Giật mình với “chợ mãng xà” ở Tam Nông
Gây ấn tượng mạnh cho những người mới đến Tam Nông (Đồng Tháp) trước hết phải kể đến rắn. Hàng trăm con rắn các loại nằm chen nhau nhung nhúc, quấn cuộn vào nhau, lóc nhóc vươn mình, ngóc đầu như muốn tìm đường thoát khỏi lồng.
Nhiều nhất là rắn bông súng, kế đế là hổ hành, ri voi, ri cá, rắn trun, rắn nâu… là những loài rắn rất thường gặp ở đồng ruộng, đầm lầy, sông nước ở ĐBSCL.
Người dân ở đây chỉ mua bán chủ yếu các loại rắn như: ri cá, ri voi, bông súng…
Rắn được trưng bày cho khách trên những bể kính với rất nhiều rắn sống đủ kích cỡ, từ loại rắn chỉ to bằng ngón tay. Bể kính có chiều dài gần 3m, cao khoảng 50cm và được chia thành nhiều ngăn.
Người dân ở đây chỉ mua bán chủ yếu các loại rắn như: ri cá, ri voi, bông súng… Mỗi ngăn để các con rắn có cùng kích thước chứ không phân loại rắn gì. Loại rắn to chừng trên 1 kg/con chỉ bán được cho các lái thương từ Sài Gòn đến mua.
Rất khó tưởng tượng rằng, một ngày một cửa hàng bán rắn ở đây bán được vài trăm ký rắn các loại, trong khi cái chợ này có cả chục hộ kinh doanh rắn như thế.
Loại rắn ri voi thì có giá từ 800.000 – 1 triệu đồng/kg tùy theo trọng lượng. Còn mấy loại rắn nước khác có giá từ 100.000 – 400.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Theo nhiều hộ kinh doanh rắn tại đây, nguồn rắn được đưa từ Campuchia qua cũng nhiều và từ người dân đi săn bắt quanh khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim cũng có. Cứ vào khoảng 4 – 5 giờ sáng, những chủ vựa rắn bắt đầu thu mua tấp nập và bán ngay sau đó cho các thương lái.
Người ta bảo rằng, về đồng bằng sông Cửu Long mà không biết đến những món khô nổi tiếng như: khô cá lóc, cá sặt, mắm cá trèn, mắm cá linh… thì coi như chưa biết đến vùng đất chín rồng. Tuy nhiên, ở Tam Nông lại có một món khô “độc nhất vô nhị” đó là món khô… rắn.
Hiện nay, món khô rắn được bán tại chợ Tam Nông với giá từ 350.000 đồng/kg khô thịt và 100.000 đồng/kg khô xương.
Một ngày vựa rắn ở tràm chim mua tới hàng trăm ký rắn từ khắp nơi đổ về, Do vậy, cũng có một phần rắn bị thương, bị ngộp không thể bán tươi được. Chính vì thế cách duy nhất để gỡ vốn đó là chế bến thành khô rắn. Để có được một ký khô rắn, phải cần đến 10 ký rắn tươi
Rắn bị chết, được người ta chế biến theo cách lột da lấy thịt và xương đem ướp muối. Sau đó phơi nắng và công đoạn cuối cùng là tẩm ướp gia vị, sấy khô. Còn phần da rắn sẽ bán lại cho các cơ sở sản xuất phân bón và làm thức ăn cho cá.
Hiện nay, món khô rắn được bán tại chợ Tam Nông với giá từ 350.000 đồng/kg khô thịt và 100.000 đồng/kg khô xương.
Theo những thương lái ở đây, số lượng khô rắn làm ra không nhiều. Tính sơ sơ mỗi tuần chỉ làm được 50 – 60kg khô nên có bao nhiêu là bán hết luôn. Thịt khô rắn ngọt, vừa dai, vừa mềm rất dễ chiều lòng thực khách.
Thiên nhiên lại “ban tặng” cho người dân Tam Nông những sản vật như: rắn, rùa, lươn, ếch, cá, chim… Mùa nước nổi, người dân đi săn bắt rắn, rùa một đêm, có người kiếm được gần 2 triệu đồng là chuyện bình thường.
