Giật mình với số người hút thuốc thụ động
Trong năm 2020 thế giới có 8 triệu người tử vong vì thuốc lá và các vấn đề liên quan đến thuốc lá. Việt Nam là 1 trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới.
Số nam thanh niên ở tuổi trưởng thành hút thuốc chiếm tỷ lệ cao.
Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá, diễn ra sáng 4/11.
Theo nghiên cứu của ngành Y tế, trong khói thuốc lá chứa khoảng 7.000 chất; trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe và 69 chất gây ung thư. Nghiện thuốc lá ( nghiện nicotine) là một bệnh có tên trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Nicotine là chất rất dễ nghiện và tất cả những người thử hút đều trở thành người hút thuốc.
Hít khói thuốc lá nguy cơ gây bệnh rất cao, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, ung thư,tim mạch, sức khỏe sinh sản. Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.
Điều đáng lưu tâm, hút thuốc lá là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nhiễm vi rút, tăng nhiễm vi khuẩn, tăng lao phổi và tăng các bệnh phổi mạn tính.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Đại diện Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2020 thế giới có 8 triệu người tử vong vì thuốc lá và các vấn đề liên quan đến thuốc lá. Việt Nam là 1 trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Theo điều tra trên toàn quốc năm 2015, số nam thanh niên ở độ tuổi trưởng thành hút thuốc chiếm 45.3%, tương đương với 15 triệu người (bình quân cứ 2 người thì sẽ có 1 người hút thuốc lá) và 33 triệu người Việt Nam đang bị hút thuốc thụ động.
Hiện WHO đã đưa ra Công ước khung kiểm soát thuốc lá, lần lượt các nước trên thế giới cũng đưa ra những quy định nhằm hạn chế dần người hút thuốc lá trong cộng đồng.
Việt Nam đã tham gia Công ước khung kiểm soát thuốc lá và ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Đến nay, 100% tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá, đưa nội dung của phòng chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, cụ thể như: Xây dựng bệnh viện, nơi làm việc, nhà hàng, khách sạn, du lịch không khói thuốc lá.
Video đang HOT
Mặc dù tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới trưởng thành ở Việt Nam đã giảm nhưng vẫn ở mức cao (45,3%); tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc còn cao tại nhà hàng, quán bar…; tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra…
Đáng lưu tâm, gần đây trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm thuốc lá mới, thường gọi là “thuốc lá điện tử”, “thuốc lá làm nóng”. Các sản phẩm này cũng gây hại đến sức khỏe như thuốc lá điếu thông thường. Nguy hiểm hơn, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hiện đang nhắm tới giới trẻ, tiềm ẩn nguy cơ sử dụng ma túy và các chất kích thích khác ảnh hưởng xấu đến lối sống, hành vi của giới trẻ, gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Hiện nay, nhiều quốc gia đã cấm mua bán, sử dụng đối với sản phẩm này.
Theo khuyến cáo từ WHO, các quốc gia cần có hành động kịp thời để giúp thế hệ trẻ không bị lừa dối bới các quảng cáo gây nhầm lần rằng có loại thuốc lá ít hại cho sức khỏe, xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh.
Đồng thời WHO cũng kêu gọi một thế hệ trẻ không sử dụng thuốc lá và các sản phẩm gây nghiện như nicotine; cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm chỉ rõ sự thật về những chiến thuật quảng cáo thuốc lá gây nhầm lẫn cho người sử dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Hiện số lượng các đơn vị xây dựng môi trường không khói thuốc đã đạt con số đáng khích lệ: 1.560 cơ quan hành chính; 3.778 trường mẫu giáo; 3.577 trường tiểu học; 2.502 trường trung học cơ sở; 1.010 trường trung học phổ thông; 508 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; 169 trường đại học, cao đẳng; 208 công ty xe khách; 4.442 nhà máy, xí nghiệp; 305 nhà hàng; 400 khách sạn.
