Giật mình vì thông gia chia sẻ chuyện ‘mua gái lựa dòng’
Tôi giật mình về những chia sẻ của chị. Chị có ích kỷ không? Những đứa trẻ khuyết cha hoặc mẹ, vốn đã thiệt thòi, lẽ ra phải được đón nhận kiểu bao dung mới phải.
Trước ngày con đi lấy chồng, chị sui tương lai hẹn tôi cà phê chuyện trò. Hôm ấy, chị nói vui “Chúng ta gọi nhau bằng “chị sui”, nghe khách sáo quá. Sui gia là dính dáng chuyện con cái; còn hôm nay cafe, mình xem nhau như bạn nhé”.
“Bạn ấy” bằng tuổi tôi, 53 tuổi, vẫn rất duyên dáng, suy nghĩ cũng rất thoáng, đại khái là “Yên tâm đi, tui cũng có con gái đi lấy chồng mà. Con cái thiếu sót chỗ nào, mình góp ý chỉ dạy. Nhưng tui thích nhất là con dâu tui đang có một gia đình hạnh phúc, ba mẹ không ly hôn, ấy là điều quan trọng nhất đối với tui”.
Chúng tôi ngồi nói chuyện như những người bạn. (Ảnh minh họa)
Mấy lời chị sui nói, làm tôi giật mình, bởi vì tôi cũng từng có ý định ly hôn chồng, khi ấy con tôi đang học lớp 9.
Chuyện cũ, chồng tôi là người có lỗi, nhưng anh bằng mọi giá hàn gắn, còn nhờ người thân hai bên gia đình vun đắp vào, cuối cùng tôi cũng xiêu lòng.
Ngày ấy tôi nghĩ, ngoại tình là tội không thể tha thứ. Tôi tự chủ tài chính, chuyện đơn thân nuôi con không thành vấn đề, con không cha cũng chẳng sao, miễn sao tôi thoát khỏi con người bội bạc đó.
Sau này nguôi ngoai, thấy suýt chút nữa tôi đánh mất hạnh phúc. Và thấy, chồng tôi luôn coi gia đình là trên hết, chẳng gì có thể đánh đổi hạnh phúc chính đáng ấy. Mọi quan hệ bên ngoài, về nhà, chồng tôi quăng ngoài ngõ. Việc tôi phát hiện anh có bồ, chỉ là sự tình cờ.
Video đang HOT
Tôi từng nghĩ, ngoại tình là tội không thể tha thứ. (Ảnh minh họa)
Nếu ngày ấy chúng tôi ly hôn, thì hôm nay, chưa chắc chị sui tương lai chấp nhận con gái tôi. Tôi hiểu nỗi lòng chị sui, chị sợ con dâu đi trên vết xe đổ của ba mẹ, sợ con trai chị không hạnh phúc. Chị có quyền sợ.
Một người phụ nữ hiện đại, mọi suy nghĩ đều thoáng, nhưng nếp nhà thì chị ưu tiên gìn giữ. Chị bảo, ly hôn chẳng có gì xấu, nhưng cưới một nàng dâu mà gia đình cô ấy hạnh phúc, thì mình cảm thấy “sướng”, an toàn, và hãnh diện hơn.
Tôi cảm thấy giật mình về những chia sẻ của chị. Chị có ích kỷ không? Những đứa trẻ khuyết cha hoặc mẹ, vốn đã thiệt thòi, lẽ ra phải được đón nhận kiểu bao dung mới phải.
Có khi những đứa trẻ ấy lại giỏi giang, mạnh mẽ, nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc để bù đắp thiệt thòi bản thân, và giữ gìn hạnh phúc cho con cái sau này. Nhưng tôi lại nghĩ, chị nói vậy, có thể là lời nhắn gửi con gái tôi phải noi gương cha mẹ trong việc giữ gìn tổ ấm.
Chuyện xưa của tôi, giờ tôi đã quên hết. Chồng tôi sau lần ấy đã sống rất tốt, đến nỗi tôi nghĩ, ngày ấy nếu mình ly hôn, thì cuộc sống hôm nay tẻ nhạt biết chừng nào, hạnh phúc của tôi ngắn ngủi vậy sao?
Sau lần đó, gặp bất cứ rắc rối nào, tôi đều biết cân nhắc, không nóng vội. Phụ nữ cần một chút vị tha, lòng thấy nhẹ nhõm, mọi chuyện trở nên dễ giải quyết hơn.
Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng mong con mình có cuộc sống hạnh phúc. (Ảnh minh họa)
Sau buổi cà phê hôm nay, tôi về sẽ truyền đạt nội dung cuộc nói chuyện với con. Dù sao, gìn giữ tổ ấm vẫn là ưu tiên một trên hành trình chinh phục hạnh phúc.
Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn con mình có cuộc sống hạnh phúc với người mà con lựa chọn. Tôi tin rằng, con gái tôi sẽ tự hào khi con đầy đủ cha mẹ. Đó là món quà vô giá chúng tôi tặng con nhân ngày con chuẩn bị lấy chồng.