Khai thác mãi rồi cũng cạn kiệt,hy vọng một ngày không xa, Tràm Chim sẽ không còn phải chứng kiến cảnh mua bán tấp nập động vật hoang dã ở cái chợ huyện vốn sầm uất như thế này nữa.
Minh Phan (Tổng hợp)
Theo Dantri
Nhiều máy bay bị hư hỏng vì... chim
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 11 sự cố máy bay do bị chim va đập. Hậu quả là vì chim mà máy bay bị hư hỏng, uy hiếp an toàn bay và gây ra tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến của các hãng.
Chim va đập gây nguy hiểm cho an toàn bay (ảnh minh họa)
Theo số liệu thống kê, những sự cố máy bay bị chim va đập xảy ra ở các cảng hàng không Pleiku, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Vinh, Rạch Giá.
Cục Hàng không cho biết, sau mỗi sự cố chim va đập, hậu quả để lại là làm hư hỏng máy bay, uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến của các hãng hàng không, gây thiệt hại kinh tế cho các hãng hàng không.
Trong văn bản mới nhất đề cập đến việc khắc phục tình trạng chim hoạt động trong Cảng hàng không và sân bay, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phân công nhiệm vụ cho bộ phận, cán bộ cụ thể theo dõi công tác kiểm soát chim và động vật hoang dã tại các cảng hàng không, sân bay (có thể thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm), tổ chức tập huấn, huấn luyện, đào tạo kiến thức về kiểm soát chim và động vật hoang dã cho cán bộ, nhân viên được phân công đảm nhiệm công tác này.
Theo đó, Tổng Công ty Cảng hàng không phải nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị, phương tiện xua đuổi chim cho các cảng hàng không, sân bay trên cơ sở thực tế của từng cảng hàng không, sân bay (căn cứ vào loại chim, mùa di cư của chim), như: Thiết bị xua đuổi chim bằng âm thanh, bẫy chim...
Để hạn chế, ngăn chặn các sự cố do chim gây ra uy hiếp đến an toàn hoạt động của tàu bay tại các cảng hàng không, sân bay, các biện pháp, giải pháp kiểm soát chim, tập trung khảo sát, đánh giá các khu vực môi trường có khả năng thu hút chim về sinh sống như nguồn nước, nguồn thức ăn, cây xanh, cây ăn quả... Xây dựng, triển khai thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm hạn chế nguồn nước, nguồn thức ăn của chim. Xác định mùa chim di cư, mùa chim sinh sản trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Xây dựng, triển khai các biện pháp, cách thức xua đuổi chim phù hợp.
Ngoài ra, Cục Hàng không yêu cầu đơn vị liên quan lập sổ ghi chép các nội dung kiểm tra về công tác kiểm soát chim trong khu vực cảng hàng không, sân bay, cụ thể về thời gian kiểm tra, thành phần kiểm tra, nội dung kiểm tra, khu vực kiểm tra, những phát hiện bất thường trong quá trình kiểm tra, các kiến nghị cần thiết để hạn chế chim sinh sống trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
Các hãng hàng không và Công ty bay dịch vụ hàng không cần thông báo kịp thời về các sự cố do chim gây ra, tình hình hoạt động của chim được phát hiện khi thực hiện các chuyến bay tại cảng hàng không, sân bay...
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam báo cáo kết quả thực hiện về Cục trước ngày 31/8.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Dân chơi Hà Nội bỏ chục nghìn đô mua "đại bàng hoàng kim" Là chim săn mồi độc nhất ở Việt Nam có xuất xứ từ Mông Cổ, "đại bàng hoàng kim" được trả giá tới 250 triệu đồng. Ngày 1/6, nhiều người không khỏi hiếu kỳ trước buổi tụ họp của các "dân chơi" chim săn mồi ở Hà Nội. Những loài chim được mang đến đều được huấn luyện kỹ lưỡng từ khắp các...