Từ câu chuyện chồng hút thuốc 20 năm, vợ bị ung thư phổi: 4 thủ phạm gây ra căn bệnh này mà chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày
Ai cũng biết hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư phổi. Đó cũng là lý do tại sao những người không hút thuốc có xu hướng ít chú ý đến phổi hơn. Trường hợp "chồng làm, vợ chịu" dưới đây là một ví dụ.
Bà Quách, năm nay 50 tuổi, sức khỏe rất tốt, xét thấy bà đã lớn tuổi nên con trai sắp xếp cho bà một cuộc khám sức khỏe chi tiết, bao gồm cả chụp CT phổi liều thấp để phát hiện ung thư phổi. Sau khi có kết quả, bà Quách và cả gia đình như chết lặng vì 1 bên phổi của bà phát hiện có nốt sần đường kính khoảng vài cm! Xét thấy đây có thể là ung thư phổi giai đoạn đầu, bác sĩ đã đề nghị bà Quách phẫu thuật cắt bỏ khối u này.
(Ảnh minh họa: Sohu)
Bà Quách rất ngờ hoặc: Không phải hút thuốc lá gây ung thư phổi sao? Tại sao bà không hút thuốc nhưng vẫn bị mắc ung thư phổi? Mặc dù bà Guo không hút thuốc, nhưng sau khi tìm hiểu tỉ mỉ bác sĩ phát hiện ra rằng chồng bà là một người nghiện thuốc đã hơn 20 năm! Và khói thuốc dễ làm tăng xác suất ung thư phổi cho bà.
Không thể phủ nhận rằng hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ung thư phổi, nhưng cũng có một số nguyên nhân khác gây ung thư phổi không thể bỏ qua. Điều đáng sợ hơn là 4 nguyên nhân trong số đó lại cực kỳ quen thuộc, chúng ta tiếp xúc với chúng hàng ngày mà không hề hay biết.
4 thủ phạm gây ung thư phổi mà chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày
1. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có gây ra ung thư phổi, điều này đã được xác nhận trong một báo cáo nghiên cứu công bố tại Hội nghị Thế giới về Ung thư Phổi (WCLC) được tổ chức vào tháng 9/2018. Nếu bạn sống trong khu công nghiệp hoặc xung quanh con đường tắc nghẽn trong thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi.
2. Khói thuốc
Nếu bạn không hút thuốc nhưng những người xung quanh hút thuốc, bạn cũng sẽ hít phải chất gây ung thư từ khói thuốc xung quanh, làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
(Ảnh minh họa: Pinterest)
3. Khí radon
Radon là một loại khí phóng xạ. Dữ liệu cho thấy 20% trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới có liên quan đến radon, chẳng hạn như nó xuất phát từ bê tông, xi măng và đá granit bị ô nhiễm.
4. Amiăng
Nếu công việc hoặc cuộc sống của bạn phải tiếp xúc thường xuyên với amiăng thì sẽ rất dễ gây ung thư phổi. Đã có báo cáo của Anh chỉ ra rằng hơn 60% trường hợp tử vong do phổi bị đầu độc bởi amiăng gây ung thư màng phổi.
Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
- Thở khó khăn, nặng nhọc.
- Ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng.
- Đau tức ngực.
- Sút cân một cách bất thường, không rõ nguyên nhân.
- Đờm có lẫn máu.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp.
- Dấu hiệu khác thường ở các mô vú (thường gặp ở nam giới khi vùng ngực to lên bất thường).
- Đau nhức ở vai, cánh tay, bàn tay.
Tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết não do hút thuốc lá Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết não cao hơn gấp ba lần so với những người không hút thuốc lá. Các nhà khoa học cho hay họ đã tiến hành khảo sát và thu thập từ các số liệu bao gồm thói quen hút thuốc, uống rượu, chỉ số huyết áp, chỉ số khối cơ...