Giật mình với những “tỷ phú” gió trầm ở vùng quê nghèo
Hàng chục nông dân “chân đất” ở xã Phúc Trạch huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang trở thành “tỷ phú” nhờ chọn hướng đi trồng cây gió trầm từ nhiều năm trước .
Vào những ngày đầu tháng 9, chúng tôi ngược lên miền núi, có dịp ghé qua vùng đất xã Phúc Trạch nổi tiếng với đặc sản bưởi cùng tên. Sống ở “vựa bưởi” có giá trị kinh tế cao, hẳn nhiên ai cũng nghĩ những ngôi nhà xây sang trọng thấp thoáng dưới những vườn cây xanh mượt do cây bưởi tạo nên. Nhưng thật ngạc nhiên khi nhiều người dân nói rằng, bưởi cho thu nhập cao, nhưng do khí hậu, thổ nhưỡng, đầu tư kém nên lắm bấp bênh, khấm khá thì có, nhưng để vươn lên thành tỷ phú chỉ có mỗi cây gió trầm. Cũng vì thế thật dễ hiểu, khi đến vùng đất Phúc Trạch, từ trong UBND xã cho đến khuôn viên trường học, hay những khu đất dọc bờ kênh đâu đâu cũng thấy cây gió trầm.
Theo chân anh Đinh Văn Phương (SN 1964) chủ tịch hội nông dân xã Phúc Trạch, chúng tôi được tận mắt chứng kiến, những “rừng trầm” do nông dân nơi đây trồng xanh ngắt, chạy dài hàng cây số. Vị “tỷ phú” đầu tiên mà anh Phương dẫn tôi ghé thăm là hộ ông Nguyễn Văn Phương, trú tại xóm 8. Ông Phương Sinh năm 1940, sức khỏe còn tốt lắm. Ông nở nụ cười tươi rói nói rằng, cây gió trầm không chỉ giúp gia đình ông làm giàu mà còn khiến đời sống tinh thần của ông thoải mái. Không tươi sao được khi ông không dấu kể số tài sản “khủng” liên quan đến gió trầm.
Ông Phương với gốc trầm đã được thương lái trả giá trên 100 triệu đồng
“Nhà tôi có hơn 0,5 hecta đất vườn, loại cây gió trầm có giá trên 100 triệu có 6 cây, loại cây có giá từ 50 triệu trở lên thì có 15 cây, loại có giá 20 triệu là 50 cây, còn loại cây 3 đến 4 triệu có đến hàng nghìn cây. Tính sơ sơ tôi cũng đã có hàng tỷ đồng rồi”- ông Phương chỉ cho chúng tôi xem những cây trầm trong vườn nhà rồi nói.
Vườn trầm trị giá hàng tỷ đồng của ông Phương
Cách nhà ông Phương không xa, lại là một tỷ phú gió trầm khác, tên Lê Hữu Thọ, SN 1958. Anh Thọ vừa trồng cây gió trầm vừa cóxưởng tạo gió cảnh để tận dụng nguồn gỗ gió trong vườn. Gió cảnh được chạm khắc từ thân cây gió với hình thù rất đẹp, lạ mắt, lại mang tính tâm linh cao, được thương gia từ khắp nơi đổ về mua rất nhiều. Tính trung bình, với một sản phẩm gió cảnh, anh Thọ thu lợi từ 2 – 3 triệu đồng. Xưởng của anh tạo việc làm thường xuyên cho 3 – 4 lao động địa phương, thu nhập mỗi người từ 100.000-150.000 đồng/ngày.
Video đang HOT
Gia đình anh Thọ có nguồn thu lớn từ cây gió trầm và sản phẩm gió cảnh
Anh Thọ bên hai sản phẩm gió cảnh đang chờ bàn giao cho khách
Nhìn vào cơ ngơi của vợ chồng anh Thọ với những kiệt tác gốc trầm tự chế tiền tỷ dựng trong nhà, và vườn cây đang có độ tuổi 7 đến 8 năm. Anh bạn đồng nghiệp đi cùng tôi, không khỏi xuýt xoa tấm tắc khen ngợi.
Dẫn chúng tôi vào khu vườn rộng 1 hecta của mình, anh Phương nói: “Khu vườn của tui rộng 1 hecta, tất cả diện tích đều trồng trầm, trong vườn hiện tại có vài chục cây với độ tuổi 30 đến 40 năm, mỗi cây với giá bán hiện tại có thể lên tới 200 triệu đồng. Còn số cây có giá từ 50 đến 100 triệu đồng thì rất nhiều”. Với 1 hecta vườn cây gió trầm và giá bán hiện tại, anh Phương đang có trong tay hàng tỷ đồng.
Vườn gió trầm của anh Thọ được định giá hàng tỷ đồng
Nói về cây gió trầm bà Trần Thị Hà, Chủ tịch xã Phúc Trạch cho biết: “Nếu trước đây phần lớn các hộ dân ở Phúc Trạch trồng bưởi, thì nay do rất dễ trồng, không phải chăm sóc nhiều, ít sâu bệnh và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai nên người dân đã trồng xen dắm, hoặc phá bỏ những vườn bưởi già, kém hiệu quả để trồng gió trầm. Số hộ trồng gió trầm vì thế xấp xỉ 100%. Hiệu quả kinh tế của cây gió trầm mang lại cho người dân và địa phương là rất lớn”.