Theo phunuonline.com.vn
Muốn chồng 'nghe lời', đừng đôi co, to tiếng
Chồng tôi hút thuốc trở lại sau 10 năm từ bỏ. Tôi đã tìm mọi cách để khuyên chồng nhưng đều thất bại cho đến khi tôi biết chuyện gì đã xảy ra.
Chồng tôi đã bỏ thuốc lá hơn 10 năm nhưng gần đây tôi phát hiện anh hút lại. Tôi đã làm ầm ĩ lên nhưng anh thở dài mệt mỏi bảo: "Em không chịu hiểu cho anh". Tôi không biết mình phải hiểu điều gì khi anh nói do áp lực công việc nên mới giải tỏa bằng cách hút thuốc.
Tôi nghĩ đó không phải là lý do chính đáng mà đơn giản anh đã bắt đầu lại một thói quen không đáng có. Trước mặt tôi, anh không hút nhưng vẫn lén lút sau lưng. Thỉnh thoảng, tôi phát hiện vài mẫu thuốc lá trong túi áo hoặc mùi thuốc qua hơi thở.
Tôi hoang mang khi chồng hút thuốc trở lại. (Ảnh minh họa)
Mỗi lần như thế, tôi đều nổi giận và nói năng khá nặng nề. Bởi anh đã hứa sẽ không hút nữa nhưng vẫn làm ngược lại. Nhưng tôi càng nói anh càng im lặng và hút nhiều hơn.
Tôi còn đem chuyện con cái để gây áp lực cho anh. Lúc đó, chúng tôi đang lên kế hoạch sinh con thứ hai và tôi tuyên bố, nếu anh không chịu bỏ thuốc, tôi sẽ không sinh nữa.
Nhưng cuối cùng tôi đành bất lực vì bất chấp tôi nói thế nào, anh vẫn hút như thường, thậm chí công khai trước mặt tôi. Có lần, tôi đã giận dữ giật điếu thuốc trên tay anh ném xuống đất trước mặt nhiều người. Theo lời khuyên của một vài người bạn, tôi cần ngăn cản anh càng sớm càng tốt, trước khi anh chuyển sang nghiện sẽ khó cai.
Tôi nhận thấy, việc dùng lời nói sẽ không hiệu quả vì dường anh không để tâm. Khi tôi tức giận, anh chỉ im lặng nhưng vẫn hút đều đều. Thế nên, tôi đã chuyển sang phương án khác.
Tôi tải trên mạng về những bài báo nói về tác hại của thuốc lá. Tôi in màu ra và treo ở phòng ngủ, phòng tắm và ở cầu thang. Tiếp đến tôi viết những tờ giấy nhắn nhỏ bỏ vào túi quần túi áo của chồng.
Nếu anh đi công tác thì bỏ vào vali. Nội dung xoay quanh suy nghĩ của tôi về chuyện anh hút thuốc trở lại. Tôi viết rất nhẹ nhàng, không hề trách móc hay ra điều kiện nhưng đều có chung một tâm trạng buồn và thất vọng.
Ngoài những việc đó ra, tôi không hề đả động gì đến chuyện hút thuốc bằng lời nói. Và việc làm đó rất hiệu quả, gần một tháng sau, anh không còn hút thuốc nữa. Khi đó, tôi mới hỏi chuyện chồng, anh mới bảo: "Nghe em nói anh bực lắm nhưng đọc em viết thì anh lại suy nghĩ nhiều".
T ôi hiểu không phải việc gì cũng có thể giải quyết bằng lời nói. (Ảnh minh họa)
Tất nhiên, tôi biết anh đã phải cố gắng rất nhiều khi mua kẹo cao su nhai hoặc súc miệng bằng nước chống nghiện thuốc. Nhưng chính anh thừa nhận những lời tâm tình của vợ đã giúp anh có động lực để có quyết tâm bỏ thuốc.
Còn khi tôi cằn nhằn nặng lời anh lại phớt lờ cho qua và không muốn quan tâm. Thậm chí, anh còn xem việc hút thuốc để "trêu tức" vợ. Qua chuyện này, tôi mới nhận ra rằng, chẳng phải việc gì cũng có thể giải quyết được bằng lời nói.
Đối với đàn ông, nếu đụng vào tự ái của họ sẽ phản tác dụng trong mọi việc. Bởi thế, trong nhiều trường hợp, người vợ cần lựa chọn phương án nhẹ nhàng "mưa dần thấm lâu" mới có hiệu quả. Chứ khăng khăng bắt chồng làm theo ý muốn của mình ngay thì dễ bị thất bại.
Theo phunuonline.com.vn
Nhờ lên trông cháu nhưng mẹ chồng đi vào than ốm đi ra kêu đau, nàng dâu chỉ biết khóc ròng Cả tháng nay dù mang tiếng có mẹ chồng lên chăm cháu nhưng Hạnh luôn ở trong trạng thái tất bật gấp đôi những mẹ bỉm sữa khác.Nguyên nhân là bởi ngày nào bà cũng than đau cái này, ốm cái nọ khiến cô vô cùng căng thẳng. Hạnh và Đức kết hôn được hơn 3 năm nay. Cả hai đều là dân...