hiểm. Trước đây khổ, người ta thường hái lá đem về phơi rồi nấu uống thay nước chè, gọi là “lá mùng năm”. Tuy vậy, vẫn phải cảnh giác, chẳng may hái nhầm phải lá… ngón thì rất dễ tử vong. Đúng ra, nếu đã gọi là thuốc Nam thì phải có lý – pháp – phương – dược. Lý là lý luận, vì sao phát bệnh, phải vọng – vong – vấn – thiết (nhìn – nghe – hỏi – bắt mạch). Pháp là dùng gì (ôn – ấm lại, thổ – mửa, thanh – mát, bổ – thêm…). Phương là dùng thang gì. Dược là dược tính nào? Dùng thuốc phải đủ như thế mới có cơ sở, mới khỏi bệnh. Đằng này “thuốc thánh” (thực tế là mớ lá lộn xộn) này chẳng giống gì, nhảm nhí.
Như vậy có thể hiểu, “thuốc thánh” của “thầy” chỉ là mớ lá lộn xộn, nhảm nhí dùng để phỉnh người khác lấy tiền mà thôi.
Theo ANTD
Hoang đường chuyện "Thánh cô" dùng nước lã chữa bách bệnh
Thuốc điều trị bách bệnh mà "Thánh cô" cho là mớ cây ngô non, "bông ngũ sắc, lá vú sữa... Ông chồng "Thánh cô" bảo: "Đấy là những thảo dược quý, chữa được bách bệnh nhờ có ơn trên phù phép".
Hơn một tháng nay, ngôi nhà của ông Đặng Văn Thương, ở khu dân cư số 2, tổ dân phố 4, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi, trở nên đông đúc bởi người dân ở tứ phương đến nhờ bà Phạm Thị Phương (vợ ông Thương, nguyên làm nghề bán cá ở chợ Châu Ổ, người chưa hề học qua lớp y thuật nào) chữa bệnh và xem gia sự.
Trong vai bệnh nhân đến xin chữa bệnh, tôi tận mắt chứng kiến cơ ngơi và những thao tác chữa bệnh của bà Phương mà chắc rằng trong sách y học cổ truyền và hiện đại không thể có.
"Thánh cô" đang ngồi trên ghế salon đọc thần chú chữa bệnh cho bệnh nhân
Căn phòng đón và khám bệnh chỉ có 1 chiếc giường, một bộ ghế salon và trên tường treo một bảng đen ghi thời gian khám chữa bệnh của "thánh cô" Phương. Bệnh nhân và người coi gia sự ngồi xuống nền nhà và chờ đến lượt khám, còn "thánh cô" thì ngồi trên chiếc ghế salon.
Ông Thương cho biết bà Phương xuất thân từ gia đình thuần nông. Trước và sau đám cưới, bà Phương làm nghề mua bán cá ở chợ Châu Ổ, sau đó chuyển sang làm nhang và chưa từng học lớp y thuật nào.
"Vợ tôi khám chữa bệnh, bốc thuốc nam kiêm coi gia sự là nhờ có ơn trên phù hộ đấy. Vì mục đích cứu độ chúng sinh, nên "thánh cô" không lấy tiền" - ông Phương nói. Tuy nhiên, trong chiếc đĩa đặt trên bàn thì có xấp tiền đủ loại, mệnh giá nhỏ nhất là 20.000 đồng; lớn nhất là 100.000đồng. "Đó là lòng thành của khách để lo hương khói, hoa quả cho thánh cô" - ông Thương phân trần.
Qua quan sát thì thấy cách khám bệnh, cho thuốc của bà Phương rất kỳ lạ. Từng bệnh nhân thay phiên nhau đến ngồi, quỳ hoặc đứng trước mặt, để bà Phương khám. Trên bàn chỉ có vài chai nước lã, xấp giấy giống như giấy vàng mã và một ít lá cây gọi là thuốc.
Đến lượt tôi khám bệnh, bà Phương hỏi: Con đau bệnh gì? Chỗ nào? Dạ, ở đầu. Thế là bà Phương liền dùng tay xoa lên đầu, rồi thổi và đọc câu "thần chú" gì đó mà tôi không hiểu.
Tiếp đó bà Phương vò mấy tờ vàng bạc để trên bàn bỏ vào chai nước lã trên bàn, lắc đều rồi đưa cho tôi rồi bảo: "Con uống hết chai nước này bệnh sẽ khỏi ngay!".