Vì lợi nhuận cao, không tốn công chăm sóc nên người dân Phúc Trạch đang đẩy mạnh trồng gió trầm
Còn Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê – ông Nguyễn Trọng Hoài cho biết: “Toàn huyện ước tính hiện có gần 1.000 ha gió trầm, dù là cây mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng những bài học “nhỡn tiền” ở một số địa phương nên huyện vẫn đang có những bước đi rất thận trọng. Yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ, không cho chặt bỏ ồ ạt các cây trồng phù hợp khí hậu, ổn định từ trước để trồng gió trầm. Nếu trồng ồ ạt, sẽ phá bỏ cơ cấu cây trồng hiện tại, gây lãng phí lớn. Tình hình sẽ khó khăn hơn nếu giá trị kinh tế cây gió trầm thiếu ổn định” – ông Hoài nói.
Anh Tấn
Theo Dantri
Xuất hiện con đường mang tên... Facebook
Một chuyện lạ vừa xảy ra tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khi một con đường thôn xóm bỗng dưng được dựng biển mang tên "Đường Facebook".
Ngày 9/12, trên báo Hà Tĩnh điện tử đăng một tin bài với tiêu đề "Cộng đồng Facebook báo Khăn quàng đỏ tài trợ hơn 30 triệu đồng làm đường dân sinh". Nội dung bài viết nêu rõ, trong chuyến đi trao quà cứu trợ lũ lụt cho bà con 3 huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang tháng 10/2013, nhóm Facebook báo Khăn quàng đỏ TP Hồ Chí Minh đã về thôn Yên Hội, xã Hương Thọ (Vũ Quang).
Chứng kiến cảnh người dân nơi đây rất vất vả, khó khăn khi vác cày, vác bừa, dắt trâu bò, mang giống lúa, phân bón men theo một lối mòn, vượt qua một quả đồi mới vào được cánh đồng để sản xuất, nhóm đã quyết định ủng hộ bà con xóm 7 (Yên Hội) hơn 30 triệu đồng để thuê máy xúc đào một con đường phục vụ người dân sản xuất.
Đáng chú ý, tin bài kèm một bức ảnh về con đường sau khi sửa chữa được mang một cái tên rất "kêu" - Đường Facebook.
Sau khi có sự hỗ trợ của nhóm thiện nguyện người dân xóm 7 Sơn Thọ sửa chữa đường vào thôn (ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Tuyến đường sau khi được sữa chữa được mang cái tên rất kêu - Đường Facebook (ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Sau khi báo Hà Tĩnh đăng tải, thông tin về con đường có cái tên "hợp thời đại" này lập tức thu hút sự chú ý của dư luận. Đã có nhiều ý kiến trái chiều về tên con đường, nhiều người cho rằng không nên vì một sự hỗ trợ nào đó về tài chính mà áp đặt cả chuyện tên đường ở địa phương được hỗ trợ.
Sáng ngày 12/10, PV Dân trí đã liên lạc với ông Nguyễn Thế Tiến - Chủ tịch UBND xã Hương Thọ - để kiểm chứng thông tin. Ông Thọ xác nhận, đúng là trong đợt lũ lụt vừa rồi có một nhóm người của báo Khăn Quàng Đỏ do thầy C. - một giáo viên THPT dạy trên địa bàn - nối kết đưa về hỗ trợ địa phương. "Họ có hỗ trợ bà con xóm 7 kinh phí sửa chữa con đường vào thôn. Còn chuyện đặt tên đường là không có, chính quyền xã không hề hay biết. Tôi cũng không biết Facebook là gì nên có biết hình ảnh về con đường được đặt tên đâu"- ông Tiến nói.
Ông Tiến cho biết, sẽ có ý kiến với thầy C. để làm sáng tỏ mọi việc.
Trao đổi với Dân trí, ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang cũng hết sức bất ngờ về con đường lạ nêu trên. "Tôi chưa được nghe về vấn đề này. Về nguyên tắc, muốn đặt tên cho một con đường phải được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt, sau đó huyện lại trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét. Nếu được các cấp thẩm quyền đồng ý bằng văn bản khi đó đường mới được đặt tên" - ông Trọng nói.
Ông Trọng cho biết, sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng trong huyện kiểm tra, nếu đúng như dư luận nêu huyện sẽ nghiêm túc xử lý.
Văn Dũng - Xuân Sinh
Theo Dantri
Sôi động ngày hội đua thuyền mừng Lễ Quốc khánh Sáng 2/9, hàng vạn người dân đã có mặt hai bên bờ sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) để cổ vũ cho màn chung kết lễ hội đua thuyền truyền thống mừng Tết Độc lập trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ sáng sớm, hàng vạn người dân từ khắp nơi ùn ùn tiến về thị trấn Kiến Giang...