Dường như với bất kỳ bệnh nhân nào cũng được bà Phương khám bệnh và cho thuốc như thế. Tuy nhiên, cũng có người ngoài dùng tay xoa xoa, miệng thổi thổi bà Phương còn dùng một cây bút bi đã hết mực châm vào chỗ mà người đến xin thuốc cho rằng bị đau. Một người nhà bệnh nhân ghé tai tôi nói: "Hôm nay ít người nên "thánh cô" mới tự dùng bút bi châm vào chỗ đau của bệnh nhân chứ hôm nào đông khách thì người nhà phải làm".
Về thuốc điều trị bách bệnh mà bà Phương cho chỉ là mớ cây ngô non, bông ngũ sắc, lá vú sữa... Ông Thương bảo: "Đấy là những thảo dược quý, chữa được bách bệnh nhờ có ơn trên phù phép". Bà Phương lên đồng chữa bệnh tuy mới gần 2 tháng, nhưng có khá nhiều người đến xin thuốc đến 5 - 6 lần.
Chị H (ở thị trấn Châu Ổ) mắc bệnh nan y từ nhiều năm nay, gia đình đưa đi nhiều nơi chữa trị, nhưng bệnh tình chị H. không thuyên giảm. Nghe tin bà Phương được thần nhập có thể chữa bách bệnh, gia đình chị H. tìm đến để xin được chữa trị mong thoát khỏi tử thần.
Còn chị Hạnh, ở xã Bình Chương - Bình Sơn, cũng nghe mọi người giới thiệu nên đã đến xin chữa trị cho người cha bị liệt từ nhiều năm nay. Cứ mỗi lần đi là chị Hạnh mang theo chai nước sôi để nguội mà người cha vẫn uống hằng ngày đến để bà Phương làm phép rồi mang về cho cha uống.
Có điều lạ là bà Phương còn lấy cả gói kẹo sữa bò mà ông Thương để trên bàn thờ thắp hương ra làm phép và cho chị Hạnh đem về cho cha ăn, để chữa bệnh. "Mới uống vài chai nước thánh mà cha tôi có vẻ khỏe hẳn lên" - chị Hạnh khoe với tôi.
Thấy vậy nên chị Hạnh đã giới thiệu cho người chị gái mình bị đau đầu, đau lưng, nhức mỏi và đau bao tư ở tận Gia Lai ra chữa bệnh. Vì nhà xa, nên được bà Phương ban ơn khám và cho thuốc một lần để khỏi phải đi lại nhiều lần tốn thời gian và tiền bạc. "Tuy mới uống thuốc được 3 ngày nhưng chị tôi đã dần khỏe ra" - chị Hạnh cho biết.
Khi nghe tin đồn, anh Q. (ở tận huyện Mộ Đức - Quảng Ngãi) cũng tranh thủ chở vợ ra chữa bệnh. Khi được hỏi anh có tin vào phương pháp chữa bệnh của bà Phương hay không thì anh Q. nói: "Nghe nói bà Phương được thần nhập, có thể chữa bách bệnh nên tôi cũng đưa vợ đi xem sao. Việc chữa bệnh không chỉ nhờ thuốc, mà còn phải có đức tin thì mới có thể khỏi được".
Tuy vậy, qua thực tế chữa bệnh của bà Phương cũng bị một số người bệnh kịch liệt phản ứng vì cho rằng khi uống "nước thánh" mà bà Phương cho chẳng có dấu hiệu tích cực cho bệnh tật cả. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và an toàn, người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế của Nhà nước, nhằm đề phòng tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Đồng thời các ngành chức năng của huyện Bình Sơn cần tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng mê tín dị đoan, đồng bóng cho thuốc chữa bệnh, gây xáo động tư tưởng một bộ phận người dân và làm mất trật tự ở địa phương.
Theo ANTD
"Thần y" chữa bệnh bằng... niệm chú Thời gian gần đây, nhiều người dân vùng núi tây nam Thanh Hóa rỉ tai nhau đồn đại về một "thần y" có tài chữa bách bệnh bằng.... niệm chú và cúng "ma xó". Phóng viên đã thâm nhập thực tế tại nhà của người được cho là "giáng thế" để "cứu nhân độ thế" này và phát hiện ra sự thật: "thần...